Sửng sốt ngôi sao 'quái vật vũ trụ' bùng nổ sức mạnh bằng 1 tỉ Mặt trời

Phương Linh |

Một ngôi sao đặc có từ trường cực mạnh phun trào dữ dội và năng lượng tỏa ra ngang với 1 tỉ Mặt trời và chỉ xảy ra trong tích tắc.

Live Science đưa tin, loại sao này, được gọi là sao từ, là một sao neutron có từ trường đặc biệt mạnh, và các sao từ này thường bùng nổ một cách ngoạn mục và không hề có dấu hiệu báo trước. Mặc dù các sao từ có thể sáng hơn Mặt trời của chúng ta hàng nghìn lần, nhưng các vụ phun trào của chúng rất ngắn và không thể đoán trước được. Đây là thách thức cho các nhà vật lý thiên văn đi sâu tìm kiếm và nghiên cứu.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gần đây đã tìm cách bắt được một trong những vụ bùng nổ sao từ và tính toán độ sáng dao động khi nó phun trào. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sao từ ở xa giải phóng ra năng lượng tương đương Mặt trời của chúng ta tạo ra trong 100.000 năm và nó diễn ra chỉ trong thời gian ngắn ngủi 1/10 giây.

Một ngôi sao neutron hình thành khi một ngôi sao lớn sụp đổ vào cuối vòng đời của nó. Theo NASA, khi ngôi sao chết trong một vụ nổ siêu tân tinh, các proton và electron trong lõi của nó bị nghiền nát thành một khối lượng mặt trời bị nén lại, kết hợp lực hấp dẫn cường độ cao cùng với tốc độ quay lớn và lực từ trường mạnh mẽ.

Kết quả, một ngôi sao neutron, có khối lượng xấp xỉ 1,3 đến 2,5 lần khối lượng Mặt trời nhưng lại bị nhồi nhét trong một quả cầu có đường kính chỉ  20km. Khối lượng Mặt trời dùng để đo khối lượng của một ngôi sao hay thiên thể lớn. Đơn vị khối lượng này bằng chính khối lượng của Mặt trời và gấp khoảng 330.000 lần khối lượng Trái đất.

Vật chất trong sao neutron được nén lại dày đặc đến mức một lượng có kích thước bằng một viên đường sẽ nặng hơn 1 tỉ tấn và lực hấp dẫn của sao neutron mạnh đến mức một viên kẹo dẻo đi ngang qua sẽ va vào bề mặt của ngôi sao với lực của 1.000 quả bom hạt nhân, theo NASA.

NASA minh họa một vụ nổ mạnh mẽ của sao từ. Video: NASA

Tác giả chính của nghiên cứu, Alberto J. Castro-Tirado, giáo sư nghiên cứu thuộc Viện Vật lý Thiên văn Andalucía tại Hội đồng Nghiên cứu Tây Ban Nha, cho biết, sao từ là sao neutron có từ trường mạnh gấp 1.000 lần so với từ trường của các sao neutron khác, và chúng mạnh hơn bất kỳ vật thể có từ trường nào khác trong vũ trụ.

Giáo sư Castro-Tirado nói: “Ngay cả khi ở trạng thái không hoạt động, các sao từ có thể phát sáng gấp 100.000 lần so với Mặt trời của chúng ta. "Nhưng trong trường hợp mà chúng tôi đã nghiên cứu - GRB2001415 - năng lượng được giải phóng tương đương với năng lượng mà Mặt trời của chúng ta tỏa ra trong 100.000 năm".

Vụ nổ khổng lồ

Đồng tác giả nghiên cứu, Victor Reglero, cho hay, sao từ tạo ra vụ nổ ngắn ngủi nằm trong Thiên hà Sculptor, một thiên hà xoắn ốc cách Trái đất khoảng 13 triệu năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra vụ nổ khổng lồ này vào ngày 15.4.2020 thông qua thiết bị Giám sát Tương tác Khí quyển - Không gian (ASIM) trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

Theo phân tích, sự bùng nổ năng lượng diễn ra dữ dội, nhưng ngắn ngủi, chỉ kéo dài 0,16 giây và sau đó tín hiệu giảm nhanh đến mức gần như không thể phân biệt được với tiếng ồn xung quanh trong dữ liệu. Các tác giả nghiên cứu đã dành hơn một năm để phân tích 2 giây thu thập dữ liệu của ASIM, chia sự kiện thành bốn giai đoạn dựa trên năng lượng phát ra của sao từ và sau đó đo các biến số trong từ trường của ngôi sao gây ra bởi xung năng lượng khi nó đạt đỉnh điểm.

Các nhà khoa học chỉ xác định được khoảng 30 sao từ trong tổng số khoảng 3.000 sao neutron đã biết và đây là vụ nổ từ trường xa nhất được phát hiện cho đến nay. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng những vụ bùng nổ như vụ nổ này có thể là do cái gọi là các trận chấn động sao làm phá vỡ lớp bên ngoài đàn hồi của sao từ.

Theo nhận định, các quan sát hiếm hoi trong trường hợp cụ thể này có thể giúp các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ những áp lực là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ năng lượng của sao từ.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Năm 2021 đánh dấu cột mốc hoành tráng cho việc khám phá sao Hỏa

Nguyễn Hạnh |

Hoạt động thăm dò sao Hỏa đã có một số bước tiến lớn trong năm 2021.

Trận mưa sao băng “mở màn” 2022 sẽ bắt đầu trong những ngày đầu năm

Anh Vũ |

Ngay trong những ngày đầu năm mới, thế giới sẽ đón  Quadrantid, một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm 2022.

Có phải tất cả ngôi sao đều có hành tinh?

Bảo Châu |

Nhìn vào không gian vũ trụ có vô số các ngôi sao và hành tinh nhưng không phải ngôi sao nào cũng có hành tinh xoay quanh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Năm 2021 đánh dấu cột mốc hoành tráng cho việc khám phá sao Hỏa

Nguyễn Hạnh |

Hoạt động thăm dò sao Hỏa đã có một số bước tiến lớn trong năm 2021.

Trận mưa sao băng “mở màn” 2022 sẽ bắt đầu trong những ngày đầu năm

Anh Vũ |

Ngay trong những ngày đầu năm mới, thế giới sẽ đón  Quadrantid, một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm 2022.

Có phải tất cả ngôi sao đều có hành tinh?

Bảo Châu |

Nhìn vào không gian vũ trụ có vô số các ngôi sao và hành tinh nhưng không phải ngôi sao nào cũng có hành tinh xoay quanh.