Tác động rõ nét với thương mại toàn cầu khi Trung Quốc kết thúc phong toả

Thanh Hà |

Cây viết Alan Beattie của Financial Times nhận định, tác động rõ ràng của việc Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa COVID-19 chắc chắn sẽ là một trong những sự kiện kinh tế của năm 2023.

Về mặt tích cực, tiêu dùng tăng mạnh ở Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu ở những nơi khác. Ở chiều ngược lại, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc cao hơn có nghĩa là nhu cầu về nhiên liệu và đặc biệt là LNG nhiều hơn, có thể dẫn tới cú sốc về giá năng lượng.

Bên cạnh đó, nếu việc Trung Quốc mở cửa trở lại dẫn tới một đợt gia tăng ca bệnh mới và một cuộc khủng hoảng y tế thì đó có thể là một lực cản hơn là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.

Tác động của việc Trung Quốc kết thúc phong toả và mở cửa trở lại đối với toàn cầu hóa và đặc biệt là hệ thống thương mại hàng hóa cũng không rõ ràng. Thoạt tiên, việc mở cửa được xem là tích cực khi có thể giúp khai thông các tuyến đường vận chuyển và vận tải đường bộ của Trung Quốc, giảm căng thẳng trong chuỗi giá trị. Nhưng quá trình chuyển đổi này có thể bấp bênh. Tương tự như tăng trưởng nói chung, các cảng và nhà máy phải chịu rủi ro khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Từ góc độ nhu cầu trong nước, Trung Quốc có thể đạt thặng dư thương mại lớn nhưng không còn chỉ là một cỗ máy xuất khẩu: Với giá trị nhập khẩu 2,7 nghìn tỉ USD vào năm 2021 so với 2,8 nghìn tỉ USD của Mỹ, Trung Quốc là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai thế giới.

Về mặt tích cực, mức tiêu thụ tăng mạnh có thể bổ sung cho nhu cầu toàn cầu. Mặt khác, lưu lượng container nhiều hơn có thể dẫn tới việc thế giới phải chứng kiến sự trở lại của những căng thẳng trong chuỗi cung ứng bắt đầu ghi nhận từ năm 2020.

Việc mở cửa trở lại diễn ra vào thời điểm tình trạng tắc nghẽn đó đang nhanh chóng được giải quyết nhưng không phải theo những góc độ mà mọi người mong muốn. Giá cước vận tải trung bình và thời gian chờ tàu chở hàng giảm trong nửa đầu năm ngoái không phải do hiệu quả hoạt động của các cảng và vận chuyển cao hơn mà do triển vọng tăng trưởng toàn cầu và do đó lưu lượng hàng hóa nhanh chóng giảm.

Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc mở cửa dè dặt thời điểm đó làm trầm trọng thêm căng thẳng với chuỗi cung ứng trong năm 2022 bởi tỉ lệ lây nhiễm COVID-19 trong đội ngũ nhân sự chuỗi cung ứng tăng, nhưng không nhiều.

Cảng container Kwai Chung ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Cảng container Kwai Chung ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Các nhà kinh tế tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tạo ra một chỉ số tổng hợp về sức ép chuỗi cung ứng bao gồm thời gian giao hàng và lượng hàng hóa dự trữ. Khối lượng vận chuyển hàng hóa giảm mạnh đồng nghĩa với việc chỉ số này giảm nhanh trong năm ngoái từ mức cao nhất là 4,3 độ lệch chuẩn trên mức trung bình lịch sử vào cuối năm 2021 xuống còn 0,9 độ lệch chuẩn vào tháng 9.2022.

Chỉ số này đã ngừng giảm và ổn định trong 3 tháng qua, với các nhà kinh tế chỉ ra tắc nghẽn thúc đẩy từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại là nguyên nhân chính.

Khi có nhiều ca lây nhiễm COVID-19 hơn, ngoài vấn đề con người, sức ép lên chuỗi cung ứng có thể cao hơn. Nhưng như các nhà kinh tế ở Mỹ chỉ ra, gián đoạn nguồn cung thương mại toàn cầu do COVID-19 gây thiệt hại nhiều hơn vì chúng xảy ra cùng lúc ở mọi nơi.

Một trong những tác động của đại dịch và gia tăng căng thẳng chính trị toàn cầu là sự chuyển đổi nguồn cung ứng của các công ty đa quốc gia sang các địa điểm sản xuất thay thế Trung Quốc như Ấn Độ và Việt Nam, những quốc gia không gặp phải vấn đề phong tỏa tương tự.

