Thái Lan đổi tên thủ đô: Ý nghĩa của tên chính thức Krung Thep Maha Nakhon

Thanh Hà |

Thái Lan sắp đổi tên thủ đô thành tên chính thức là “Krung Thep Maha Nakhon” nhưng tên “Bangkok” sẽ vẫn được công nhận. Về nguyên tắc, nội các Thái Lan đã chấp thuận việc đổi tên, tuy nhiên, lệnh này vẫn cần được các quan chức chính phủ xem xét.

Bangkok đổi tên là “Krung Thep Maha Nakhon"

Thái Lan dự kiếnđổi tên thủ đô Bangkok thành tên chính thức là Krung Thep Maha Nakhon. Văn phòng Hội Hoàng gia Thái Lan (ORST) thông báo về việc đổi tên chính thức của thủ đô Thái Lan, từ Bangkok thành Krung Thep Maha Nakhon. Tuy nhiên, tên cũ của thủ đô là Bangkok vẫn được công nhận, Bangkok Post thông tin.

Nội các Thái Lan ngày 15.2 đã thông qua dự thảo thông báo của Văn phòng Thủ tướng về tên cập nhật của các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu hành chính và thủ đô, như đề xuất của ORST. Tên chính thức mới của thủ đô Thái Lan, Krung Thep Maha Nakhon, sẽ không có hiệu lực cho đến khi được một ủy ban phụ trách xem xét tất cả các dự thảo luật cân nhắc kỹ lưỡng. Nội các cũng yêu cầu ủy ban xem xét các đánh giá bổ sung từ Bộ Ngoại giao Thái Lan.

Thông báo Thái Lan sắp đổi tên thủ đô Bangkok được thông qua trong cuộc họp nội các hàng tuần ngày 15.2 nhấn mạnh, ủy ban của ORST về từ điển tên địa lý quốc tế, bao gồm các chuyên gia từ Bộ Ngoại giao, đã cập nhật cách viết của các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu hành chính và thủ đô cho phù hợp với tình hình hiện tại. Ủy ban này sau đó gửi danh sách đến Văn phòng Thủ tướng để phát thông báo.

Trong thông báo của ORST, Krung Thep Maha Nakhon sẽ trở thành tên chính thức của thủ đô Vương quốc Thái Lan. Tuy nhiên, tên Bangkok sẽ được đặt trong ngoặc đơn.

Cũng trong thông báo này, Văn phòng Hội Hoàng gia Thái Lan cũng cập nhật cách viết chính thức với các quốc gia khác, bao gồm Rome và Roma cho thủ đô của Italia, sự thay đổi thủ đô của Myanmar từ Yangon thành Nay Pyi Taw và sự thay đổi Vương quốc Nepal thành Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal. 

Ý nghĩa tên mới của thủ đô Thái Lan

Theo TheThaiger, "Krung Thep Maha Nakhon", hoặc “Krung Thep” như hầu hết người Thái thường nói, là phiên bản ngắn hơn của tên nghi lễ của thủ đô là "Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit".

Tên gọi thủ đô rất dài này của Thái Lan có nghĩa là: Thành phố của những thiên thần, thành phố vĩ đại của những người bất tử, thành phố tráng lệ của 9 viên ngọc quý, nơi ở của nhà vua, thành phố của những cung điện hoàng gia, quê hương của các vị thần hiện thân, được Vishwakarma dựng lên theo lệnh của thần Indra. 

Văn phòng Hội Hoàng gia (ORST) Thái Lan đang  thu hút bình luận trái chiều của cư dân mạng về việc thủ đô của Thái Lan nên được gọi là gì giữa Bangkok được công nhận rộng rãi và tên chính thức Krung Thep Maha Nakhon.

Trên Facebook, Văn phòng Hội Hoàng gia Thái Lan đăng thông báo cả 2 tên Krung Thep Maha Nakhon và Bangkok  đều có thể được sử dụng.

Bangkok Post chỉ ra, Krung Thep Maha Nakhon đã được đặt làm tên chính thức của thủ đô từ năm 2001.

Phó phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek lưu ý, không có gì thay đổi với tên thủ đô ngoài các dấu chấm câu. Bà nêu rõ, "Krung Thep Maha Nakhon; Bangkok" với dấu chấm phẩy ở giữa đã được sử dụng từ năm 2001, giờ sẽ được đổi thành "Krung Thep Maha Nakhon (Bangkok)".

Tên tiếng Thái Krung Thep Maha Nakhon sẽ vẫn là tên chính thức và tên Bangkok sẽ vẫn được ghi nhận trong ngoặc đơn, bà nhấn mạnh.

Phản ứng của công chúng

Tên Bangkok chính thức được đưa vào sử dụng từ tháng 11.2001 theo thông báo của Văn phòng Hội Hoàng gia Thái Lan. Đây là tên gọi từ một khu vực cổ của Bangkok, hiện là một phần của vùng đô thị lớn của thủ đô, là Bangkok Noi và Bangkok Yai.

Theo giải thích của vua Rama IV, Bangkok là tên cũ của Thon Buri, cố đô của vương quốc, vì nằm dọc theo các kênh Bangkok Noi và Bangkok Yai. Trong lịch sử, tên Bangkok đã được sử dụng phổ biến trong thời gian dài.

