Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Nguyễn Trang |

Bạn đọc có email phamthuyx@xx hỏi: Công ty tôi mới bổ nhiệm một người nước ngoài là người đại diện theo pháp luật. Điều kiện để được cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài này thế nào và trình tự thực hiện ra sao?

Luật gia Nguyễn Thị Trang, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định điều kiện cấp giấy phép lao động như sau:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

4. Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

5. Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Khoản 1 và Khoản 3 Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định trình tự cấp giấy phép lao động như sau:

1. Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

Khoản 2 Điều 12 Nghị định 11/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 11 Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định như sau: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Nguyễn Trang
TIN LIÊN QUAN

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động thế nào?

Nguyễn Trang |

Bạn đọc có email duybaox@xx hỏi: Tôi làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 24 tháng. Mấy tháng nay, công ty thường xuyên trả chậm lương. Tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng để tìm chỗ làm mới. Trường hợp của tôi có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp nước ngoài có được kinh doanh bất động sản?

Nguyễn Trang |

Bạn đọc có email viettuanx@xx hỏi: Tôi có người bạn nước ngoài, định thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài để kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức như doanh nghiệp Việt Nam không?

Luật “bỏ lửng” khiến người lao động thiệt thòi

Nam Dương |

Trong email gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhờ tư vấn, bạn đọc Minh Đức có email minhducxxx@gmail.com viết: Tôi ký hợp đồng thử việc 2 tháng với công ty. Hết thời gian thử việc, công ty không nói gì và tôi vẫn làm việc cho công ty bình thường.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động thế nào?

Nguyễn Trang |

Bạn đọc có email duybaox@xx hỏi: Tôi làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 24 tháng. Mấy tháng nay, công ty thường xuyên trả chậm lương. Tôi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng để tìm chỗ làm mới. Trường hợp của tôi có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp nước ngoài có được kinh doanh bất động sản?

Nguyễn Trang |

Bạn đọc có email viettuanx@xx hỏi: Tôi có người bạn nước ngoài, định thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài để kinh doanh bất động sản tại Việt Nam. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức như doanh nghiệp Việt Nam không?

Luật “bỏ lửng” khiến người lao động thiệt thòi

Nam Dương |

Trong email gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhờ tư vấn, bạn đọc Minh Đức có email minhducxxx@gmail.com viết: Tôi ký hợp đồng thử việc 2 tháng với công ty. Hết thời gian thử việc, công ty không nói gì và tôi vẫn làm việc cho công ty bình thường.