Tiết lộ mức đội giá nhà ga LNG đầu tiên của Đức

Ngọc Vân |

Nhà ga khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên của Đức đội giá gấp đôi so với ước tính ban đầu.

Ngày 20.11, Bộ Kinh tế Đức cho biết, việc mua và bảo trì các nhà ga LNG nổi để giúp Đức đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng và đa dạng hóa nguồn khí đốt từ Nga, sẽ tiêu tốn hơn 3 tỉ euro (3,1 tỉ USD) so với kế hoạch.

Theo Reuters, tổng chi phí dự kiến vào khoảng 6,56 tỉ euro, so với 2,94 tỉ euro ước tính trong ngân sách năm 2022 của Đức.

"Các chi phí khác đã được xác định trong các cuộc tham vấn rộng rãi với nhiều bên liên quan và dự báo ban đầu đã được đưa ra" - Bộ Kinh tế cho hay, trích dẫn chi phí vận hành và cơ sở hạ tầng bổ sung trên đất liền.

Theo Bộ Kinh tế Đức, các nhà ga LNG nổi là cần thiết cho nền kinh tế lớn nhất Châu Âu để bù đắp cho sự sụt giảm trong nguồn cung khí đốt của Nga kể từ khi Mátxcơva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Hôm 15.11, Đức đã hoàn thành việc xây dựng nhà ga LNG nổi đầu tiên tại cảng Wilhelmshaven ở Biển Bắc.

Bộ trưởng kinh tế bang Niedersachsen Olaf Lies cho hay, nhà ga LNG mới là một bước tiến lớn hướng tới nguồn cung cấp năng lượng an toàn.

Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Robert Habeck nói rằng, Wilhelmshaven sẽ đi vào hoạt động vào khoảng đầu năm tới cùng với nhà ga thứ hai tại cảng Biển Bắc Brunsbuettel.

Đơn vị tái hóa khí lưu trữ nổi (FSRU) Wilhelmshaven của công ty tiện ích Uniper sẽ được neo đậu tại một bến tàu hiện đã được mở rộng và có thể tái khí hóa LNG cho các tàu chở dầu đặc biệt.

Đức dựa vào Nga để cung cấp gần 1/3 lượng khí đốt vào năm ngoái nhưng Berlin đặt mục tiêu dừng mọi nhập khẩu khí đốt còn lại của Mátxcơva vào mùa hè năm 2024. Từ tháng 5 năm nay, Đức đã bắt đầu xét duyệt hồ sơ xây các FSRU và các cơ sở liên quan cho các nhà ga LNG trên bờ.

Dự kiến Đức sẽ xây tổng cộng 6 FSRU. Về mặt lý thuyết, 6 FSRU có thể đáp ứng 1/3 nhu cầu khí đốt hàng năm của Đức, dựa trên 90,5 tỉ mét khối được tiêu thụ vào năm 2021.

Trong khi đó, các chuyên gia cho hay, người dân Đức phải đối mặt với việc tăng giá năng lượng rất lớn. Việc giảm xuất khẩu khí đốt của Nga và sản lượng hạt nhân thấp hơn ở Pháp đang khiến giá cả tăng cao hơn.

Nhiều hộ gia đình ở Đức sẽ bị ảnh hưởng thêm từ hóa đơn năng lượng tăng cao vào tháng 1, khi các nhà cung cấp điện và khí đốt phải đối mặt với giá thị trường bán buôn cao hơn và phí điện lưới tăng vọt - Reuters đưa tin, trích dẫn cổng thông tin giá Verivox.

Thorsten Storck - chuyên gia về năng lượng của Verivox - cho biết, mức giá năng lượng cao trong lịch sử làm giảm sức mua của các hộ gia đình.

Cổng thông tin này đã theo dõi 800 nhà cung cấp điện cùng 700 nhà cung cấp khí đốt và phát hiện ra rằng 137 nhà khai thác điện trong khu vực sẽ tăng giá trung bình khoảng 61%, trong khi 167 nhà cung cấp khí đốt của Đức đang lên kế hoạch tăng giá khoảng 54%. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng tổng thể giá năng lượng hơn 50% trong nền kinh tế lớn nhất Châu Âu.

