Tác nhân Mỹ trong sự suy thoái kinh tế của Đức

Song Minh |

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế mà Mỹ bị cho là một tác nhân gây ảnh hưởng mạnh.

Nền kinh tế Đức phải đối mặt với ba thách thức lớn: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, giá năng lượng cao và chi tiêu quân sự tăng. Theo tờ Mordern Diplomacy, một số người cho rằng Mỹ đóng vai trò then chốt trong tất cả những vấn đề này.

Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc giảm

Đức là cường quốc xuất khẩu của thế giới, với mặt hàng xuất khẩu chính là xe có động cơ, máy móc và các sản phẩm hóa chất huyết mạch của nền kinh tế.

Trung Quốc luôn là đối tác thương mại chính của Đức trong 8 năm qua, đồng thời là thị trường xuất khẩu thiết yếu và lớn cho hàng hóa Đức. Tuy nhiên, mối quan hệ quan trọng này đang bị suy yếu do Mỹ.

Lấy ví dụ các công ty Volkswagen và Badische Anilin-und Sodafabrik (BASF) - hai trong số những công ty lớn nhất của Đức tính theo doanh thu hàng năm và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Đức. Chỉ tháng trước, họ đã bị Chính phủ Mỹ ép đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Tân Cương.

Điều này được thực hiện thông qua Liên minh liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC), một nhóm được tài trợ bởi Quỹ Dân chủ Quốc gia và George Soros, với mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream dẫn đến giá khí đốt tăng vọt

Nhà báo đoạt giải Pulitzer Seymour Hersh cáo buộc Mỹ đứng sau vụ đánh bom Nord Stream - đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga tới Tây Âu. Mỹ từ lâu đã tìm cách giảm sự phụ thuộc của Đức vào năng lượng của Nga.

Nhà báo Seymour Hersh trình bày chi tiết cách Mỹ lên kế hoạch và thực hiện vụ đánh bom. Tuy nhiên, truyền thông Đức phần lớn phớt lờ thông tin này và thay vào đó tập trung vào việc hạ uy tín của Hersh.

Giá năng lượng của Đức đã tăng vọt do các lệnh trừng phạt Nga sau khi nước này đưa quân vào Ukraina, khiến nền kinh tế Đức suy giảm đáng kể.

Ảnh: AP
Các lĩnh vực kinh tế và công nghiệp của Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi giá năng lượng cao. Ảnh: AP

Do Đức phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu khí đốt Nga, nguồn cung giảm khiến giá năng lượng tăng vọt. Giá khí đốt tăng hơn 10 lần, giá điện cũng tăng vọt. Điều này đã tạo gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp Đức, khiến nhiều công ty phải chuyển trụ sở ra nước ngoài.

Các lĩnh vực kinh tế và công nghiệp của đất nước đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra hiệu ứng lan tỏa khắp châu Âu. EU và Đức buộc phải tìm kiếm những nguồn năng lượng đắt tiền hơn, chẳng hạn như Mỹ, dẫn đến cáo buộc Mỹ trục lợi từ cuộc khủng hoảng.

Chi tiêu quân sự của Đức

Chi tiêu quân sự cũng đang đẩy nhanh sự suy thoái của Đức. Theo báo cáo của tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh), trong thập kỷ qua, Đức đã tăng chi tiêu quân sự lên 42%. Tuy nhiên, với tình trạng khó khăn về kinh tế và sự sụp đổ công nghiệp hiện nay, Đức không thể kiên trì đổ tiền vào quân đội khi nước này đang rất cần tiền ở nơi khác.

Một lần nữa, nhân tố Mỹ lại xuất hiện. Theo Modern Diplomacy, sự leo thang chi tiêu quân sự của Đức được thúc đẩy đáng kể bởi cuộc xung đột ở Ukraina kể từ năm 2022, trong đó Mỹ cũng có phần trách nhiệm lớn.

Hơn nữa, những chính sách thất thường của Mỹ đối với NATO đã khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Trong thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, ông đã nhiều lần đe dọa rút Mỹ khỏi NATO và tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2018 ở Brussels, ông gần như đã làm như vậy.

Ông Trump luôn coi NATO là nguồn tiêu hao tài nguyên của Mỹ. Mới tháng trước, ông thậm chí còn tuyên bố rằng sẽ khuyến khích Nga tấn công các đồng minh châu Âu nếu họ không đáp ứng các mục tiêu chi tiêu quân sự do NATO quy định.

Đức liên tục không đạt được các mục tiêu này và về cơ bản đã bị buộc phải tăng chi tiêu quân sự vì lo ngại rằng Mỹ có thể không còn cung cấp sự bảo vệ đáng tin cậy về lâu dài.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Đức tiết lộ các cuộc đàm phán bí mật về Ukraina

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết một số nước đang tìm cách khởi động quá trình chấm dứt xung đột Nga - Ukraina.

Đức có nguồn cung khí đốt lớn thay thế khí đốt Nga

Song Minh |

Để thay thế khí đốt Nga, Đức ký thỏa thuận mua 1 triệu tấn LNG mỗi năm của công ty dầu khí quốc gia UAE.

Đức đối mặt khủng hoảng bất động sản tồi tệ nhất trong nhiều năm

Khánh Minh |

Cuộc khủng hoảng bất động sản thương mại ở Đức có thể gây rắc rối cho các ngân hàng nước này.

Lời kể của người dân tại hiện trường vụ cháy xưởng gỗ ở Quận 8

Chân Phúc - Minh Tâm |

TPHCM - Mặc dù đám cháy xưởng gỗ đã được lực lượng chức năng khống chế nhưng người dân sống xung quanh tuyến đường Phạm Thế Hiển, Phường 2, Quận 8 vẫn còn lo lắng, nhất là giai đoạn TPHCM đang nắng nóng kéo dài nhiều tháng qua.

Em gái thủ lĩnh Hamas bị bắt ở Israel

Anh Vũ |

Lực lượng an ninh Israel đã bắt giữ Zebah Abdel Salem Haniyeh, 57 tuổi, em gái của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh, với cáo buộc kích động khủng bố.

Dự báo mùa bão khốc liệt 2024 được tiếp sức bởi nhiên liệu dữ dội

Ngọc Vân |

Các nhà dự báo bão lưu ý, cơn bão đầu tiên có thể hình thành sớm trước khi mùa bão khốc liệt 2024 chính thức bắt đầu.

Tăng sốc, giá vàng phi mã lập đỉnh mới

Ngọc Thiện |

Trong phiên giao dịch đêm qua, giá vàng thế giới đã đạt mức 2.264,20 USD/ounce trên sàn Comex.

Iran tố Israel không kích lãnh sự quán, tiêu diệt tướng tinh nhuệ

Song Minh |

Chuẩn tướng Iran Mohammad Reza Zahedi thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel ở Syria.

Đức tiết lộ các cuộc đàm phán bí mật về Ukraina

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết một số nước đang tìm cách khởi động quá trình chấm dứt xung đột Nga - Ukraina.

Đức có nguồn cung khí đốt lớn thay thế khí đốt Nga

Song Minh |

Để thay thế khí đốt Nga, Đức ký thỏa thuận mua 1 triệu tấn LNG mỗi năm của công ty dầu khí quốc gia UAE.

Đức đối mặt khủng hoảng bất động sản tồi tệ nhất trong nhiều năm

Khánh Minh |

Cuộc khủng hoảng bất động sản thương mại ở Đức có thể gây rắc rối cho các ngân hàng nước này.