Trái đất đi nhanh hay chậm trong Hệ Mặt trời?

Bảo Châu |

Là một hành tinh trong Hệ Mặt trời, Trái đất luôn chuyển động không ngừng, tự quay quanh chính mình và quay quanh quỹ đạo. Vậy chính xác vận tốc của Trái đất là bao nhiêu? Nhanh hay chậm?

Tốc độ quay của Trái đất

Vòng quay của Trái đất là không đổi, nhưng tốc độ quay phụ thuộc vào vĩ độ bạn đang đứng. Theo NASA, chu vi Trái đất tại đường xích đạo là khoảng 40.070 km. Ước tính một ngày dài 24 giờ, hãy chia chu vi cho độ dài của một ngày, chúng ta sẽ có tốc độ quay ở xích đạo Trái đất là khoảng 1.670 km/h.

Tuy nhiên, tốc độ quay của Trái đất ở các vĩ độ khác nhau là không giống nhau do sự khác biệt về chu vi của vĩ độ. Nếu chúng ta di chuyển đến nửa địa cầu ở vĩ độ 45 độ bắc hoặc nam, tốc độ quay sẽ là 1.180 km/h. Tốc độ ngày càng giảm nhiều hơn khi bạn đi xa hơn về phía bắc hoặc phía nam. Vào thời điểm bạn đến cực Bắc hoặc cực Nam, vòng quay Trái đất thực sự rất chậm - phải mất cả ngày để quay tại chỗ.

Các cơ quan vũ trụ thường tận dụng lợi thế tốc độ quay của Trái đất. Ví dụ, nếu họ gửi phi hành gia đến Trạm vũ trụ quốc tế, thì vị trí ưu tiên để xuất phát là gần đường xích đạo. Bằng cách làm như vậy và phóng cùng hướng với chuyển động quay của Trái đất, tên lửa được tăng tốc độ để bay vào vũ trụ.

 
Tận dụng lợi thế tốc độ quay của Trái đất, các vụ phóng đưa người lên ISS thường thực hiện gần đường xích đạo. Ảnh: NASA

Tốc độ di chuyển của Trái đất, Mặt trời và Dải Ngân hà

Tốc độ quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời là khoảng 107.000 km/h. Có thể dễ dàng tính ra khi sử dụng các phép toán đơn giản.

Trong khi đó, Mặt trời có quỹ đạo riêng trong Dải Ngân hà. Mặt trời cách trung tâm thiên hà khoảng 25.000 năm ánh sáng và Dải Ngân hà có chiều ngang ít nhất 100.000 năm ánh sáng. Theo Đại học Stanford, Mặt trời và Hệ Mặt trời cách trung tâm thiên hà khoảng nửa đường và dường như đang di chuyển với tốc độ trung bình 720.000 km/h. Với tốc độ nhanh chóng này, Hệ Mặt trời sẽ mất khoảng 230 triệu năm để đi hết một vòng Ngân Hà.

Dải Ngân hà tương tự, cũng di chuyển trong không gian so với các thiên hà khác. Trong khoảng 4 tỉ năm nữa, Dải Ngân hà sẽ va chạm với người hàng xóm gần nhất là Thiên hà Tiên nữ (Andromeda Galaxy). Cả hai đang lao về phía nhau với tốc độ khoảng 112 km/s.

Nói chung, mọi thứ trong vũ trụ đều chuyển động.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất ngừng quay?

Lực hấp dẫn của Trái đất đủ mạnh để giữ cho mọi vật, bao gồm cả con người, ở yên trên hành tinh và không bị văng ra ngoài vũ trụ trong quá trình tự quay quanh mình.

NASA cho biết xác suất Trái đất ngừng quay là trên thực tế là ‘’bằng 0” trong vài tỉ năm tới. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, nếu Trái đất đột ngột ngừng chuyển động, sẽ tạo ra một tác động khủng khiếp. Bầu khí quyển sẽ vẫn chuyển động với tốc độ quay ban đầu của Trái đất. Điều này có nghĩa là mọi thứ sẽ bị cuốn trôi khỏi đất liền, bao gồm cả con người, các tòa nhà và thậm chí cả cây cối, lớp đất đá trên bề mặt.

Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình này diễn ra từ từ? Theo NASA, đây là viễn cảnh có khả năng xảy ra hơn trong hàng tỉ năm tới vì Mặt trời và Mặt trăng đang tác động tới vòng quay của Trái đất. Điều đó sẽ cho con người, động vật và thực vật có nhiều thời gian hơn để thích nghi với sự thay đổi. Theo định luật vật lý, tốc độ tự quay chậm nhất mà Trái đất có thể giảm xuống sẽ là 1 vòng quay trong 365 ngày. Tình huống này được gọi là "đồng bộ Mặt trời" và sẽ khiến 1 bên của hành tinh chúng ta luôn quay mặt về phía mặt trời và bên kia vĩnh viễn giấu mặt.

Hiện tượng cực quang trên Trái đất do bão Mặt trời gây ra, ảnh chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Ảnh: NASA
Hiện tượng cực quang trên Trái đất do bão Mặt trời gây ra, ảnh chụp từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Ảnh: NASA

Quay trở lại với kịch bản Trái đất ngừng quay: NASA cho rằng, sẽ có một số hệ quả kinh hoàng khác nếu Trái đất ngừng quay hoàn toàn. Trước hết, từ trường Trái đất có lẽ sẽ biến mất vì nó được tạo ra một phần bởi chuyển động quay. Chúng ta sẽ chịu tổn thất vì không còn được chứng kiến hiện tượng cực quang đầy màu sắc và các vành đai bức xạ Van Allen bao quanh Trái đất có thể cũng sẽ biến mất. Một hệ quả nghiêm trọng hơn cả là Trái đất sẽ trần trụi hứng chịu cơn thịnh nộ của Mặt trời vì đã mất đi từ trường bảo vệ. Mỗi khi cơn bão Mặt trời phun trào nhật hoa, phóng chùm bức xạ về phía Trái đất, nó sẽ va thẳng vào hành tinh và nhấn chìm mọi thứ trong bức xạ. NASA cho rằng: “Đây là một thảm họa sinh học nghiêm trọng”.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Sóng thần ở Tonga gây thảm họa sinh thái cách nửa vòng Trái đất

Bảo Châu |

Sóng thần gây ra bởi vụ phun trào núi lửa ở Tonga hôm 15.1 đã dẫn đến sự cố tràn dầu được ví như “thảm hoa sinh thái” ở Ventanilla, Peru.

Cảnh báo Trái đất lạnh giá như sao Hỏa với tốc độ giật mình

Song Minh |

Lõi Trái đất nguội nhanh hơn dự kiến và có thể biến hành tinh này thành một thế giới lạnh giá như sao Hỏa.

Ngắm Trái đất hít thở carbon trong ảnh động đầy mê hoặc

Bảo Châu |

Trái đất dường như đang hít vào và thở ra trong một hình ảnh động mới mô tả carbon được hấp thụ và thải ra như thế nào khi các mùa thay đổi.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Sóng thần ở Tonga gây thảm họa sinh thái cách nửa vòng Trái đất

Bảo Châu |

Sóng thần gây ra bởi vụ phun trào núi lửa ở Tonga hôm 15.1 đã dẫn đến sự cố tràn dầu được ví như “thảm hoa sinh thái” ở Ventanilla, Peru.

Cảnh báo Trái đất lạnh giá như sao Hỏa với tốc độ giật mình

Song Minh |

Lõi Trái đất nguội nhanh hơn dự kiến và có thể biến hành tinh này thành một thế giới lạnh giá như sao Hỏa.

Ngắm Trái đất hít thở carbon trong ảnh động đầy mê hoặc

Bảo Châu |

Trái đất dường như đang hít vào và thở ra trong một hình ảnh động mới mô tả carbon được hấp thụ và thải ra như thế nào khi các mùa thay đổi.