Reuters cho hay, hóa đơn tiền điện của các gia đình Đức trong tháng 11 đã tăng 5% kể từ đầu năm, trong khi hóa đơn khí đốt tăng hơn 40% so với mức của tháng 1.

Theo ước tính của Verivox, chi phí trung bình tăng thêm cho một hộ gia đình sử dụng 4.000 kilowatt giờ (kWh) điện mỗi năm sẽ là 784 euro (813 USD), trong khi một hộ gia đình điển hình sử dụng 20.000 kWh khí đốt sẽ tăng thêm 1.247 euro (1.294 USD) mỗi năm.

Mức tăng giá mạnh như vậy ở Đức bắt nguồn từ việc nguồn cung khí đốt của Nga giảm mạnh và sản lượng điện hạt nhân thấp hơn ở Pháp - quốc gia đang gặp khó khăn trong việc khởi động lại tất cả các lò phản ứng trước mùa đông. Các chuyên gia cho rằng, lạm phát năng lượng có thể sẽ tiếp tục diễn ra bất chấp các biện pháp khẩn cấp của chính phủ.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Vũ khí Đức dường như vô dụng ở Ukraina

Ngọc Vân |

Các vũ khí Đức cung cấp cho Ukraina được cho là đang bị hỏng và không có đủ phụ tùng thay thế để duy trì hoạt động.

Nắm Gazprom, Đức sẽ thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất EU?

Song Minh |

Đức, sau khi quốc hữu hóa chi nhánh của Gazprom Nga, được cho là sẽ trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất EU.

Đức lo tắc nguồn cung khi lệnh cấm nhập dầu của Nga có hiệu lực

Ngọc Vân |

Đức bày tỏ lo ngại về khả năng tắc nghẽn nguồn cung tạm thời và tăng giá dầu khi lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga có hiệu lực vào tháng tới.

Tạm giữ hình sự nhiều lãnh đạo, nhân viên Trung tâm Đăng kiểm ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự lãnh đạo, nhân viên ở Trung tâm Đăng kiểm 47-06D.

Nhà mạng mua thêm dung lượng, đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế ổn định

HỮU CHÁNH |

Các nhà mạng đánh giá, việc nâng dung lượng kết nối đi quốc tế trên đất liền sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ Internet, nhất là vào giờ cao điểm.

Đầu kéo lật đè xe máy trên Quốc lộ 6, 1 người tử vong

Minh Nguyễn |

Sơn La - Đang di chuyển trên Quốc lộ 6 , chiếc xe đầu kéo bất ngờ lật đè lên xe máy khiến 1 người tử vong.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Hà Nội sẽ nâng tầm bệnh viện để dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, việc nâng tầm một số lĩnh vực là thế mạnh của các bệnh viện trực thuộc ngành y tế Hà Nội như tim mạch, thận… Từ đó, xây dựng những cơ sở này thành trung tâm khám, chữa bệnh ngang tầm khu vực và quốc tế để người dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh.

Vũ khí Đức dường như vô dụng ở Ukraina

Ngọc Vân |

Các vũ khí Đức cung cấp cho Ukraina được cho là đang bị hỏng và không có đủ phụ tùng thay thế để duy trì hoạt động.

Nắm Gazprom, Đức sẽ thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất EU?

Song Minh |

Đức, sau khi quốc hữu hóa chi nhánh của Gazprom Nga, được cho là sẽ trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất EU.

Đức lo tắc nguồn cung khi lệnh cấm nhập dầu của Nga có hiệu lực

Ngọc Vân |

Đức bày tỏ lo ngại về khả năng tắc nghẽn nguồn cung tạm thời và tăng giá dầu khi lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga có hiệu lực vào tháng tới.