Ngày 16.2, Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang cho biết, thực ra tên chính thức của thủ đô Thái Lan - Krung Thep Maha Nakhon - không đổi trong bản cập nhật mới nhất của ORST vì tên này đã được sử dụng từ năm 2001. Tuy nhiên, hầu hết người nước ngoài gọi thủ đô Thái Lan là Bangkok, ông chỉ ra. 

Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thái Lan Itthiphol Kunplome cho biết, ông đồng ý với tên chính thức Krung Thep Maha Nakhon vì đây là tên gọi phản ánh thanh danh của thủ đô. Theo ông, tên gọi Bangkok hầu như chỉ có thể tìm được trong các bộ phim và các tác phẩm PR.

Trong bài đăng trên Facebook, ông Somkiat Osotsapa - cựu giảng viên kinh tế tại Đại học Chulalongkorn, nhấn mạnh, người nước ngoài gọi thủ đô của Thái Lan là Bangkok. "Bangkok, viết tắt là BKK, là thương hiệu của đất nước. Phải mất vài thập kỷ trước khi cái tên Bangkok được các quốc gia khác công nhận. Chỉ cần nhắc phiên bản tên dài của thủ đô với người nước ngoài và cho họ viết chính tả và xem họ sẽ phản ứng như thế nào" - ông bình luận.

Prompong Yamarat, cựu phó lãnh đạo Đảng Kla, nói rằng Bangkok và Krung Thep Maha Nakhon có thể được sử dụng thay thế cho nhau.

Trong khi đó, Nang Mwe Phaung, sinh viên 22 tuổi người Myanmar đang theo học tại một trường đại học Thái Lan cho hay, du khách dễ gọi Bangkok hơn là "Krung Thep Maha Nakhon". Thêm 2 cái tên này có thể làm phức tạp thêm giao tiếp giữa người Thái và người nước ngoài.

Chyuo Tan, 27 tuổi, giáo viên đến từ Singapore, chia sẻ, Bangkok nên được sử dụng trên toàn thế giới vì hầu hết người nước ngoài không thể phát âm phiên bản dài của tên mới của thủ đô Thái Lan.

Tương tự, Artiya Wan, 25 tuổi, du học sinh Malaysia tại Thái Lan, nhận định, Bangkok ngắn gọn, dễ nói và dễ nhớ với người nước ngoài.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Thái Lan đàm phán bong bóng du lịch để đón khách Trung Quốc

Hải Anh |

Thái Lan sẽ có các cuộc đàm phán về các thỏa thuận bong bóng du lịch song phương với Trung Quốc và Malaysia vào cuối tháng 2.

Thái Lan tuyên bố tình trạng thảm họa sau sự cố tràn dầu

Anh Vũ |

Sự cố tràn dầu từ một đường ống dưới nước ở Thái Lan đã khiến nước này phải tuyên bố tình trạng thảm họa ở một số khu vực.

Tiêu chí để Thái Lan tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu

Hải Anh |

Bộ Y tế Công cộng Thái Lan có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trước cuối năm nay, sử dụng các tiêu chí riêng và có hoặc không có xác nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Lốc xoáy ở Lâm Đồng, nhiều cây xanh ngã đổ, 4 ngôi nhà bị tốc mái

Phan Tuấn |

Mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm ngã đổ nhiều cây xanh cổ thụ và tốc mái nhiều ngôi nhà của người dân ở xã Quảng Ngãi và thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 14.2 đến 24.2 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 14.2.2023 - 24.2.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Cố tình không nộp lại ngân sách Nhà nước, HEPCO giữ lại 3,6 tỉ đồng suốt 5 năm dùng vào việc gì?

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Qua kết luận thanh tra, hết nhiệm vụ chi nhưng Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) chậm nộp hơn 3,6 tỉ đồng cho nhà nước theo quy định.

Khải Hoàn Land (KHG): Vì sao lãi lớn, nợ thuế ngày càng phình to?

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, trong khi các doanh nghiệp môi giới bất động sản như DXG, CRE, AGG... lỗ nặng, Khải Hoàn Land (KHG) trở thành điểm sáng khi báo lãi hơn 400 tỉ đồng. Tuy nhiên, nợ thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước của KHG lại càng phình to.

Nguyên nhân cam sành Vĩnh Long rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg

Tạ Quang |

Vĩnh Long - Đến thời điểm hiện tại, số lượng cam cần tiêu thụ ở tỉnh Vĩnh Long là 80.000 tấn. Và nguyên nhân là do quy luật cung cầu của thị trường, tức cung đã vượt cầu.

Thái Lan đàm phán bong bóng du lịch để đón khách Trung Quốc

Hải Anh |

Thái Lan sẽ có các cuộc đàm phán về các thỏa thuận bong bóng du lịch song phương với Trung Quốc và Malaysia vào cuối tháng 2.

Thái Lan tuyên bố tình trạng thảm họa sau sự cố tràn dầu

Anh Vũ |

Sự cố tràn dầu từ một đường ống dưới nước ở Thái Lan đã khiến nước này phải tuyên bố tình trạng thảm họa ở một số khu vực.

Tiêu chí để Thái Lan tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu

Hải Anh |

Bộ Y tế Công cộng Thái Lan có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu trước cuối năm nay, sử dụng các tiêu chí riêng và có hoặc không có xác nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).