Vẫn còn những câu hỏi về việc liệu tắc nghẽn chuỗi cung ứng có phải là một vấn đề nghiêm trọng hay không. Các cảng bờ Tây Mỹ từng có hàng dài tàu chờ cập cảng trong 2021. Nhưng những cảng đó vẫn đang xử lý lượng hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là hàng tiêu dùng lâu bền và tình trạng đình trệ không ngăn được xuất khẩu toàn cầu phục hồi sau cú sốc COVID-19.

Dù mức tiêu thụ tổng thể đã giảm, nhưng nhu cầu với hàng hóa lâu bền vẫn cao, có nghĩa là tình trạng tắc nghẽn do nhu cầu thúc đẩy có thể xuất hiện trở lại nếu mức tiêu thụ của Trung Quốc tăng trở lại.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại - trừ khi dẫn tới những kịch bản sức khoẻ không mong muốn và phải đảo ngược lại quyết định - gần như chắc chắn là điều tốt cho thương mại và toàn cầu hóa. Phần còn lại của thế giới cần nhiều xuất khẩu hơn ngay cả khi có nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng. Chính xác là không ai muốn tình trạng tắc nghẽn vận chuyển quay trở lại, nhưng so với khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu thì tắc nghẽn không phải là một vấn đề tồi tệ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Du lịch nội địa Trung Quốc tăng đột biến trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, số người du lịch trong Trung Quốc đã tăng 74% kể từ năm 2022 sau khi chính quyền dỡ bỏ các biện pháp ngừa COVID-19.

Du khách Trung Quốc sẽ bùng nổ trở lại ở Đông Nam Á

Ngọc Vân |

Theo Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, dự kiến sẽ là các nước đón du khách Trung Quốc nhiều nhất trong năm 2023.

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa tối tân tập trận với Trung Quốc, Nam Phi

Thanh Hà |

Tàu khu trục Nga được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon sẽ tham gia cuộc tập trận chung 3 bên với Trung Quốc, Nam Phi vào tháng 2.

Công an xã học tiếng dân tộc, miệt mài bám bản nơi rẻo cao

Khánh Linh |

Sơn La - Vượt qua những khó khăn, các chiến sĩ công an xã chính quy vẫn âm thầm bám bản để giữ cuộc sống bình yên cho người dân nơi rẻo cao Tây Bắc.

Diện mạo bất ngờ vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh sau khi cải tạo

MINH HÀ - VIỆT DŨNG |

Cùng với việc lát đá tự nhiên, vỉa hè phố Nguyễn Chí Thanh được trồng đồng bộ cây xanh, vườn hoa, hệ thống chiếu sáng. Đặc biệt, nhiều ghế đá đã được bố trí dưới những tán cây hoa sữa để người dân nghỉ ngơi, thư giãn khiến nhiều người thích thú.

Hết cảnh xếp hàng dài mua vàng ngày vía thần tài

Hải Anh |

Hà Nội - Cảnh tượng dòng người xếp hàng dài chờ mua vàng vào sáng tinh mơ ở các phố vàng như Trần Nhân Tông, Cầu Giấy đã không còn như mọi năm vào ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng.

Lễ hội Xuân Quý Mão 2023: Dừng tổ chức nếu có hiện tượng tiêu cực

Hải Minh |

Lễ hội Xuân Quý Mão được dự đoán thu hút một lượng lớn người tham dự sau thời gian dài hoạt động cầm chừng do dịch bệnh COVID-19.

Dậy từ 3h sáng, 16 năm là người mở bát mua vàng ngày vía Thần Tài

Đức Mạnh - Việt Anh |

Trong dòng người xếp hàng chờ mua kim loại quý ngày vía Thần tài, có những vị khách đã quen mặt tới hơn chục năm. Không quan trọng đắt hay rẻ, đông hay không, họ mua vàng chỉ với mong muốn một năm mới may mắn và thuận lợi.

Du lịch nội địa Trung Quốc tăng đột biến trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, số người du lịch trong Trung Quốc đã tăng 74% kể từ năm 2022 sau khi chính quyền dỡ bỏ các biện pháp ngừa COVID-19.

Du khách Trung Quốc sẽ bùng nổ trở lại ở Đông Nam Á

Ngọc Vân |

Theo Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, dự kiến sẽ là các nước đón du khách Trung Quốc nhiều nhất trong năm 2023.

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa tối tân tập trận với Trung Quốc, Nam Phi

Thanh Hà |

Tàu khu trục Nga được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon sẽ tham gia cuộc tập trận chung 3 bên với Trung Quốc, Nam Phi vào tháng 2.