Có xử lý hình sự người đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật?

nam dương |

Tôi bị người trong công ty hành hung, gây thương tích và tổn thất tinh thần. Mới đây, công ty gửi email thông báo đơn phương chấm dứt HĐLĐ với tôi.

Tôi có thể khởi kiện công ty về vi phạm trách nhiệm đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng của người lao động tại nơi làm việc không? Tôi có thể khởi kiện công ty về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) không? Tôi có thể yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với với hành vi sa thải người lao động trái pháp luật không?

Trên đây là nội dung câu hỏi của bạn đọc có email hoangtrongxxx@xx gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhờ tư vấn.

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điểm a, Khoản 2, Điều 7 Luật An toàn – Vệ sinh Lao động quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây: Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Điều 38 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của bộ luật này (sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động).

Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Do công ty mới thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chứ không phải sa thải (sa thải là một hình thức kỷ luật lao động, phải được tuân thủ theo trình tự luật định), đồng thời bạn phải chứng minh được hậu quả nghiêm trọng xảy ra hoặc người ra quyết định sa thải vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; do đó theo quan điểm của chúng tôi, bạn không thể yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn. Còn nếu cho rằng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn là trái luật, bạn có thể khởi kiện công ty ra tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở hoặc nơi bạn cư trú.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

nam dương
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất không đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công nhân

Linh Nguyên |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, người lao động (NLĐ) nhiều ngành, nghề phải đối diện với khó khăn. Với NLĐ ngành Đường sắt thì khó khăn lại chồng khó khăn vì tình trạng phải hoãn hợp đồng lao động kéo theo các hệ lụy khác.

Có phải làm đủ 45 ngày trước khi chấm dứt HĐLĐ không?

nam dương |

Bạn đọc có email hungvanxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và đã xin nghỉ việc. Tôi có phải làm đủ 45 ngày báo trước rồi mới được nghỉ việc không?

Không làm đủ 45 ngày báo trước có phải là chấm dứt HĐLĐ trái luật?

nam dương |

Bạn đọc có email thunxxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và làm đơn xin nghỉ việc có báo trước 45 ngày theo quy định. Do đã nghỉ hết phép nên trong 45 ngày báo trước, tôi có xin nghỉ không phép 2 ngày và được tổ trưởng đồng ý. Đến nay công ty nói tôi không làm đủ 45 ngày báo trước nên cho rằng, tôi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và không trả trợ cấp thôi việc cho những năm không đóng bảo hiểm thất nghiệp. Công ty làm vậy có đúng không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đề xuất không đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công nhân

Linh Nguyên |

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, người lao động (NLĐ) nhiều ngành, nghề phải đối diện với khó khăn. Với NLĐ ngành Đường sắt thì khó khăn lại chồng khó khăn vì tình trạng phải hoãn hợp đồng lao động kéo theo các hệ lụy khác.

Có phải làm đủ 45 ngày trước khi chấm dứt HĐLĐ không?

nam dương |

Bạn đọc có email hungvanxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và đã xin nghỉ việc. Tôi có phải làm đủ 45 ngày báo trước rồi mới được nghỉ việc không?

Không làm đủ 45 ngày báo trước có phải là chấm dứt HĐLĐ trái luật?

nam dương |

Bạn đọc có email thunxxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn và làm đơn xin nghỉ việc có báo trước 45 ngày theo quy định. Do đã nghỉ hết phép nên trong 45 ngày báo trước, tôi có xin nghỉ không phép 2 ngày và được tổ trưởng đồng ý. Đến nay công ty nói tôi không làm đủ 45 ngày báo trước nên cho rằng, tôi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và không trả trợ cấp thôi việc cho những năm không đóng bảo hiểm thất nghiệp. Công ty làm vậy có đúng không?