Toàn cảnh trao đi đổi lại giữa Nga, Mỹ và NATO về an ninh

Song Minh |

Nga nêu rõ tình hình ở Ukraina, vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Châu Âu, NATO vi phạm các hiệp ước, và hướng đi dựa trên luật pháp sau khi đề xuất an ninh của Mátxcơva bị từ chối.

RT đưa tin, ngày 17.2 Nga tuyên bố có thể đáp trả bằng "các biện pháp quân sự và kỹ thuật" để đảm bảo an ninh của chính mình sau khi Mỹ và NATO bỏ qua các điểm chính trong đề xuất của Mátxcơva về một cấu trúc an ninh Châu Âu lâu dài.

Dưới đây là những điểm quan trọng trong tài liệu dài 10 trang do Bộ Ngoại giao Nga công bố hôm 17.2.

Nga không có kế hoạch tấn công Ukraina

Mátxcơva khẳng định không có "cuộc xâm lược nào của Nga" đối với Ukraina và cũng không có bất kỳ kế hoạch nào cho một cuộc xâm lược. Tài liệu lập luận rằng những cáo buộc của Mỹ và các đồng minh về trách nhiệm của Nga đối với “sự leo thang” ở Ukraina chỉ có thể được coi là một nỗ lực nhằm gây sức ép với Kremlin và bác bỏ các đề xuất của Nga về đảm bảo an ninh".

Nga cho rằng xung đột chỉ có thể được giải quyết thông qua việc thực hiện các Thỏa thuận Minsk và các biện pháp được đề ra ​​trong đó. Nghị quyết 2022 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nêu tên Kiev và các khu vực Donetsk và Lugansk là các bên liên quan, trong khi Nga là trung gian hòa giải cùng với Pháp và Đức, theo cái gọi là Định dạng Normandy.

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, để giảm leo thang tình hình ở Ukraina, phương Tây cần buộc Kiev thực hiện các biện pháp đã thỏa thuận ở Minsk, ngừng gửi vũ khí cho Ukraina, rút ​​tất cả các cố vấn, ngừng các cuộc tập trận của NATO với quân đội Ukraina, và rút tất cả vũ khí nước ngoài trước đây đã được chuyển giao cho Kiev từ lãnh thổ Ukraina.

Binh sĩ Ukraina dỡ lô vũ khí được Mỹ chuyển tới Kiev ngày 25.1. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ/Reuters
Binh sĩ Ukraina dỡ lô vũ khí được Mỹ chuyển tới Kiev ngày 25.1. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ/Reuters

Vụ Crimea đã "khép lại"

Nga đã không “chiếm đóng” lãnh thổ Ukraina vào năm 2014 - Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh. Crimea và thành phố Sevastopol đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập trở lại với Nga, phù hợp với quyền tự quyết được Liên Hợp Quốc bảo đảm. “Không có vũ lực hay ép buộc nào được áp dụng. Câu hỏi Crimea thuộc về đâu đã được khép lại" - Bộ Ngoại giao Nga cho hay.

Nga rút quân, vũ khí qua khỏi Crimea hôm 16.2.2022 sau khi kết thúc tập trận. Video: Bộ Quốc phòng Nga/Sputnik

Mỹ phải rút khỏi biên giới Nga

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Nga “không có lực lượng nào trên lãnh thổ Ukraina”, đồng thời nói rằng việc triển khai quân trong lãnh thổ của Nga “không và không thể liên quan đến lợi ích cơ bản của Mỹ”.

Ngược lại, Nga cho hay, Mỹ và các đồng minh NATO đã mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của họ về phía đông, vi phạm cả Hiệp ước về các lực lượng thông thường ở Châu Âu (CFE) năm 1990 và Văn kiện cơ bản về quan hệ, hợp tác và an ninh giữa Nga với NATO năm 1997. Mátxcơva kiên quyết yêu cầu rút “tất cả các lực lượng vũ trang và vũ khí của Mỹ được triển khai ở Trung và Đông Âu, Đông Nam Âu và vùng Baltic”.

Chính sách "mở cửa" của NATO vi phạm an ninh

Mặc dù Mỹ vẫn cam kết với chính sách “mở cửa” của NATO - không loại trừ việc kết nạp bất kỳ quốc gia nào nộp đơn gia nhập liên minh - Nga lưu ý rằng điều này vi phạm các cam kết NATO đã đưa ra vào tháng 6.1991 nhằm không gây nguy hiểm đến lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác hoặc tạo ra chia cắt mới ở Châu Âu.

Nó cũng mâu thuẫn với nguyên tắc không thể chia cắt về an ninh mà Mỹ cam kết tuân theo các hiệp ước thành lập Tổ chức Hợp tác An ninh Châu Âu (OSCE), cụ thể là “không tăng cường an ninh của họ bằng cách làm mất an ninh của những người khác”.

“Chúng tôi kêu gọi Mỹ và NATO quay trở lại các nghĩa vụ quốc tế của mình trong việc hỗ trợ hòa bình và an ninh. Chúng tôi mong đợi từ các đề xuất cụ thể của liên minh về hình thức và nội dung của các đảm bảo pháp lý rằng NATO sẽ không mở rộng thêm về phía đông" - Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.

