Tần Thủy Hoàng và cuộc tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử

Song Minh |

Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, được cho là muốn trường sinh bất tử.

Theo sử sách ghi chép và người đời kể lại, Tần Thủy Hoàng bị ám ảnh bởi cái chết và luôn khao khát có một phương thuốc trường sinh bất tử. 2.200 năm trước, ông đã ra chiếu chỉ yêu cầu tất cả ngự y, pháp sư và hiền tài tìm kiếm một loại thuốc có thể mang lại cho ông cuộc sống vĩnh cửu.

Tần Thủy Hoàng sinh năm ngày 18.2.259 trước Công nguyên, mất ngày 11.7.210 trước Công nguyên. Ông là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 trước Công nguyên.

Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là Hoàng đế và tự gọi mình là Thủy Hoàng đế.

Một bức tượng hiện đại của Tần Thủy Hoàng, gần đội quân đất nung trong lăng mộ ông ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Ảnh: Wiki
Một bức tượng hiện đại của Tần Thủy Hoàng, gần đội quân đất nung trong lăng mộ ông ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Ảnh: Wiki

Trong triều đại của ông, những dải tre hoặc gỗ là vật liệu phổ biến để ban hành chiếu chỉ. Tân Hoa Xã cho hay, năm 2002, hơn 36.000 thẻ gỗ có chữ cổ đã được phát hiện trong một giếng bỏ hoang ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc.

Zhang Chunlong - nhà nghiên cứu tại Viện Khảo cổ học Hồ Nam - đã phân tích 48 thẻ gỗ liên quan đến các phương thuốc từ bộ sưu tập đó và nhận thấy rằng chiếu chỉ của Tần Thủy Hoàng về việc tìm kiếm thuốc trường sinh bất tử đã đến tận các vùng biên cương và làng mạc hẻo lánh.

Nhà nghiên cứu Zhang Chunlong cho rằng, một triều đình cổ đại có uy nghiêm và sứ thần có mạnh mẽ mới có thể đưa chiếu chỉ của hoàng đế đến những vùng xa xôi như vậy, khi các phương tiện giao thông và thông tin liên lạc chưa phát triển.

Các thẻ gỗ thậm chí còn ghi một số phản hồi từ các làng. Một ngôi làng được gọi là "Duxiang" đã bẩm báo lại với hoàng đế rằng dân làng vẫn chưa tìm thấy thuốc trường sinh, trong khi một ngôi làng khác ở tỉnh Sơn Đông ngày nay dâng lên hoàng đế loại thảo mộc từ một ngọn núi ở địa phương.

Theo các nhà khảo cổ và sử học, Tần Thủy Hoàng bị ám ảnh bởi sự bất tử nên luôn khao khát tìm kiếm thuốc trường sinh. Tuy nhiên, chính khao khát này dường như lại khiến vị hoàng đến đầu tiên của Trung Quốc sớm về với thế giới vĩnh hằng.

Theo Chemistry World, Tần Thủy Hoàng được cho là đã dùng chu sa (sulfua thủy ngân) với hy vọng sẽ kéo dài tuổi thọ.

Vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, người ta cho rằng thủy ngân có sức mạnh giúp con người bất tử. Ngày nay, ai cũng biết thủy ngân là chất độc hại, nhưng người Trung Quốc cổ đại hoàn toàn có một ý tưởng khác. Họ tin rằng đặc tính kỳ diệu của thủy ngân sẽ chữa khỏi các bệnh lây nhiễm thịnh hành lúc đó, thậm chí các bệnh dường như không liên quan như khó tiêu, trầm cảm và các bệnh tim mạch.

Do đó, các nhà giả kim thuật Trung Quốc cổ đại đã điều chế các hợp chất thủy ngân, thường bằng cách trộn thủy ngân lỏng với các chất độc hại khác như lưu huỳnh. Những hợp chất này được dành riêng cho giới thượng lưu giàu có, những người khao khát sự bất tử.

Trớ trêu thay, những phương pháp chữa trị được cho là của Tần Thủy Hoàng có thể đã khiến ông qua đời ở tuổi 49.

Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Shutterstock
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Shutterstock

Nếu không thể sống mãi, Tần Thủy Hoàng ít nhất cũng muốn đảm bảo rằng mình sẽ được trang bị đầy đủ ở thế giới bên kia. Một trong những công trình lớn mà Tần Thủy Hoàng cho xây dựng là lăng mộ của chính mình.

Nhà sử học thời Hán Tư Mã Thiên đã viết trong cuốn sử ký của mình rằng có khoảng 70 vạn người được điều động cho việc xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Nhà sử học người Anh John Man nghi ngờ con số này, tính toán rằng nền móng của lăng mộ có thể đã được 16.000 người xây dựng trong vòng hai năm.

Trong khi Tư Mã Thiên không bao giờ đề cập đến đội quân đất nung, những bức tượng này đã được phát hiện bởi một nhóm các nông dân đào giếng vào ngày 29.3.1974. Các chiến binh này được tạo ra với một loạt các hỗn hợp khuôn đất sét và sau đó tiếp tục được cá nhân hóa bằng tay bởi các nghệ sĩ. Có khoảng 7.000 chiến binh đất nung và mục đích của họ là để bảo vệ hoàng đế khỏi các linh hồn xấu xa ở thế giới bên kia. Trong đội quân này có nhiều xe ngựa và 40.000 vũ khí thực sự bằng đồng.

Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Wiki
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Wiki

Mô tả về lăng mộ này của Tư Mã Thiên bao gồm các cung điện và các tháp ngắm cảnh, rất nhiều châu báu, có 100dòng sông được làm bằng thủy ngân, và những chiếc nỏ được trang bị để bắn vào bất cứ kẻ nào đột nhập lăng mộ. Lăng mộ được xây dựng trên núi Li Sơn, cách Tây An 30km.

Các nhà khảo cổ học hiện đại đã định vị ngôi mộ, và đưa thiết bị thăm dò sâu bên trong. Các thăm dò cho thấy hàm lượng thủy ngân cao bất thường, tỷ lệ cao khoảng 100 lần so với tự nhiên, cho thấy rằng một số phần của truyền thuyết là đáng tin cậy. Bí mật của ngôi mộ được duy trì vì hầu hết những người xây dựng lăng mộ đều bị sát hại.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc có phát hiện khảo cổ quan trọng về Tần Thủy Hoàng

Khánh Minh |

Trung Quốc phát hiện địa điểm khảo cổ được cho là điện thiết triều của Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.

Phát hiện chưa từng thấy tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Song Minh |

Trung Quốc vừa công bố phát hiện mới nhất về hai chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Trung Quốc có phát hiện sửng sốt ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Song Minh |

Một chiến binh đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc có tư thế kỳ lạ, đối lập hẳn các chiến binh khác.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Trung Quốc có phát hiện khảo cổ quan trọng về Tần Thủy Hoàng

Khánh Minh |

Trung Quốc phát hiện địa điểm khảo cổ được cho là điện thiết triều của Tần Thủy Hoàng - vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.

Phát hiện chưa từng thấy tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Song Minh |

Trung Quốc vừa công bố phát hiện mới nhất về hai chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Trung Quốc có phát hiện sửng sốt ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Song Minh |

Một chiến binh đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc có tư thế kỳ lạ, đối lập hẳn các chiến binh khác.