Thỏa thuận khí đốt Nga - Serbia khiến EU "đau đầu"

Thanh Hà |

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thông báo ngày 29.5 rằng nước này đồng ý thỏa thuận khí đốt mới kéo dài 3 năm với nhà cung cấp năng lượng Nga Gazprom.

Vị thế của Serbia 

Tin Nga - Serbia có hợp đồng khí đốt mới được công bố vào thời điểm khó xử. Khi đó, các nhà lãnh đạo EU đang trong cuộc đàm phán về gói trừng phạt Nga thứ 6.

Với động thái này, Serbia đã tạo ra "cơn đau đầu" mới cho phương Tây, đặc biệt là Liên minh Châu Âu (EU), CNN nhận định.

Dù Serbia không phải thành viên EU, nhưng nước này là một phần của kế hoạch mở rộng EU, cùng với một số nước láng giềng.

EU đang mở rộng quy mô về phía đông và coi khu vực tây Balkan là chìa khóa cho an ninh Châu Âu, thậm chí càng coi trọng hơn sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Trong số các quốc gia Balkan, Serbia được coi là rất quan trọng vì nhiều lý do. Quy mô, dân số và vị trí địa lý của Serbia khiến nước này trở thành một bên liên quan có tầm ảnh hưởng trong địa chính trị khu vực.

Tuy nhiên, về khí đốt, Serbia cũng rất phụ thuộc vào Nga. Quốc gia Châu Âu này cũng hợp tác quân sự với Nga. Tựu trung lại, Serbia được hưởng lợi rất nhiều từ mối quan hệ với Nga, và ngay cả khi có được tư cách thành viên EU trong tương lai, nước này cũng sẽ không muốn gây tổn hại tới quan hệ với Nga trong tương lai, cây viết Luke McGee của CNN nhận định.

Serbia lớn và quan trọng đến mức rất thiết yếu cho dự án mở rộng của EU, nhằm tăng cường và mở rộng các giá trị, sự ổn định và an ninh của Châu Âu. Serbia cũng lớn và quan trọng ở mức có thể thực hiện thỏa thuận với Nga, Trung Quốc và EU cùng lúc.

Đe dọa tổn hại lòng tin với EU

Serbia vẫn đang là đất nước thật sự quan trọng với Brussels. Tuy nhiên, điều đó có thể sắp thay đổi, CNN lưu ý.

Dù Serbia ủng hộ một số nghị quyết của Liên Hợp Quốc phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina nhưng nước này không áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga hay phối hợp với Brussels về  trừng phạt Mátxcơva - điều mà các quốc gia ứng viên đang xin gia nhập khối dự kiến thực hiện.

Một số quan chức EU và các nhà phân tích lo ngại, thỏa thuận khí đốt mới của Serbia với Nga có thể là động thái khiến một số nước thành viên EU không chấp nhận được.

Filip Ejdus, Phó giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học Belgrade, cho rằng, Serbia chắc chắn sẽ cam đoan hướng tới gia nhập EU, đồng thời trông đợi đề xuất tốt hơn từ Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Nhưng ông Ejdus cảnh báo, "canh bạc này có thể phản tác dụng" vì EU có các ưu tiên chính sách khác vào thời điểm hiện tại, đồng thời lòng tin của Belgrade và Brussels có thể bị tổn hại vĩnh viễn.

"Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng thỏa thuận khí đốt là một viên thuốc đặc biệt đắng khiến các quan chức và nhà ngoại giao ở Brussels phải nuốt" - cây viết của CNN lưu ý.

Một quan chức cấp cao EU nói rằng: "Chúng tôi rất lo lắng". Ông lưu ý, sự liên kết với các nước bên ngoài EU đang quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh các nước thành viên EU đang nỗ lực giữ vững lập trường.

Khó khăn mà Serbia tạo ra cho EU không chỉ ở các lệnh trừng phạt mà liên quan đến các cuộc trao đổi về việc liệu Ukraina có nên gia nhập EU hay không, một nhà ngoại giao cấp cao của Châu Âu cho biết.