Nga muốn an ninh cá nhân cho tất cả mọi người, không chỉ NATO

Matxcơva lập luận, Washington cần phải chứng minh họ thực sự tin tưởng vào nguyên tắc an ninh không thể chia cắt. Theo quan điểm của Mátxcơva, quyền của các quốc gia “tự do lựa chọn hoặc thay đổi các thỏa thuận an ninh của họ, bao gồm cả việc tham gia các liên minh” mà Mỹ viện dẫn, không phải là toàn bộ mà chỉ là một nửa công thức trong các hiệp ước an ninh Châu Âu hiện có. Tài liệu chỉ ra rằng Washington tiếp tục bỏ qua nửa sau về việc không tăng cường an ninh của chính mình khi ảnh hưởng đến nước khác.

Nga muốn NATO ngừng đặt vũ khí hạt nhân ở Châu Âu

Không có câu trả lời nào cho đề xuất của Nga về việc ngừng triển khai vũ khí hạt nhân bên ngoài lãnh thổ của một nước - điều mà Mỹ đã nhiều lần thực hiện với các đồng minh NATO - vi phạm hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Những vũ khí như vậy đang được triển khai trên lãnh thổ của một số thành viên NATO và có khả năng nhắm vào Nga.

Mátxcơva khẳng định các loại vũ khí này phải được rút đi, cơ sở hạ tầng để nhanh chóng đưa chúng sang Châu Âu phải bị phá bỏ, và NATO phải ngừng đào tạo các nước thành viên phi hạt nhân cách xử lý các loại vũ khí này.

Mỹ triển khai thêm quân đến Đông Âu ngày 3.2.2022. Ảnh: AFP
Mỹ triển khai thêm quân đến Đông Âu ngày 3.2.2022. Ảnh: AFP

Vi phạm "ranh giới đỏ" có thể dẫn đến phản ứng quân sự-kỹ thuật

Bộ Ngoại giao Nga cho biết Mỹ và NATO đang gia tăng hoạt động quân sự của họ ở biên giới Nga trong khi phớt lờ “ranh giới đỏ” và các lợi ích an ninh cơ bản của Nga, đồng thời mô tả tình hình là “đáng báo động”.

Nga gọi các tối hậu thư và đe dọa trừng phạt là "không thể chấp nhận được" và nói rằng chúng làm suy yếu cơ hội đạt được các thỏa thuận ngoại giao thực tế. Do Mỹ không sẵn sàng thảo luận về các đảm bảo chắc chắn và ràng buộc pháp lý đối với an ninh của Nga, nên Mátxcơva sẽ buộc phải đáp trả, bao gồm cả “thông qua việc thực hiện các biện pháp có tính chất quân sự-kỹ thuật” - Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nga tuyên bố dự trữ vàng là lá chắn chống mọi trừng phạt

Song Minh |

Bộ Tài chính Nga cho biết nhờ nhờ dự trữ vàng và ngoại hối khổng lồ, Nga có thể chịu được bất kỳ trừng phạt nào.

Nga thừa nhận ưu thế vượt trội của Mỹ ở Thái Bình Dương

Song Minh |

Mỹ có khả năng tốt hơn ở Viễn Đông, một quan chức quân sự cấp cao Nga cho biết.

Nga rút quân và vũ khí khỏi Crimea

Khánh Minh |

Nga rút quân, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các loại vũ khí khác khỏi Crimea sau cuộc tập trận.

Hình hài tuyển Việt Nam dưới thời ông Philippe Troussier

PHẠM ĐÌNH |

Huấn luyện viên Philippe Troussier đã triệu tập 22 cầu thủ tuyển Việt Nam tập trung vào ngày 8.3 tới.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện nếu không đủ than cho sản xuất điện

Cường Ngô |

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp than chịu trách nhiệm toàn diện nếu không cung cấp đủ than theo cam kết dẫn tới thiếu than cho sản xuất điện và đạm trong nước.

Phong toả hiện trường, điều tra nghi án cướp tại phòng giao dịch ngân hàng ở TPHCM

ANH TÚ |

TPHCM - Nghi cướp tại phòng giao dịch của một ngân hàng trên đường Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, cảnh sát phong tỏa hiện trường để điều tra, làm rõ.

Gói tín dụng nhà ở 120.000 tỉ: Ai được hỗ trợ, lãi suất bao nhiêu?

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Mức lãi suất thấp theo gói tín dụng 120.000 tỉ đồng, dự kiến thấp hơn 1,5-2% so với mức vay thông thường của ngân hàng. Trong đó, gói tín dụng 120.000 tỉ đồng chủ yếu tập trung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, tổ chức kinh tế.

3 yêu cầu để thoả thuận mua điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Cường Ngô |

Để đi đến thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi, Bộ Công Thương đưa ra 3 yêu cầu trong nguyên tắc xác định giá phát điện.

Nga tuyên bố dự trữ vàng là lá chắn chống mọi trừng phạt

Song Minh |

Bộ Tài chính Nga cho biết nhờ nhờ dự trữ vàng và ngoại hối khổng lồ, Nga có thể chịu được bất kỳ trừng phạt nào.

Nga thừa nhận ưu thế vượt trội của Mỹ ở Thái Bình Dương

Song Minh |

Mỹ có khả năng tốt hơn ở Viễn Đông, một quan chức quân sự cấp cao Nga cho biết.

Nga rút quân và vũ khí khỏi Crimea

Khánh Minh |

Nga rút quân, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và các loại vũ khí khác khỏi Crimea sau cuộc tập trận.