Thảm cảnh của hàng nghìn người dân Philippines hậu siêu bão Rai

Ngọc Vân |

Hậu siêu bão Rai, hàng nghìn người dân Philippines mất nhà cửa và đói khát vào thời điểm năm mới cận kề.

Trắng tay

Thông thường, Jay Lacia thức dậy vào lúc nửa đêm Giáng sinh để bắt đầu ngày lễ - nhưng năm nay, tất cả những gì anh ước là có đủ thức ăn.

"Chúng tôi luôn tổ chức lễ Giáng sinh, nhưng bây giờ, điều đó quá khó" - CNN dẫn lời người cha 27 tuổi của một đứa trẻ nói khi anh ngồi giữa đống đổ nát ở thành phố Surigao, ở cực đông bắc Mindanao, Philippines.

Gỗ vụn, mảnh kim loại và rác thải nhựa nằm dọc bờ biển, nơi một con chó hoang mệt lả nằm ngủ. Mùi hôi thối của chất thải và cá chết bao trùm không khí.

Hơn một tuần sau khi siêu bão Rai - tên địa phương là Odette - đổ bộ vào Philippines, Lacia đã từ bỏ việc nỗ lực tìm kiếm bất cứ thứ gì còn sót lại trong ngôi nhà của mình. Không một ngôi nhà nào còn trụ nổi trong ngôi làng của anh trên Đảo Dinagat gần đó.

“Mọi thứ đã biến mất, kể cả nhà của tôi. Mái nhà, và bất kỳ loại gỗ nào mà chúng tôi xây dựng, đã biến mất" - Lacia nói.

Không ai nghĩ bão Rai sẽ thịnh nộ đến thế khi nó tấn công quần đảo vào ngày 16.12 vừa qua. Đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, làm gần 400 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người khác phải di dời.

Philippines hứng chịu nhiều trận bão mỗi năm, nhưng cuộc khủng hoảng khí hậu đã khiến các cơn bão trở nên khó lường và cực đoan hơn, đồng thời khiến quốc gia nghèo nhất dễ bị tổn thương nhất.

Những gia đình như Lacia đã mất tất cả. Và giờ đây, họ phải đối mặt với nhiệm vụ gần như bất khả thi là xây dựng lại nhà cửa mà không có đủ thức ăn hoặc nước uống.

"Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã an toàn vì đã cột chặt ngôi nhà của mình. Chúng tôi nghĩ rằng như vậy là đủ để giữ cho nó không bị sập. Chúng tôi đặt vật nặng lên mái nhà để giữ cho nó không bị thổi bay. Thật không may, vẫn không đủ" - Lacia nói.

Vô gia cư

Theo Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai Quốc gia Philippines (NDRRMC), gần 4 triệu người trên hơn 400 thành phố đã bị ảnh hưởng bởi bão Rai.

Hơn nửa triệu người vẫn phải di dời trong lễ Giáng sinh - một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở quốc gia đa số theo Công giáo.

“Các gia đình không có gì cả. Ánh đèn rực rỡ và âm nhạc Giáng sinh được thay thế bằng những trung tâm sơ tán ẩm thấp, bẩn thỉu. Điều ước duy nhất của họ trong Giáng sinh này là được sống sót” - Jerome Balinton, quản lý nhân đạo của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cho biết.

Jovelyn Paloma Sayson, 35 tuổi, từ thành phố Surigao đã sơ tán đến nhà thờ giáo xứ của cộng đồng trước khi bão Rai đổ bộ. Túp lều mỏng manh của cô làm từ gỗ, nhựa và kim loại, không chịu được gió giật mạnh của cơn bão.

"Những mái nhà bay khắp nơi" - bà mẹ 7 con nói khi ngồi giữa đống đổ nát của ngôi nhà. "Nhà của chúng tôi là nhà đầu tiên bị sập. Đầu tiên là mái nhà bay ra. Sau đó, nền móng sụp đổ. Sau khi nhà tôi bị phá hủy, nhà của mẹ tôi cũng bị sập" - Sayson nói.

Toàn bộ lương thực của gia đình đã bị lũ lụt cuốn trôi. Lượng gạo dự trữ trôi trong nước bùn bên cạnh những mảnh gỗ vụn. Quần áo của con Sayson bị hỏng vì mưa, và đồ đạc của cô biến thành những mảnh vỡ.

Sau đó, các thiết bị nhà bếp của Sayson bị đánh cắp. Cô không đủ khả năng để xây dựng lại từ đầu.

“Chúng tôi cần tiền để xây lại ngôi nhà của mình. Chúng tôi không mơ ước có một ngôi biệt thự. Tất cả những gì chúng tôi muốn là có nhà riêng để ở và để con cái được an toàn" - cô nói.

Nỗi đau kéo dài

Theo NDRRMC, hơn 1.000 nơi trú ẩn tạm thời đã được dựng lên để làm nơi cư trú cho những người có nhà bị đổ nát.

Đối với nhiều gia đình phải di dời, những tổn thương và đau khổ là không thể chịu đựng được.

Alvin Dumduma, giám đốc dự án của nhóm viện trợ Nhân đạo và Hòa nhập, cho biết việc các gia đình cố gắng xây dựng lại nhà cửa “trong lúc đói khát là điều mệt mỏi”.

Sống chật chội bên trong các trung tâm sơ tán không hợp vệ sinh và không có nước máy, ông lo ngại về khả năng lây lan dịch bệnh, bao gồm cả COVID-19.

"Điều kiện ở các trung tâm sơ tán không hợp vệ sinh. Hàng nghìn người ngủ dưới một mái nhà không có nước sạch. Bọn trẻ không được đi học. Điện cũng không có. Lâu ngày họ sẽ kẹt cứng như thế này" - ông nói.

