Tăng lương: Chìa khóa mới giúp giảm lạm phát tại Nhật Bản

Thảo Phương |

Chính phủ Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lương cho người lao động nhằm giảm làn sóng lạm phát đang ngày một dâng cao.

Trong 3 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tiến hành tìm kiếm những chính sách tăng lương tại các doanh nghiệp nhỏ để đạt mục tiêu ổn định lạm phát.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng nỗ lực khuyến khích những quyết định tăng lương cho người lao động nhằm tạo ra một chu kỳ tăng trưởng kinh tế mới.

Liên đoàn lao động Nhật Bản đang tổ chức các cuộc đàm phán về mức lương hàng năm, với những kết luận ban đầu sẽ được đưa ra vào tuần tới.

Sau những đợt tăng lương đáng kể đến từ các tập đoàn như Uniqlo và Toyota, Thủ tướng Kishida đã có thêm nhiều kỳ vọng về mức tăng lương lớn nhất trong vài năm trở lại đây.

Tuy nhiên, những quyết định tăng lương của các công ty nhỏ không có công đoàn, nơi làm việc của 76% lao động Nhật Bản, sẽ có những tác động vô cùng lớn đến kế hoạch của chính phủ.

Chính vì vậy, BoJ vẫn chưa chắc chắn rằng liệu mức tăng của năm nay có đủ lớn để ổn định lạm phát hay không.

 
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tích cực theo dõi chính sách tăng lương của các doanh nghiệp nhỏ. Ảnh: BoJ

Quy mô của các đợt tăng lương dự kiến ​​sẽ giúp BoJ xác định vốn duy trì chương trình kích thích thị trường cho đến khi lạm phát ổn định ở mức 2%.

Nhiều chuyên gia tài chính suy đoán rằng một sự thay đổi có thể đang diễn ra dưới sự lãnh đạo của thống đốc sắp nhậm chức Kazuo Ueda.

Tháng 10.2022, Thủ tướng Kishida đã đến thăm một nhà máy nhỏ, nơi chế tạo linh kiện cho nhiều nhà sản xuất từ ​​chip đến máy bay, cho thấy sự quan tâm của ông đối với những doanh nghiệp nhỏ của đất nước.

Theo Rengo, liên đoàn công đoàn lớn nhất của Nhật Bản, năm 2022 mức lương cơ bản của người lao động chỉ tăng 0,6% trên khắp cả nước.

Năm nay, khoảng 2.000 công đoàn đang tìm kiếm mức tăng trung bình 2,83%, đáp ứng yêu cầu của BoJ và chính phủ.

 
Năm 2022, mức lương cơ bản của lao động Nhật Bản chỉ tăng 0,6%. Ảnh: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản

Kinh doanh trong thị trấn nhỏ, việc tăng lương là điều gần như không thể đối với siêu thị PB Farm.

"Ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng nên hóa đơn tiền điện liên tục tăng cao, chúng tôi cũng đang phải vật lộn chuyển giá thực phẩm bán buôn bởi nhiều khách hàng lớn tuổi chỉ sống bằng lương hưu”, chủ siêu thị PB Farm Tsuneki Kiyono, 54 tuổi chia sẻ.

Tình trạng khó khăn của siêu thị PB Farm đã phần nào nói lên thách thức chung giữa các công ty nhỏ tại Nhật Bản. Phá vỡ suy nghĩ ngại tăng giá từ lâu đã là mục tiêu của Ngân hàng Trung ương khi họ tìm cách hợp tác với chính phủ để thúc đẩy một chu kỳ tăng tiền lương, giá cả tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Các biện pháp kích thích của BoJ bao gồm lãi suất ngắn hạn âm và trần lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm.

Chính phủ của Thủ tướng Kishida gần đây cũng tăng cường khuyến khích các công ty tăng lương, bao gồm giảm thuế tới 40% chi phí trả lương.

Tuy nhiên, một số công ty cho rằng các ưu đãi của chính phủ ông Kishida quá tốn thời gian để tận dụng.

