Rủi ro thảm họa ở nhà máy hạt nhân Ukraina tệ mức nào?

Ngọc Vân |

Hoạt động quân sự gần nhà máy hạt nhân Ukraina Zaporizhzhia khiến các chuyên gia cảnh báo rằng nguy cơ xảy ra sự cố hạt nhân nghiêm trọng là có thật.

“Bất kỳ cuộc tấn công nào vào các nhà máy hạt nhân đều là… tự sát” - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết vào tuần trước, kêu gọi các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được phép tiếp cận địa điểm này.

Trong khi đó, Mátxcơva và Kiev đổ lỗi cho nhau về các cuộc pháo kích vào nhà máy Zaporizhzhia ở đông nam Ukraina. Giới chức Ukraina cho biết tuần trước 14 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công gần nhà máy làm hư hỏng một trạm bơm và các cảm biến bức xạ. Còn Nga cáo buộc Ukraina "khủng bố hạt nhân".

Tại sao nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia lại quan trọng?

Nằm trên sông Dnipro, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu và là 1 trong 10 nhà máy lớn nhất thế giới.

Cơ sở này đã nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga kể từ tháng 3.2022, nhưng vẫn được vận hành bởi các kỹ thuật viên của công ty hạt nhân nhà nước Ukraina Energoatom.

Energoatom tuần trước cho biết các lực lượng Nga đang chuẩn bị kết nối nhà máy với bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014, và đang phá hoại nhà máy bằng cách định hướng lại sản xuất điện. Nằm cách Crimea khoảng 200km, nhà máy có 6 trong số 15 lò phản ứng của Ukraina và có thể cung cấp điện cho 4 triệu ngôi nhà.

Binh sĩ Nga bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: TASS
Binh sĩ Nga bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Ảnh: TASS

Tình hình lúc này thế nào?

Chỉ có 2 trong 6 lò phản ứng của nhà máy đang hoạt động - Energoatom cho biết vào đầu tháng 8. IAEA nói không thể đến nhà máy kể từ trước khi chiến sự bắt đầu, nhưng xác nhận 2 lò phản ứng hiện được kết nối với lưới điện.

Ukraina cho hay, 3 đường dây điện tại cơ sở đã bị hỏng và “nhà máy chỉ hoạt động với một dây chuyền sản xuất, đây là cách làm việc cực kỳ nguy hiểm”.

Theo tờ Moscow Times, Nga bị cáo buộc triển khai 500 binh sĩ và bố trí các bệ phóng tên lửa trong khu vực - sử dụng nhà máy hạt nhân làm lá chắn. Các phương tiện quân sự được nhìn thấy tiến vào bên trong khu phức hợp.

Trong khi đó, các quan chức do Nga chỉ định ở khu vực Zaporizhzhia nhiều lần nói rằng các lực lượng Ukraina phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công vào nhà máy này.

Vladimir Rogov - một thành viên của chính quyền khu vực thân Nga - cho biết nhà máy đã phải giảm sản lượng và có thể bị hủy hoại nếu tiếp tục bị pháo kích. Một tên lửa của Ukraina đã rơi xuống cách kho chứa chất thải hạt nhân 10m, nhưng nhà máy không bị thiệt hại nghiêm trọng nào.

Ngày 15.8, Nga đề xuất một lệnh ngừng bắn ở khu vực xung quanh nhà máy.

Sự cố hạt nhân sẽ thế nào?

Tình hình tại Zaporizhzhia gợi lại ký ức về thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 ở Ukraina thuộc Liên Xô, trong đó hàng trăm người thiệt mạng và bị thương, ô nhiễm phóng xạ lan rộng khắp Châu Âu.

Tương tự, các chuyên gia năng lượng hạt nhân cảnh báo rằng bất kỳ sự cố hạt nhân nào sẽ không chỉ ảnh hưởng đến Ukraina mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia láng giềng, bao gồm Nga, Moldova, Belarus, Romania và Bulgaria.

Andrei Ozharovsky - chuyên gia về an toàn chất thải phóng xạ tại Liên minh Sinh thái - Xã hội Nga, cho biết thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm cả các lò phản ứng, có thể xảy ra do giao tranh.

Ông nói, trong trường hợp có ngoại lực - như một vụ tấn công tên lửa cố ý hoặc vô ý - mạch chính của nhà máy điện hạt nhân có thể bị hỏng, ảnh hưởng đến bình áp suất của lò phản ứng và dẫn đến nổ.

