Thỏi nam châm thu hút người giàu Trung Quốc đến làm việc và định cư

Ngọc Vân |

Singapore đang trở thành "thỏi nam châm" thu hút các chuyên gia và người giàu Trung Quốc đến làm ăn và định cư.

Lý do Singapore trở thành "thỏi nam châm"

Trong 7 năm qua, Kristine Zhang mỗi năm dành vài tháng ở Singapore, nơi con trai cô đang học, trong khi chồng cô - cựu giám đốc điều hành một công ty nước ngoài - quản lý công việc sơn xe hơi ở Quảng Đông.

Chồng của Zhang không muốn chuyển cả gia đình đến Singapore hoặc bất kỳ quốc gia nào khác vì rất lạc quan về thị trường Trung Quốc. Nhưng gần đây anh đã thay đổi quyết định.

“Chúng tôi sẽ sớm đoàn tụ, nhưng không giống như lúc đầu, Singapore không còn là quốc gia quá cảnh cho con trai chúng tôi nữa mà là ngôi nhà vĩnh viễn" - Zhang nói.

Theo các cuộc phỏng vấn của tờ SCMP với các nhà tư vấn, nhà đầu tư và người nhập cư, cặp đôi này là một phần của làn sóng nhập cư và đầu tư mới của Trung Quốc vào Singapore - nơi đang trở thành thỏi nam châm thu hút các chuyên gia và người giàu Trung Quốc.

Gia đình Zhang có kế hoạch bán ba bất động sản ở Trung Quốc trong năm tới, trị giá khoảng 15 triệu nhân dân tệ (2,1 triệu USD), sau đó chuyển đến Singapore, nơi họ hy vọng sẽ trở thành công dân và bắt đầu kinh doanh.

Singapore có nhiều yếu tố hấp dẫn đối với người nhập cư đại lục. Người Trung Quốc là nhóm dân tộc lớn nhất và tiếng phổ thông được sử dụng rộng rãi ở Singapore. Đi lại giữa hai nước chỉ mất ít thời gian, an toàn, chính sách thuế cũng thuận lợi.

Theo Báo cáo Công dân Toàn cầu của Henley & Partners hồi tháng 6, Singapore là một trong năm điểm đến hàng đầu cho những cá nhân có thu nhập cao muốn di cư, bên cạnh Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Australia, Israel và Thụy Sĩ.

Henley & Partners - công ty tư vấn di cư đầu tư có trụ sở tại London - cho biết, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hong Kong (Trung Quốc) và Ukraina có số lượng người giàu di cư ra nước ngoài cao nhất.

Ở Châu Á, Singapore đang ngày càng thu hút các triệu phú thế giới, dự kiến thu hút 2.800 cá nhân có giá trị ròng cao trong năm nay - tăng 87% so với năm 2019.

Giới nhà giàu Trung Quốc coi Singapore là nơi trú ẩn an toàn để cất giữ tài sản tài chính, đồng thời mang lại cho họ sự tự do tương đối, môi trường sống thân thiện và môi trường kinh doanh thuận lợi.

Gần 3/4 trong số 4 triệu công dân và thường trú nhân của Singapore là người gốc Hoa, 13,5% gốc Malaysia và 9% là người gốc Ấn Độ.

Khoảng 67% người Singapore có thiện cảm với Trung Quốc, trong khi 90% cho biết, Singapore có quan hệ tốt với Bắc Kinh - theo một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện hồi tháng 6.

Làn sóng di cư

Theo ước tính của Henley & Partners, khoảng 10.000 người Trung Quốc giàu có đã rời khỏi đại lục trong năm nay và 3.000 người rời khỏi Hong Kong.

Các yêu cầu và đơn đăng ký di cư đầu tư cũng tăng mạnh. Đến cuối quý 2, hơn 66% đơn đăng ký trực tuyến của Henley & Partners từ Đông Á là của công dân Trung Quốc và yêu cầu của Trung Quốc đã tăng 134% trong quý 2 so với quý 1.

Joylin Su - giám đốc điều hành một công ty quản lý tài sản thường phục vụ các gia đình giàu có - cho biết, những người Trung Quốc nhập cư đến Singapore được chú ý nhất là những doanh nhân giàu có, những người đang thành lập văn phòng gia đình trong thành phố.

Hơn 700 văn phòng gia đình được thành lập tại Singapore vào năm 2021 trong khi con số này chỉ là 50 vào năm 2018, theo Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS).

Văn phòng gia đình thường chỉ một pháp nhân thực hiện việc quản lý và quản lý tài sản cũng như các khoản đầu tư của các cá nhân hoặc gia đình có giá trị ròng cực cao nhằm mục đích bảo toàn vốn, lập kế hoạch và quản lý đầu tư.

MAS đã phê duyệt hơn 100 đơn xin thành lập văn phòng một gia đình trong bốn tháng đầu năm. Theo MAS, tài sản được quản lý tại Singapore đã tăng từ 3,4 nghìn tỉ USD năm ngoái lên gần 4 nghìn tỉ USD trong năm nay.

