Phương Tây nhận "quả đắng" vì trừng phạt Nga?

Ngọc Vân |

Các biện pháp trừng phạt Nga khiến phương Tây nhận "quả đắng" khi giá cả phi mã, bất ổn gia tăng.

Các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga đã đẩy chi phí năng lượng ở Châu Âu và Mỹ tăng cao hơn, dẫn đến lạm phát kỷ lục, khiến nông dân và cánh tài xế xe tải ngày càng phải chi nhiều hơn để mua phân bón, nhiên liệu cho máy móc, hoặc theo kịp các chi phí khác.

Tại Châu Âu, nơi phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga, các lệnh trừng phạt đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng khiến chi phí của các hộ gia đình và doanh nghiệp tăng cao.

RT cho biết về cuộc sống không có Nga ở phương Tây những ngày này.

Chi phí năng lượng cao gây ra tình trạng bất ổn

Người dân đã phản đối khắp EU vì giá dầu diesel và giá xăng đã trở nên đắt đỏ. Hàng nghìn tài xế xe tải bắt đầu cuộc đình công vô thời hạn ở Tây Ban Nha vào ngày 14.3, dẫn đến tắc đường và bãi công trên khắp đất nước. Một số công ty xe tải ở Tây Ban Nha đã ngừng hoạt động do chi phí cao khiến một số người mất việc làm.

Tại Italia, một lít xăng và dầu diesel hiện có giá hơn 2 euro do các lệnh trừng phạt. Pháp, Hy Lạp cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình phản đối giá nhiên liệu tăng vọt. Hàng trăm nông dân biểu tình đã chặn giao thông ở trung tâm Athens để yêu cầu chính phủ trợ cấp thêm để đối phó với chi phí năng lượng cao hơn. Tại Mỹ, người tiêu dùng hiện phải trả ít nhất gấp đôi giá xăng sau khi Washington tuyên bố cấm vận năng lượng nhập khẩu từ Nga.

Cháy hàng

Các cuộc đình công của cánh tài xế xe tải đã gây ra những vấn đề về nguồn cung, ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thực phẩm của toàn bộ các quốc gia. Hình ảnh những chiếc kệ trống tại các cửa hàng tạp hóa đang trở nên phổ biến hơn ở Châu Âu khi nguồn cung cấp thực phẩm và hàng hoá cơ bản bị ảnh hưởng.

Kệ hàng một siêu thị ở Đức trống trơn. Ảnh: Hoàng Nguyên Bình
Kệ hàng một siêu thị ở Đức trống trơn. Ảnh: Hoàng Nguyên Bình

Các chính phủ cảnh báo chống tích trữ

Một số nhà bán lẻ hạn chế số lượng bán một số loại mặt hàng để ngăn người dân mua tích trữ. Các chính phủ khẳng định sự thiếu hụt nguồn cung là "trò lừa bịp" và kêu gọi mọi người không hoảng sợ đổ xô đi mua. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự bất ổn trên thị trường có khả năng sẽ tiếp tục và tình hình thậm chí có thể tồi tệ hơn trong những tuần tới.

Giá lương thực tăng vọt

Giá lương thực toàn cầu, vốn đã tăng cao do đại dịch COVID-19, lại tăng vọt trong bối cảnh khủng hoảng ở Ukraina. Nga và Ukraina là những nhà cung cấp lúa mì quan trọng trên toàn cầu, cũng như hướng dương, hạt cải dầu, hạt lanh và đậu nành dùng làm dầu ăn và thức ăn chăn nuôi. Nga và Belarus - những nước cũng phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây về cuộc khủng hoảng ở Ukraina - là những nhà cung cấp phân bón quan trọng trên toàn cầu.

Giá phân bón tăng cao đồng nghĩa với việc nông dân trên toàn thế giới đang phải đối mặt với chi phí trồng trọt cao hơn. Tại Italia, giá mì ống, bột mì và rau quả đã tăng mạnh, trong đó giá dầu hướng dương tăng mạnh nhất, tới 19%. Dữ liệu từ tổ chức thương mại nông nghiệp quốc gia Coldiretti cho thấy giá bánh mì đã tăng gần gấp đôi kể từ tháng 11, lên mức 8 euro/kg hiện tại.

Một số kệ hàng ở siêu thị của Đức đã không còn dầu ăn và bột mì, giống như tình trạng vào tháng 3.2020 khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Giá dầu ăn đã tăng đáng kể, gần 2 euro một chai, trong khi chỉ vài tháng trước có giá chưa đến 1 euro.

Thị trường ôtô toàn cầu gặp khó khăn

Cuộc khủng hoảng Ukraina đã tăng thêm khó khăn cho các nhà sản xuất ôtô, khi họ đã phải vật lộn với giá cao do sự gián đoạn vì COVID-19, bao gồm cả gián đoạn nguồn cung bán dẫn. Tuần này, các nhà sản xuất ôtô lớn thông báo sẽ đóng cửa các nhà máy ở Châu Âu và tăng giá hơn nữa khi nguồn cung khó khăn.

Tại Mỹ, giá xe đã qua sử dụng đang cao hơn nhiều so với mức bình thường trong bối cảnh khan hiếm ôtô và xe tải mới. Nga và Ukraina là những nhà cung cấp đáng kể các mặt hàng quan trọng cho ngành công nghiệp ôtô như khí neon, nhôm, bạch kim và palladium...

Tuần trước, nhà cung cấp dữ liệu thị trường ôtô S&P Global Mobility cho biết xung đột Nga-Ukraina và giá hàng hóa tăng cao sẽ dẫn đến việc sản xuất ít hơn 5 triệu ôtô trong 2 năm tới.

Giá xăng ở Đức tăng. Ảnh: Hoàng Nguyên Bình
Giá xăng dầu ở Đức tăng cao. Ảnh: Hoàng Nguyên Bình

Lời kêu gọi chống khủng hoảng của Châu Âu

Thủ tướng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia và Hy Lạp đã họp vào ngày 18.3 để kêu gọi một phản ứng khẩn cấp trên toàn Liên minh Châu Âu đối với cuộc khủng hoảng năng lượng. Chính phủ Tây Ban Nha có kế hoạch đưa ra các biện pháp chống lại giá năng lượng và nhiên liệu cao vào cuối tháng này.

Lo lắng ở Châu Âu càng trầm trọng hơn do lo ngại rằng Nga cuối cùng sẽ đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách cắt nguồn cung cấp năng lượng cho châu lục này, khiến nền kinh tế của họ rơi vào suy thoái.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nước bán dầu số 1 thế giới nói không chịu trách nhiệm giá dầu cao

Ngọc Vân |

Saudi Arabia tuyên bố giá dầu cao và nguồn cung thấp không phải lỗi của nước này, sau một loạt các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu của Riyadh.

Tổng thống Ukraina nói về điều kiện thỏa hiệp với Nga

Khánh Minh |

Tổng thống Ukraina tuyên bố bất kỳ thỏa hiệp nào với Nga sẽ được đưa ra trưng cầu dân ý.

Đức cảnh báo hiệu ứng domino từ trừng phạt Nga

Song Minh |

Phó Thủ tướng Đức cảnh báo hiệu ứng domino từ trừng phạt Nga, trong khi Giám đốc Ngân hàng Đức kêu gọi tạm dừng các lệnh trừng phạt mới áp đạt với Mátxcơva.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.