Bỗng dưng có sổ bảo hiểm xã hội, phải làm sao?

Nam Dương |

Bạn đọc có email caoanhx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Trước khi nhập ngũ tôi không tham gia bảo hiểm xã hội. Sau khi xuất ngũ tôi về địa phương, tôi đi làm. Công ty muốn đóng bảo hiểm xã hội nhưng không được sổ mới nên vẫn đóng vào số sổ cũ và nói tôi đã có sổ bảo hiểm xã hội. Tôi không biết sổ bảo hiểm xã hội của tôi ở đâu mà có?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền của ng­ười lao động như sau:

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của luật này.

2. Đ­ược cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lư­ơng h­ưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. H­ưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lư­ơng hư­u;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Uỷ quyền cho ngư­ời khác nhận lư­ơng h­ưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu ngư­ời sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi không thể biết được sổ bảo hiểm xã hội do đâu bạn có. Do đó bạn có thể yêu cầu công ty hoặc đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đang đóng bảo hiểm xã hội cho bạn yêu cầu cung cấp thông tin theo quy định tại Khoản 2, Khoản 7 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nói trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Giám đốc công ty có quyền đến đâu?

đặng nụ |

Bạn đọc có email thuthuyx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi không phải là thành viên góp vốn mà chỉ được thuê làm giám đốc của một công ty TNHH hai thành viên trở lên.  Tôi có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty không?

Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động do dịch bệnh?

phạm hằng |

Bạn đọc có email hoangocx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty tôi. Hiện tại, tôi không còn khả năng trả lương cho người lao động. Tôi có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hay không?

Khi nào được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động?

phương dung |

Bạn đọc có địa chỉ tunglam9x@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Năm 2016, bố tôi được giám định mức suy giảm khả năng lao động là 30%, đã nhận trợ cấp một lần. Đến nay bố tôi có dấu hiệu tái phát. Gia đình tôi có được yêu cầu giám định lại mức suy giảm khả năng lao động của bố tôi hay không? Nếu mức suy giảm trên 31% bố tôi sẽ được hưởng trợ cấp như thế nào?

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Giám đốc công ty có quyền đến đâu?

đặng nụ |

Bạn đọc có email thuthuyx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi không phải là thành viên góp vốn mà chỉ được thuê làm giám đốc của một công ty TNHH hai thành viên trở lên.  Tôi có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty không?

Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động do dịch bệnh?

phạm hằng |

Bạn đọc có email hoangocx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty tôi. Hiện tại, tôi không còn khả năng trả lương cho người lao động. Tôi có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hay không?

Khi nào được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động?

phương dung |

Bạn đọc có địa chỉ tunglam9x@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Năm 2016, bố tôi được giám định mức suy giảm khả năng lao động là 30%, đã nhận trợ cấp một lần. Đến nay bố tôi có dấu hiệu tái phát. Gia đình tôi có được yêu cầu giám định lại mức suy giảm khả năng lao động của bố tôi hay không? Nếu mức suy giảm trên 31% bố tôi sẽ được hưởng trợ cấp như thế nào?