Hơn 600 đơn đăng ký đang chờ phê duyệt, mỗi đơn trị giá ít nhất 15 triệu USD. Hơn một nửa trong số này là từ các gia đình Trung Quốc giàu có, bao gồm cả những người có tài sản ở Hong Kong trong vài năm qua.

“Singapore duy trì sự cân bằng tốt giữa Đông và Tây, khiến quốc gia này nổi bật trong danh sách điểm đến của các gia đình giàu có chuyển từ đại lục. Hệ thống thuế rõ ràng của Singapore cũng khiến người giàu trên khắp thế giới cảm thấy an toàn khi quản lý tài sản” - bà Joylin Su nói.

Bà Su cho biết, một số lượng lớn các chuyên gia có kinh nghiệm làm việc cho các công ty quản lý quỹ ở Trung Quốc đang chuyển đến Singapore.

Các dịch vụ chuyển tiền tư nhân ở Singapore đang đưa ra tỷ giá hối đoái tốt hơn so với tỷ giá chính thức của ngân hàng. Các câu lạc bộ VIP phục vụ người Trung Quốc cũng đang mọc lên như nấm trên khắp Singapore.

Theo số liệu chính thức của Cục Thống kê, tổng dân số của Singapore, bao gồm cả những người không cư trú, đã tăng 3,4% hàng năm lên 5,64 triệu người vào năm 2022.

Số lượng công dân Singapore tăng 1,6% lên 3,55 triệu trong khi dân số không cư trú - bao gồm cả công nhân và sinh viên - tăng 6,6% lên 1,56 triệu.

Vị thế của Singapore như một trung tâm công nghệ quốc tế - đặc biệt là đối với thị trường Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng - từ lâu đã khiến nước này trở nên hấp dẫn đối với người lao động trong ngành công nghệ thông tin và công nghệ tài chính.

Mei Lingchuan - chuyên gia công nghệ thông tin có kinh nghiệm ở California, hiện đang học MBA tại Singapore - cho biết, hầu hết sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học Singapore đều muốn ở lại, do bị thu hút bởi môi trường chính trị ổn định, mức lương cạnh tranh và thuế thu nhập hợp lý.

“Nhiều cựu sinh viên Trung Quốc của chúng tôi đã tốt nghiệp những năm trước thực sự muốn quay lại làm việc và sống ở đây” - anh nói.

Theo Bộ Nhân lực Singapore, bắt đầu từ tháng 9 tới, Singapore sẽ cung cấp thị thực 5 năm cho các công việc trong ngành công nghệ, gia hạn từ 2 đến 3 năm giấy phép hiện có.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc phóng thất bại tên lửa khí metan đầu tiên, mất hết vệ tinh

Song Minh |

Trung Quốc thất bại trong vụ phóng tên lửa nhiên liệu khí metan đầu tiên trên thế giới, mất hết vệ tinh mang theo.

Trung Quốc cấm cờ bạc: Món quà cho phần còn lại của Châu Á?

Ngọc Vân |

Khoảng 144 tỉ USD tiền cờ bạc rời khỏi nền kinh tế Trung Quốc mỗi năm.

Tài sản giới siêu giàu Trung Quốc lao dốc nhanh nhất trong 24 năm

Khánh Minh |

Năm nay, tài sản của giới siêu giàu Trung Quốc sụt giảm nhiều nhất trong hơn hai thập kỷ.

Chủ tịch TPHCM báo cáo Thủ tướng về giải ngân thấp, xin hạ một bậc thi đua

MINH QUÂN |

Trước việc TPHCM giải ngân đầu tư công chỉ đạt 71,3% trong năm 2022, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và đề xuất hạ một bậc thi đua.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Khám xét khẩn cấp Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế

PHÚC ĐẠT |

Thừa Thiên Huế - Lực lượng công an khám xét Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khách nhận lại tiền tỉ bỏ quên tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài

Minh Hạnh |

Một chiếc túi xách có chứa gần 1,2 tỉ đồng bị bỏ quên tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã được trao trả lại cho hành khách.

Trung Quốc phóng thất bại tên lửa khí metan đầu tiên, mất hết vệ tinh

Song Minh |

Trung Quốc thất bại trong vụ phóng tên lửa nhiên liệu khí metan đầu tiên trên thế giới, mất hết vệ tinh mang theo.

Trung Quốc cấm cờ bạc: Món quà cho phần còn lại của Châu Á?

Ngọc Vân |

Khoảng 144 tỉ USD tiền cờ bạc rời khỏi nền kinh tế Trung Quốc mỗi năm.

Tài sản giới siêu giàu Trung Quốc lao dốc nhanh nhất trong 24 năm

Khánh Minh |

Năm nay, tài sản của giới siêu giàu Trung Quốc sụt giảm nhiều nhất trong hơn hai thập kỷ.