Ukraina chính thức nộp đơn xin gia nhập EU vào đầu tháng 3. Quá trình Ukraina gia nhập EU có thể mất nhiều năm ngay cả khi các thành viên của khối hoàn toàn ủng hộ.

EU đối mặt với nhiều khó khăn từ khi khủng hoảng Ukraina bắt đầu. Thỏa thuận khí đốt của Serbia - Nga xảy ra trong cùng tuần mà các nhà lãnh đạo EU gặp nhau để trao đổi về  cấm vận dầu mỏ Nga đã nêu bật mức độ của một số vấn đề nằm ngoài khả năng của Brussels. Theo thời gian, việc này có thể trở thành một vấn đề rất phức tạp cho tương lai Châu Âu, CNN lưu ý.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga của EU khó tác động đến quyết định chiến sự

Thanh Hà |

Quyết định cấm vận dầu mỏ Nga của EU nhằm trừng phạt kinh tế của Mátxcơva nhưng hiệu quả của biện pháp này có thể không thực sự như EU mong muốn vì giá dầu tăng cao, các nước Châu Á sẵn sàng mua dầu mỏ Nga. Giống như các vòng trừng phạt trước đây, lệnh cấm vận dầu mỏ khó có thể tác động nhiều tới các quyết định của Nga về chiến sự.

Thêm một nước EU bị Nga cắt khí đốt, sắp tới có thể là Đan Mạch

Thanh Hà |

Khí đốt Nga giao cho Hà Lan bị cắt từ 31.5 trong khi Đan Mạch có nguy cơ tương tự sau ngày 31.5.

Quốc gia Châu Âu có hợp đồng khí đốt mới với Nga

Thanh Hà |

Serbia, một quốc gia vùng Balkan thuộc Châu Âu, đã nhất trí hợp đồng cung cấp khí đốt mới có thời hạn 3 năm với Nga.

Tạm giữ hình sự nhiều lãnh đạo, nhân viên Trung tâm Đăng kiểm ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự lãnh đạo, nhân viên ở Trung tâm Đăng kiểm 47-06D.

Nhà mạng mua thêm dung lượng, đảm bảo kết nối Internet đi quốc tế ổn định

HỮU CHÁNH |

Các nhà mạng đánh giá, việc nâng dung lượng kết nối đi quốc tế trên đất liền sẽ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ Internet, nhất là vào giờ cao điểm.

Đầu kéo lật đè xe máy trên Quốc lộ 6, 1 người tử vong

Minh Nguyễn |

Sơn La - Đang di chuyển trên Quốc lộ 6 , chiếc xe đầu kéo bất ngờ lật đè lên xe máy khiến 1 người tử vong.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Hà Nội sẽ nâng tầm bệnh viện để dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh

PHẠM ĐÔNG |

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, việc nâng tầm một số lĩnh vực là thế mạnh của các bệnh viện trực thuộc ngành y tế Hà Nội như tim mạch, thận… Từ đó, xây dựng những cơ sở này thành trung tâm khám, chữa bệnh ngang tầm khu vực và quốc tế để người dân không phải ra nước ngoài chữa bệnh.

Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga của EU khó tác động đến quyết định chiến sự

Thanh Hà |

Quyết định cấm vận dầu mỏ Nga của EU nhằm trừng phạt kinh tế của Mátxcơva nhưng hiệu quả của biện pháp này có thể không thực sự như EU mong muốn vì giá dầu tăng cao, các nước Châu Á sẵn sàng mua dầu mỏ Nga. Giống như các vòng trừng phạt trước đây, lệnh cấm vận dầu mỏ khó có thể tác động nhiều tới các quyết định của Nga về chiến sự.

Thêm một nước EU bị Nga cắt khí đốt, sắp tới có thể là Đan Mạch

Thanh Hà |

Khí đốt Nga giao cho Hà Lan bị cắt từ 31.5 trong khi Đan Mạch có nguy cơ tương tự sau ngày 31.5.

Quốc gia Châu Âu có hợp đồng khí đốt mới với Nga

Thanh Hà |

Serbia, một quốc gia vùng Balkan thuộc Châu Âu, đã nhất trí hợp đồng cung cấp khí đốt mới có thời hạn 3 năm với Nga.