Dumduma cho biết thảm họa cũng đã tàn phá sinh kế của những gia đình này. Nhiều người là ngư dân và nông dân, nhưng tàu thuyền và đất đai của họ đã bị phá hủy. Họ sẽ gặp khó khăn rất nhiều để gây dựng lại công việc của mình.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết chính phủ sẽ quyên góp tiền để cải tạo và phục hồi các khu vực bị bão tàn phá. Liên Hợp Quốc cũng đã hứa viện trợ hơn 100 triệu USD.

Nhưng Dumduma cho rằng cần phải thay đổi nhiều hơn nữa ở cấp chính phủ để tránh sự tàn phá như vậy từ những cơn bão trong tương lai.

"Hỗn loạn diễn ra bởi vì chính phủ không chuẩn bị. Họ phải tăng cường chương trình ứng phó và thảm họa. Chúng tôi cần được đào tạo nhiều hơn, chuẩn bị nhiều hơn và hành động sớm hơn" - Dumduma nói.

Ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu

Nằm dọc theo vành đai bão ở phía tây Thái Bình Dương, Philippines thường xuyên hứng chịu những cơn bão lớn - nhưng khủng hoảng khí hậu đã khiến những hiện tượng này trở nên cực đoan và khó lường hơn.

Khi cuộc khủng hoảng khí hậu trở nên tồi tệ hơn, các cơn bão ngày càng trở nên dữ dội hơn và có sức tàn phá khủng khiếp. Cơn bão Rai phát triển nhanh chóng thành siêu bão chỉ trong 24 giờ, với sức gió lên tới 260 km/h. Và Philippines đã không được chuẩn bị cho một thảm họa quy mô này.

Kairos Dela Cruz, Phó Viện trưởng Viện Khí hậu và Các thành phố bền vững, cho biết các nước đang phát triển đang đến ngưỡng có thể tự mình đối phó với thiên tai và những người sống ở các khu vực trũng thấp và ven biển sẽ sớm mất nhà cửa do mực nước biển dâng.

Một nghiên cứu của Viện Sáng tạo Khí tượng Thâm Quyến và Đại học Hong Kong Trung Quốc công bố vào tháng 11 cho thấy bão ở Châu Á có thể có sức tàn phá gấp đôi vào cuối thế kỷ này. Chúng sẽ tồn tại lâu hơn từ 2 đến 9 tiếng và đổ bộ xa hơn trung bình 100km vào đất liền so với bốn thập kỷ trước.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Dự báo đáng lo về bão ở Việt Nam, Trung Quốc và Châu Á thời gian tới

Ngọc Vân |

Bão ở Việt Nam, Trung Quốc và Châu Á có thể mạnh gấp đôi vào năm 2100, theo nghiên cứu của Đại học Hong Kong.

10 thảm họa thời tiết gây thiệt hại kinh tế lớn nhất năm 2021

Ngọc Vân |

Tổn thất kinh tế của 10 thảm họa thời tiết "đắt" nhất thế giới năm 2021 lên đến 170 tỉ USD.

Philippines hoang tàn sau khi bão số 9 càn quét

Ngọc Vân |

Bão Rai (bão số 9 ở Biển Đông) khiến ít nhất 19 người chết ở Philippines, đồng thời gây thiệt hại kinh tế nặng nề.

Vụ Thuduc House: Đề nghị truy tố thêm 7 cán bộ hải quan

Việt Dũng |

Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Thuduc House, ngoài số cựu cán bộ Cục thuế TP.HCM, có thêm 7 người thuộc Cục Hải quan, nâng tổng số có 67 bị can bị đề nghị truy tố

Tổng thống Ukraina Zelensky bất ngờ công du nước ngoài

Ngọc Vân |

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky bất ngờ có chuyến thăm Vương quốc Anh, chuyến công du nước ngoài thứ hai kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự.

Chị lấy thân mình che cho em suốt 36 tiếng bị kẹt vì động đất ở Syria

Khánh Minh |

Hai chị em bị kẹt giữa đống đổ nát trong động đất ở Syria đã được giải cứu sau 36 giờ.

Tội phạm mua bán bộ phận cơ thể người hoạt động tinh vi qua các nhóm kín

Việt Dũng |

Bộ Công an cho rằng, tội phạm mua bán bộ phận cơ thể người hoạt động ngày càng tinh vi, chủ yếu qua các nhóm kín trên mạng xã hội.

Thanh Hóa: "Điểm mặt" những doanh nghiệp nợ BHXH hàng chục tỉ đồng

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Tính đến đầu tháng 1.2023, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng nghìn doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền hơn 466 tỉ đồng. Thậm chí có những doanh nghiệp nợ BHXH hơn 6 năm, với số tiền hàng chục tỉ đồng.

Dự báo đáng lo về bão ở Việt Nam, Trung Quốc và Châu Á thời gian tới

Ngọc Vân |

Bão ở Việt Nam, Trung Quốc và Châu Á có thể mạnh gấp đôi vào năm 2100, theo nghiên cứu của Đại học Hong Kong.

10 thảm họa thời tiết gây thiệt hại kinh tế lớn nhất năm 2021

Ngọc Vân |

Tổn thất kinh tế của 10 thảm họa thời tiết "đắt" nhất thế giới năm 2021 lên đến 170 tỉ USD.

Philippines hoang tàn sau khi bão số 9 càn quét

Ngọc Vân |

Bão Rai (bão số 9 ở Biển Đông) khiến ít nhất 19 người chết ở Philippines, đồng thời gây thiệt hại kinh tế nặng nề.