Trong trường hợp xảy ra một vụ nổ, phóng xạ có thể ảnh hưởng đến hàng trăm km xung quanh nhà máy.

Tuy nhiên, chuyên gia hóa học phóng xạ Boris Zhuikov cho rằng một thảm họa quy mô như Chernobyl khó có thể xảy ra vì các nhà máy có hai loại lò phản ứng rất khác nhau.

Theo ông Zhuikov, rất khó để phá hủy lò phản ứng dù cố ý - nó phải bị tấn công liên tục vào cùng một vị trí, nhưng ngay cả khi đó, quy mô của thảm họa cũng sẽ khác.

Nhà máy Zaporizhzhia được bảo vệ tốt hơn và hiện chỉ có 2 lò phản ứng đang hoạt động - những yếu tố này làm giảm rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, một cuộc tấn công bằng tên lửa có thể dẫn đến một tai nạn nghiêm trọng. Quy mô của vụ tai nạn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố - nó sẽ xảy ra thế nào, nhân viên nhà máy sẽ phản ứng ra sao, cư dân sẽ được sơ tán nhanh thế nào.

“Câu hỏi không phải là liệu các nguyên tố phóng xạ có xâm nhập vào không khí và nước hay không. Sự gia tăng bức xạ trong một thời gian giới hạn không gây nguy hiểm. Câu hỏi đặt ra là loại phóng xạ nào và lượng phóng xạ là bao nhiêu” - ông Zhuikov nói thêm.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bên sông. Ảnh: AFP
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bên sông Dnipro. Ảnh: AFP

Có chất thải hạt nhân được lưu trữ tại nhà máy không?

Có - và điều này gây ra một rủi ro khác. Theo các chuyên gia, nếu pháo kích trúng khu vực lưu trữ chất thải hạt nhân, nó có thể gây ra một vụ rò rỉ lớn. Ô nhiễm hạt nhân có thể lan truyền qua không khí và nước, theo ông Ozharovsky.

Đầu tháng này, Ukraina cảnh báo rằng nhà máy dự trữ 1.200 tấn nhiên liệu hạt nhân, và mức độ ô nhiễm trong trường hợp nổ có thể khá cao.

Phản ứng quốc tế là gì?

IAEA cho biết đã nhận được thông tin trái ngược nhau từ Ukraina và Nga về tình trạng, hoạt động và thiệt hại mà nhà máy phải gánh chịu.

Cơ quan giám sát hạt nhân quốc tế nhiều lần kêu gọi cả hai bên ngừng mọi hoạt động quân sự tại khu vực này, đồng thời nói thêm rằng “không có mối đe dọa ngay lập tức đối với an toàn hạt nhân” nhưng tình hình “có thể thay đổi bất cứ lúc nào”.

Ngày 18.8, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres gặp Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để trao đổi về tình hình nhà máy điện hạt nhân và các vấn đề khác. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc là người kêu gọi thành lập khu phi quân sự xung quanh nhà máy.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo thảm họa lớn hơn Chernobyl ở nhà máy hạt nhân Ukraina

Ngọc Vân |

Quân đội Ukraina bị cáo buộc tấn công tên lửa vào khu vực nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu, có khả năng dẫn đến thảm họa hạt nhân lớn hơn vụ Chernobyl năm 1986.

Nga nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina

Khánh Minh |

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, vũ khí hạt nhân nhằm mục đích răn đe, vì vậy việc sử dụng chúng ở Ukraina là vô lý về mặt quân sự.

G7 yêu cầu Nga trả Ukraina nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu

Ngọc Vân |

G7 yêu cầu Nga trả Ukraina nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu mà Mátxcơva chiếm giữ từ đầu tháng 3.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Cảnh báo thảm họa lớn hơn Chernobyl ở nhà máy hạt nhân Ukraina

Ngọc Vân |

Quân đội Ukraina bị cáo buộc tấn công tên lửa vào khu vực nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu, có khả năng dẫn đến thảm họa hạt nhân lớn hơn vụ Chernobyl năm 1986.

Nga nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina

Khánh Minh |

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, vũ khí hạt nhân nhằm mục đích răn đe, vì vậy việc sử dụng chúng ở Ukraina là vô lý về mặt quân sự.

G7 yêu cầu Nga trả Ukraina nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu

Ngọc Vân |

G7 yêu cầu Nga trả Ukraina nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu mà Mátxcơva chiếm giữ từ đầu tháng 3.