 
Chính phủ và BoJ đưa ra nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng lương. Ảnh: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản

Masato Okajima, giám đốc điều hành của Monster Dive, một công ty khởi nghiệp sản xuất web có trụ sở tại phường Minato, Tokyo cho biết: “Chúng tôi không có thời gian để thu thập tất cả thông tin hoặc đăng ký các chương trình của chính phủ”.

Ưu tiên của Okajima là giữ chân nhân viên trong ngành công nghệ có tính cạnh tranh cao. Ông quyết định tăng lương cơ bản thêm 15.000 yên cho tất cả 34 công nhân để giúp họ đối phó với lạm phát.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Dự án thắp hy vọng cho thị trấn ở Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân

Ngọc Vân |

Dự án biến gạo thành nhựa carbon thấp mang lại hy vọng cho một thị trấn đang gặp khó khăn ở Fukushima, Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân.

Lý do lao động Nhật Bản di cư ra nước ngoài

Thanh Hà |

Cựu nhân viên của công ty ôtô Nhật Bản chuyển đến Thụy Điển sống và làm việc để được hưởng mức lương cao hơn cũng như nhiều thời gian hơn cho gia đình.

Nhật Bản thiếu nhân lực, chưa sẵn sàng chào đón du khách

Thảo Phương |

Nhật Bản đối mặt với bài toán đón làn sóng du khách tăng mạnh khi 3/4 cơ sở lưu trú không có đủ nhân viên chuyên nghiệp.

Cận cảnh hai tòa nhà "chọc trời" tại quận Hà Đông sau nhiều năm đắp chiếu

Bài và ảnh: Phan Anh |

Hà Nội - Tại quận Hà Đông, không khó để bắt gặp những dự án, tòa nhà chung cư đã xong phần thô nhưng bỏ hoang. Có dự án được ví là "trái tim của quận", nhưng cũng "ngừng thở" nhiều năm.

Tràn lan nạn quảng cáo bạc bịp, công khai sát phạt nhau trên mạng xã hội

Nhóm PV |

Loạt fanpage, tài khoản mạng xã hội đua nhau quảng cáo, bán những thiết bị hỗ trợ đánh bạc bịp. Trên nhiều video đăng tải, các đối tượng công khai sát phạt nhau với số tiền rất lớn.

Quý I năm 2023, đấu giá đất ở nhiều địa phương ế ẩm

Vân Trường |

Những tháng đầu năm 2023, có những phiên đấu giá đất tại các địa phương có tới hơn 1 nửa số lô không có người trả giá, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá cũng diễn ra phổ biến.

Nhà vệ sinh công cộng ở TPHCM: Nơi sạch sẽ, nơi nhếch nhác

Thanh Chân - Chân Phúc |

TPHCM - Số lượng và chất lượng nhà vệ sinh công cộng ở thành phố vẫn là một trong những vấn đề nan giải suốt thời gian qua.

Những tiếng hát phá tan tình làng nghĩa xóm

Văn Sỹ |

Không kiềm được cơn tức giận khi bị “tra tấn” bằng âm thanh chát chúa, một người đã đánh chấn thương hàng xóm; còn người khác phải nhập viện vì bệnh tim lại mất ngủ bởi tiếng hát...

Dự án thắp hy vọng cho thị trấn ở Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân

Ngọc Vân |

Dự án biến gạo thành nhựa carbon thấp mang lại hy vọng cho một thị trấn đang gặp khó khăn ở Fukushima, Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân.

Lý do lao động Nhật Bản di cư ra nước ngoài

Thanh Hà |

Cựu nhân viên của công ty ôtô Nhật Bản chuyển đến Thụy Điển sống và làm việc để được hưởng mức lương cao hơn cũng như nhiều thời gian hơn cho gia đình.

Nhật Bản thiếu nhân lực, chưa sẵn sàng chào đón du khách

Thảo Phương |

Nhật Bản đối mặt với bài toán đón làn sóng du khách tăng mạnh khi 3/4 cơ sở lưu trú không có đủ nhân viên chuyên nghiệp.