Trung Quốc vẫn mua nhiều khí đốt dù khủng hoảng năng lượng tạm lắng

Thanh Hà |

Trung Quốc vẫn đẩy nhanh việc mua khí đốt dù khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã lắng xuống.

Chính phủ Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước ký các hợp đồng mua khí đốt dài hạn, thậm chí đầu tư vào các cơ sở xuất khẩu, nằm củng cố an ninh năng lượng cho đến giữa thế kỷ này, theo những nguồn tin của Bloomberg từng có các cuộc gặp gỡ với những nhà hoạch định chính sách.

Trung Quốc đang trên đà trở thành nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới trong năm 2023. Năm nay cũng là năm thứ ba liên tiếp các doanh nghiệp Trung Quốc đồng ý mua nhiều LNG trên cơ sở dài hạn hơn bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào, theo dữ liệu mà Bloomberg thu thập.

Trung Quốc đang nỗ lực tránh tình trạng thiếu năng lượng trong tương lai đồng thời tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các hợp đồng LNG dài hạn được đánh giá là rất hấp dẫn bởi có giá tương đối ổn định hơn so với thị trường giao ngay.

Toby Copson - trưởng bộ phận tư vấn và thương mại toàn cầu của Trident LNG ở Thượng Hải - chỉ ra: “An ninh năng lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Có nguồn cung dồi dào trong danh mục đầu tư giúp nước này kiểm soát biến động trong tương lai. Tôi cho rằng sẽ còn nhiều biện pháp hơn nữa".

Theo Bloomberg, những nỗ lực thương thảo sẽ giúp củng cố các dự án xuất khẩu toàn cầu, củng cố vai trò của nhiên liệu vận chuyển bằng đường biển. Và khi các nhà cung cấp chuyển sang thu hút các nhà nhập khẩu Trung Quốc, ảnh hưởng của Bắc Kinh trên thị trường sẽ tăng lên.

Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy các hợp đồng dài hạn từ năm 2021. Năm ngoái, nhập khẩu của Trung Quốc giảm do nhu cầu yếu hơn khi nước này siết chặt các quy định ngừa COVID-19. Sau đó, khách hàng ở Trung Quốc có thêm động lực mua năng lượng khi Nga cắt dòng khí đốt sang châu Âu.

Một phần trong nỗ lực thúc đẩy an ninh năng lượng của Trung Quốc là đa dạng hóa nhập khẩu giữa các quốc gia khác nhau.

Một số nhà nhập khẩu khác, bao gồm Ấn Độ, cũng đang tìm cách ký kết nhiều thỏa thuận hơn để tránh tình trạng thiếu hụt trong tương lai và hạn chế sự phụ thuộc vào hàng giao ngay.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang chốt các hợp đồng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Cho đến nay, 33% khối lượng LNG dài hạn được ký kết với Trung Quốc, theo tính toán của Bloomberg.

Tháng trước, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc ký thỏa thuận 27 năm với Qatar và nắm giữ cổ phần trong dự án mở rộng quy mô lớn của nhà xuất khẩu này. Trong khi đó, ENN Energy Holdings đã ký hợp đồng kéo dài hàng thập kỷ với nhà phát triển Cheniere Energy Inc của Mỹ. Việc cung cấp với 2 hợp đồng dự kiến bắt đầu năm 2026.

Nhiều thỏa thuận khác đang được thương thảo từ Singapore đến Houston, Mỹ. Các công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, bao gồm Cnooc và Sinopec đang thảo luận với Mỹ, trong khi các công ty nhỏ hơn như Tập đoàn năng lượng tỉnh Chiết Giang và Tập đoàn khí đốt Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm các thỏa thuận, theo nhiều nguồn tin của Bloomberg.

Các nhà giao dịch tiết lộ, Qatar đang đàm phán với một số khách mua Trung Quốc về những hợp đồng mua bán có thể kéo dài hơn 20 năm. Sinopec là một trong số các công ty đang đàm phán để đầu tư vào phát triển khí đốt ở Saudi Arabia. Thoả thuận này có thể bao gồm xây dựng các cơ sở để xuất khẩu nhiên liệu.

Các thoả thuận nhằm cung cấp năng lượng cho hàng chục cảng nhập khẩu mới dự kiến xây dựng khắp các đô thị ven biển của Trung Quốc trong thập kỷ này.

Theo nhà tư vấn Rystad Energy của Na Uy, nhập khẩu LNG của Trung Quốc có thể tăng lên tới 138 triệu tấn vào năm 2033, gấp đôi mức hiện tại.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc nắng nóng như lò lửa

Song Minh |

Trung Quốc đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, với nền nhiệt độ cao kỷ lục.

Dấu ấn kỷ lục mới của đập Tam Hiệp Trung Quốc

Ngọc Vân |

Sản lượng hàng hóa đi qua âu tàu đập Tam Hiệp đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm 2023.

Động lực từ nhà máy thuỷ điện lớn thứ 2 Trung Quốc sau đập Tam Hiệp

Thanh Hà |

Đường dây truyền tải điện siêu cao áp một chiều (UHVDC) 800 kV giữa nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than và tỉnh Chiết Giang gần đây được đưa vào vận hành hết công suất, đánh dấu một dự án quan trọng khác trong chương trình truyền tải điện từ tây sang đông của Trung Quốc.

Kết luận thanh tra xác định Prudential tính phí không chính xác hơn 112.000 hợp đồng bảo hiểm

ĐÌNH TRƯỜNG |

Kết luận thanh tra chuyên đề của Bộ Tài chính tại Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential (Việt Nam) chỉ ra, doanh nghiệp này tính phí bảo hiểm không chính xác theo cơ sở kỹ thuật và biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu trên cả nước, tránh mỗi nơi một kiểu

Thùy Linh |

Các bệnh viện trong cả nước đã triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu nhiều năm nay. Tuy nhiên, dịch vụ mỗi nơi một giá, không thống nhất vì chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể bằng luật về thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Phó Chủ tịch MetLife lên tiếng sau kết quả thanh tra của Bộ Tài chính

Đức Mạnh |

Sau khi thanh tra của Bộ Tài chính phát hiện nhiều sai phạm, Phó Chủ tịch cấp cao MetLife châu Á phản hồi rằng bà đánh giá cao các khuyến nghị mà Bộ Tài chính đề cập trong văn bản thanh tra.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Từ nay đến cuối năm sẽ không thiếu điện

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết 4 giải pháp về cung ứng điện cho cả nước và sẽ không thiếu điện từ nay tới cuối năm.

Hơn 711.000 tỉ đồng vốn đầu tư công có giải ngân được hết trong năm 2023?

Vương Trần - Phạm Đông |

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, để giải ngân 711.000 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2023 là áp lực rất lớn, song vẫn có niềm tin để đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra.

Trung Quốc nắng nóng như lò lửa

Song Minh |

Trung Quốc đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, với nền nhiệt độ cao kỷ lục.

Dấu ấn kỷ lục mới của đập Tam Hiệp Trung Quốc

Ngọc Vân |

Sản lượng hàng hóa đi qua âu tàu đập Tam Hiệp đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu năm 2023.

Động lực từ nhà máy thuỷ điện lớn thứ 2 Trung Quốc sau đập Tam Hiệp

Thanh Hà |

Đường dây truyền tải điện siêu cao áp một chiều (UHVDC) 800 kV giữa nhà máy thủy điện Bạch Hạc Than và tỉnh Chiết Giang gần đây được đưa vào vận hành hết công suất, đánh dấu một dự án quan trọng khác trong chương trình truyền tải điện từ tây sang đông của Trung Quốc.