Thụy Điển cấp tập đề phòng “có biến” với Nga vì gia nhập NATO

Khánh Minh |

Người dân Thụy Điển cấp tập tích trữ đề phòng “có biến” với Nga ngay sau khi đệ đơn gia nhập NATO.

Tích trữ đề phòng

Tờ National đưa tin, Thụy Điển có thể đệ đơn gia nhập NATO vào ngày 15.5 tới, và chính quyền Stockholm đang chuẩn bị tinh thần trước các mối đe doạ từ Nga, tăng cường các lực lượng phòng thủ dân sự.

Cũng có những lo ngại rằng Nga có thể sử dụng một cảng mà họ thuê trên hòn đảo Gotland quan trọng về mặt chiến lược, mà các nguồn tin quân sự cho biết đã được đào sâu để cho phép tàu chiến neo đậu.

Người dân thủ đô Stockholm đang tích trữ lương thực, nước uống và nhiên liệu để đề phòng cuộc tấn công mạng tiềm năng, ngay sau khi Thụy Điển công bố đơn đăng ký gia nhập NATO, có thể vào ngày 15.5. Nước láng giềng Phần Lan cũng sẽ công bố quyết định về việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trong vài ngày tới.

Tiến sĩ Gunilla Herolf, thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế Thụy Điển, nói với tờ National rằng các mối đe dọa đang được xem xét một cách nghiêm túc. “Người dân Thụy Điển sợ rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ không thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc không có điện. Đây là điều mà mọi người lo lắng và đang chuẩn bị” - bà Herolf nói.

Tiến sĩ Herolf cho biết, người dân Thụy Điển đang mua các bồn chứa nước đặc biệt, radio sạc tay, bếp cắm trại và thực phẩm bổ sung trong trường hợp xảy ra xung đột.

Điều này được hiểu rằng chính phủ Thụy Điển cũng đang có kế hoạch nạp lại bể chứa dầu lớn Vattenfall và nhà máy điện được xây dựng trong Chiến tranh Lạnh.

Các binh sĩ thuộc trung đoàn của Gotland tuần tra ở cảng Visby, miền đông Thụy Điển. Ảnh: AFP
Các binh sĩ thuộc trung đoàn của Gotland tuần tra ở cảng Visby, miền đông Thụy Điển. Ảnh: AFP

Cảnh giác trước tuyên bố của Nga

Nga từng cảnh báo Phần Lan và Thụy Điển không nên gia nhập NATO, cho rằng việc này sẽ không mang lại sự ổn định cho Châu Âu. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố sẽ không còn một Baltic phi hạt nhân nếu Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.

“Nếu việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO thực sự diễn ra, Nga sẽ đáp trả. Trong trường hợp này, sẽ không còn bất kỳ cuộc trao đổi nào về tình trạng phi hạt nhân với vùng Baltic, sự cân bằng phải được khôi phục" - Sky News - ông Medvedev tuyên bố ngày 14.4.

Thụy Điển cũng lo ngại về mối đe dọa hạt nhân này - Tiến sĩ Ian Anthony của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) nói, đồng thời cho biết Thụy Điển gia nhập NATO vì "không có cảm giác tin tưởng" Nga sẽ tôn trọng các biên giới lãnh thổ, và “chúng tôi cần chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo ở Châu Âu”.

Lý do chính để Thụy Điển gia nhập NATO là để bảo vệ hòn đảo Gotland, hòn đảo nằm ở vị trí chiến lược giữa Biển Baltic, cách 250km từ căn cứ địa của Nga tại Kaliningrad và là trung tâm tiếp cận phía đông Baltic.

Tiến sĩ Anthony, người đứng đầu bộ phận an ninh Châu Âu của SIPRI, cho biết Gotland cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép quân đội NATO đi qua Phần Lan một cách an toàn để bảo vệ lưu thông đường biển và đường không. “Nếu Gotland bị kiểm soát sẽ là rào cản lớn trên con đường tiếp viện từ phía tây qua Na Uy” - theo Tiến sĩ Anthony.

Các nguồn tin quốc phòng Thụy Điển cũng chỉ ra rằng bến cảng Silte, được Nga thuê trong khuôn khổ thỏa thuận đường ống dẫn khí đốt vào năm 2016, đã được đào sâu để đón các “tàu lớn”.

