Các hành vi bạo lực gia đình giữa những người sống chung như vợ chồng

nguyễn thuý |

Bạn đọc có email tamtamxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, thế nào là hành vi bạo lực gia đình giữa những người sống chung như vợ chồng?

Luật gia Nguyễn Thị Thúy, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 3, Nghị định số 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình (có hiệu lực từ 25.12.2023) quy định về hành vi bạo lực gia đình áp dụng với những người sống chung như vợ chồng như sau:

1. Hành vi quy định tại các điểm a, b, c, k và m khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn.

3. Cô lập, giam cầm.

4. Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

5. Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực.

6. Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

7. Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

8. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

9. Bỏ mặc, không quan tâm.

10. Cưỡng ép, cản trở kết hôn.

11. Cưỡng ép học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần.

Điểm a, b, c, k, m, Khoản 1, Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về các hành vi bạo lực gia đình như sau:

1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực

m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

Như vậy, các hành vi bạo lực gia đình giữa những người sống chung như vợ chồng được quy định như trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi:

tuvanphapluat@laodong.com.vn để được trả lời.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

nguyễn thuý
TIN LIÊN QUAN

Không ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình bị phạt như thế nào?

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill lanphuongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, phân biệt đối xử về giới tính của của thành viên trong gia đình có phải là hành vi bạo lực gia đình không? Người cố ý không ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình thì bị phạt như thế nào?

Chồng không chăm sóc vợ đang mang thai có phải là bạo lực gia đình?

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill thulan97xxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang mang thai đến tháng thứ 7, nhưng bị chồng bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc. Xin hỏi, đây có phải là hành vi bạo lực gia đình không?

Lời khuyên chữa lành vết thương do bạo lực gia đình

Hương Lê |

Bạo lực gia đình không chỉ đơn thuần là vết thương cơ thể mà ẩn sâu là nỗi đau tinh thần khó nguôi ngoai.

Cán bộ công đoàn dấn thân vì người lao động

Nam Dương |

TPHCM - Những ngày này, chúng tôi lại có dịp ôn lại những kỷ niệm về quãng thời gian dịch COVID-19 bùng phát tại TPHCM gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm, đời sống của NLĐ. Trong những câu chuyện đó, sự dấn thân của đội ngũ cán bộ công đoàn (CĐ) để chăm lo cho đoàn viên, NLĐ như một dấu mốc ấn tượng trong thời kỳ đầy khó khăn, khắc nghiệt.

Xem xét, chưa thông qua Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi tại kỳ họp thứ 6

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, việc Quốc hội xem xét, chưa thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 là hết sức cần thiết để các cơ quan có đủ thời gian nghiên cứu rà soát, kỹ lưỡng, thận trọng dự thảo luật.

Phó Chủ tịch huyện vận động, hàng chục hộ dân bàn giao mặt bằng

QUANG ĐẠI |

Hàng chục hộ dân xã Diễn Phúc (huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã đồng ý bàn giao mặt bằng cho dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 sau khi được lãnh đạo huyện, xã trực tiếp tuyên truyền vận động.

Sẽ giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, tiệm cận tuổi nghỉ hưu

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trước mắt Chính phủ đề xuất với Quốc hội giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 và sẽ tiếp tục giảm dần, tiến tới tiệm cận tuổi nghỉ hưu.

Loay hoay xử lý tài sản công trị giá 516 tỉ đồng bỏ hoang sau sáp nhập

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Sau sáp nhập huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), hàng loạt trụ sở làm việc được Nhà nước đầu tư xây dựng trị giá khoảng 516 tỉ đồng bị bỏ hoang, gây lãng phí rất lớn. Gần 4 năm nay, Quảng Ngãi đã nỗ lực để xử lý, tháo gỡ nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Không ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình bị phạt như thế nào?

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill lanphuongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, phân biệt đối xử về giới tính của của thành viên trong gia đình có phải là hành vi bạo lực gia đình không? Người cố ý không ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình thì bị phạt như thế nào?

Chồng không chăm sóc vợ đang mang thai có phải là bạo lực gia đình?

thu thuỷ |

Bạn đọc có emaill thulan97xxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang mang thai đến tháng thứ 7, nhưng bị chồng bỏ mặc, không quan tâm, không chăm sóc. Xin hỏi, đây có phải là hành vi bạo lực gia đình không?

Lời khuyên chữa lành vết thương do bạo lực gia đình

Hương Lê |

Bạo lực gia đình không chỉ đơn thuần là vết thương cơ thể mà ẩn sâu là nỗi đau tinh thần khó nguôi ngoai.