Chậm trở lại làm việc sau Tết có thể bị chấm dứt HĐLĐ

Nam Dương |

Xin hỏi, nếu người lao động trở lại làm việc sau Tết không đúng thời hạn,  doanh nghiệp có được quyền chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà không cần phải báo trước hay không? Bạn đọc có email hoanghanhxxx@gmail.com gửi email đến Báo Lao Động hỏi.

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

2. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn;

b) ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) ít nhất 03 ngày làm việc đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ như sau:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo HĐLĐ đã giao kết nếu HĐLĐ còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Như vậy, nếu người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên hoặc người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không phải báo trước cho người lao động

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Chỉ còn 3 loại công việc ký HĐLĐ trong cơ quan Nhà nước từ 22.2

Phương Minh |

Từ ngày 22.2.2023 - Nghị định 111/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực và thay thế Nghị định 68, theo đó, có 3 loại công việc thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong cơ quan Nhà nước.

Lương trong HĐLĐ thấp hơn quy định, xử lý thế nào?

nam dương |

Bạn đọc có email dantocxxx@gmail.com gửi email đến Báo Lao Động hỏi: Tôi và công ty ký HĐLĐ trong đó có tiền lương thấp hơn quy định. Sau một thời gian thực hiện, mới phát hiện điều này. Xin hỏi, cần phải xử lý việc này thế nào?

Người lao động xin nghỉ việc, công ty có phải bồi thường HĐLĐ?

Nam Dương |

Công ty chuyển tôi đến làm việc tại địa điểm mới. Tôi không đồng ý nên đã xin nghỉ việc. Xin hỏi, công ty có phải bồi thường do chấm dứt HĐLĐ với tôi không? Bạn đọc có email dadungxxx@gmail.com gửi email đến Báo Lao Động hỏi.

Gần 1.200 công nhân bị chấm dứt HĐLĐ do công ty không có đơn hàng

Nam Dương - Phương Ngân |

TPHCM - Do ảnh hưởng tình hình kinh tế, Công ty THHH Tỷ Hùng (Quận Bình Tân, TPHCM) không có đơn hàng sản xuất nên phải chấm dứt hợp đồng lao động với 1.185 công nhân.

Báo nước ngoài gợi ý 10 điểm du lịch tuyệt nhất Việt Nam ngoài Hà Nội

Mộc Anh |

"Việt Nam còn nhiều điều thú vị hơn thủ đô Hà Nội để khách du lịch tò mò, trải nghiệm những điều bất ngờ của phương Đông" - Chuyên trang du lịch The Travel chia sẻ.

Hà Nội: Nguyên nhân đường trăm tỉ thông xe nhưng vẫn tối om

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Hệ thống chiếu sáng ở đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài khi trời tối chỉ được bật rải rác khiến người dân di chuyển gặp nhiều khó khăn.

Đại tá Trần Văn Toản làm Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an

DUY TUẤN |

Đại tá Trần Văn Toản, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an.

Công an làm việc với một bị hại liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 20.3, Công an TP Hồ Chí Minh đã mời bà Đinh Thị Lan (sinh năm 1976, ngụ quận Gò Vấp) liên quan vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương).

Chỉ còn 3 loại công việc ký HĐLĐ trong cơ quan Nhà nước từ 22.2

Phương Minh |

Từ ngày 22.2.2023 - Nghị định 111/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực và thay thế Nghị định 68, theo đó, có 3 loại công việc thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong cơ quan Nhà nước.

Lương trong HĐLĐ thấp hơn quy định, xử lý thế nào?

nam dương |

Bạn đọc có email dantocxxx@gmail.com gửi email đến Báo Lao Động hỏi: Tôi và công ty ký HĐLĐ trong đó có tiền lương thấp hơn quy định. Sau một thời gian thực hiện, mới phát hiện điều này. Xin hỏi, cần phải xử lý việc này thế nào?

Người lao động xin nghỉ việc, công ty có phải bồi thường HĐLĐ?

Nam Dương |

Công ty chuyển tôi đến làm việc tại địa điểm mới. Tôi không đồng ý nên đã xin nghỉ việc. Xin hỏi, công ty có phải bồi thường do chấm dứt HĐLĐ với tôi không? Bạn đọc có email dadungxxx@gmail.com gửi email đến Báo Lao Động hỏi.

Gần 1.200 công nhân bị chấm dứt HĐLĐ do công ty không có đơn hàng

Nam Dương - Phương Ngân |

TPHCM - Do ảnh hưởng tình hình kinh tế, Công ty THHH Tỷ Hùng (Quận Bình Tân, TPHCM) không có đơn hàng sản xuất nên phải chấm dứt hợp đồng lao động với 1.185 công nhân.