“Họ đã có bến cảng và điều này có thể được sử dụng nếu họ muốn gửi nhiều quân đến Gotland” - một quan chức quốc phòng cho biết. “Nếu Nga chiếm Gotland sẽ làm gián đoạn đáng kể việc tăng cường binh lính của NATO ở các nước Baltic và sẽ trở thành trung tâm cho các tên lửa đất đối không đe dọa mọi hoạt động vận tải hàng không”.

Thụy Điển đã cử một trung đoàn bộ binh được trang bị xe bọc thép sau khi ba tàu đổ bộ của Nga được điều từ các cảng ở Bắc Cực đến Baltic.

Tiến sĩ Gunilla Herolf - chuyên gia về chính sách an ninh ở Bắc Âu cho biết: “Có một sự lo lắng thực sự ở Thụy Điển nhưng chúng tôi tin rằng sự lo lắng sẽ biến mất khi chúng tôi được bảo vệ bởi Điều 5 Hiệp ước NATO” - Tiến sĩ Gunilla Herolf - chuyên gia về chính sách an ninh Bắc Âu - đề cập đến Điều 5 Hiệp ước NATO quy định rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều thành viên NATO ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ bị xem là một cuộc tấn công vào toàn bộ NATO và sẽ vấp phải phản ứng từ các thành viên của khối, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực.

Bà Herolf cũng hy vọng quân nhân Mỹ và Anh sẽ nhanh chóng tới Gotland ngay sau khi Thụy Điển gia nhập NATO, có thể trong vài tháng. “Khi chúng tôi trở thành thành viên NATO, Gotland sẽ cực kỳ hữu ích để bảo vệ các quốc gia vùng Baltic bởi vì đó là điểm thiết yếu nhất”.

Tiến sĩ Gunilla Herolf. Ảnh: Gunilla Herolf
Tiến sĩ Gunilla Herolf. Ảnh: Gunilla Herolf

Tăng cường "chiều sâu chiến lược" cho NATO

Tiến sĩ Anthony cho biết, diện tích rộng lớn của Thụy Điển và Phần Lan sẽ mang lại cho NATO lãnh thổ đáng kể cho phép tạo ra “chiều sâu chiến lược”, và “tăng cường hậu cần cho khu vực phía sau”.

Thụy Điển cũng đang trong giai đoạn đầu tái cơ cấu quân đội, lực lượng đã giảm từ 100.000 quân xuống còn 23.000 quân kể từ năm 1995.

Ngành công nghiệp quốc phòng của Thụy Điển có "công nghệ tiên tiến đáng kể và khả năng chiến đấu", với các liên minh công nghiệp mạnh mẽ với Anh, Mỹ và Đức. Điều này đã cho phép Thụy Điển cùng phát triển các hệ thống như tên lửa chống tăng NLAW với Anh đã được sử dụng rất hiệu quả ở Ukraina.

Thụy Điển cũng có máy bay chiến đấu đa năng Gripen cũng như các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, giám sát đường không, pháo thông minh và radar phản lực, tất cả đều sẽ tỏ ra hữu ích đối với các đồng minh NATO trong tương lai.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Đảng cầm quyền Thụy Điển chia rẽ về gia nhập NATO

Song Minh |

Phe nữ của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển được cho là không muốn gia nhập NATO.

Mỹ hứa đảm bảo an ninh nếu Thụy Điển nộp đơn vào NATO

Khánh Minh |

Thụy Điển cho biết đã nhận được sự đảm bảo an ninh của Mỹ trong thời gian Stockholm nộp đơn đăng ký gia nhập NATO.

Nga cảnh báo nguy cơ "sự cố ngoài ý muốn" với NATO ở Bắc Cực

Thanh Hà |

Nga gọi hoạt động quân sự của NATO ở Bắc Cực là đáng lo ngại và cảnh báo về nguy cơ sự cố ngoài ý muốn.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Đảng cầm quyền Thụy Điển chia rẽ về gia nhập NATO

Song Minh |

Phe nữ của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển được cho là không muốn gia nhập NATO.

Mỹ hứa đảm bảo an ninh nếu Thụy Điển nộp đơn vào NATO

Khánh Minh |

Thụy Điển cho biết đã nhận được sự đảm bảo an ninh của Mỹ trong thời gian Stockholm nộp đơn đăng ký gia nhập NATO.

Nga cảnh báo nguy cơ "sự cố ngoài ý muốn" với NATO ở Bắc Cực

Thanh Hà |

Nga gọi hoạt động quân sự của NATO ở Bắc Cực là đáng lo ngại và cảnh báo về nguy cơ sự cố ngoài ý muốn.