Phụ nữ độc thân Trung Quốc có cơ hội tiếp cận IVF hợp pháp

Thanh Hà |

Khi Trung Quốc nỗ lực làm chậm đà suy giảm dân số, những phụ nữ độc thân như Chen Luojin có thể là một phần của giải pháp.

Những điều chỉnh ban đầu

Chen Luojin, 33 tuổi, đã li hôn, sống ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên - nơi đã hợp pháp hóa việc khai sinh cho con với phụ nữ chưa kết hôn vào tháng 2 năm nay. Đây cũng là điều mà Trung Quốc đang xem xét thực hiện trên toàn quốc để giải quyết tỉ lệ sinh thấp kỷ lục, theo Reuters.

Những thay đổi này có nghĩa là phụ nữ chưa lập gia đình có thể nghỉ thai sản có lương và nhận trợ cấp nuôi con - điều trước đây chỉ dành cho các cặp vợ chồng. Điều quan trọng là Chen có thể tiếp cận thụ tinh ống nghiệm (IVF) một cách hợp pháp tại một phòng khám tư nhân.

Hiện Chen đang mang thai 10 tuần. "Trở thành cha mẹ đơn thân không dành cho tất cả mọi người, nhưng tôi hài lòng với quyết định này. Công bằng mà nói, kết hôn hay không là do mỗi cá nhân quyết định. Chúng tôi đã tự do hóa các chính sách ở đây và tôi biết rất nhiều phụ nữ độc thân đang làm IVF" - người phụ nữ đang làm việc trong lĩnh vực logistics cho hay.

Trung Quốc sụt giảm dân số lần đầu tiên trong 6 thập kỉ và đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa. Tháng 3 năm nay, các cố vấn chính trị của chính phủ đề xuất phụ nữ độc thân nên được tiếp cận với phương pháp trữ đông trứng và điều trị IVF cùng các dịch vụ khác.

Tự do hóa IVF trên toàn quốc có thể giải phóng thêm nhu cầu điều trị sinh sản ở nơi vốn là thị trường lớn nhất thế giới, tạo ra sức ép cho các dịch vụ sinh sản. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư trong ngành nhìn thấy cơ hội mở rộng.

Yve Lyppens - Giám đốc phát triển kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương của INVO Bioscience - cho biết: “Nếu Trung Quốc thay đổi chính sách cho phép phụ nữ độc thân sinh con có thể dẫn đến gia tăng nhu cầu thụ tinh ống nghiệm. Tuy nhiên, nếu tăng đột ngột, Trung Quốc sẽ gặp vấn đề lớn hơn về công suất".

Nhà nghiên cứu nữ làm việc trong phòng thí nghiệm. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Xinhua
Nhà nghiên cứu nữ làm việc trong phòng thí nghiệm. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Xinhua

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) từng thừa nhận, nhiều phụ nữ trẻ đang trì hoãn kế hoạch kết hôn và sinh con khi chi phí giáo dục và nuôi dạy con cái cao dẫn tới tỉ lệ kết hôn giảm.

Văn phòng của NHC ở Tứ Xuyên khi công bố điều chỉnh chính sách vào tháng 2 cho biết, mục tiêu của động thái này là để "thúc đẩy phát triển dân số lâu dài và cân bằng".

Thượng Hải và tỉnh Quảng Đông cũng đã cho phép phụ nữ chưa kết hôn khai sinh cho con nhưng dịch vụ IVF cho phụ nữ độc thân vẫn bị cấm.

Nhu cầu lớn

Lyppens cho biết, hầu hết các phòng khám IVF ở Trung Quốc đã hoạt động hết công suất trước đại dịch COVID-19 và có khả năng sẽ lại rơi vào tình trạng tương tự. Không có ước tính có bao nhiêu bệnh nhân muốn nhưng không thể tiếp cận điều trị, nhưng nhiều phụ nữ tham gia cho biết họ mất nhiều giờ để chờ đến lượt.

Các bệnh viện và phòng khám ở Trung Quốc, cả công và tư, cung cấp khoảng 1 triệu lượt điều trị IVF hàng năm, trong khi phần còn lại của thế giới là khoảng 1,5 triệu lượt, theo các tạp chí học thuật và các chuyên gia trong ngành.

Giá cho một đợt điều trị - bao gồm thuốc kích thích buồng trứng, lấy trứng, thụ tinh trong phòng thí nghiệm và chuyển phôi - được quy định tại Trung Quốc. Nó dao động trong khoảng từ 3.500 đến 4.500 USD, bằng khoảng 1/4 giá ở Mỹ.

Trung Quốc có 539 cơ sở IVF công và tư, và NHC đặt mục tiêu thành lập cứ 2,3 triệu người thì có 1 cơ sở IVF vào năm 2025, nâng tổng số lên trên 600.

Thị trường IVF của Trung Quốc, bao gồm điều trị, thuốc và thiết bị, dự kiến tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 14,5% trong những năm tới, tăng gần gấp đôi từ 49,7 tỉ nhân dân tệ (khoảng 7,1 tỉ USD) lên 85,4 tỉ nhân dân tệ (12,4 tỉ USD) vào năm 2025, nhà nghiên cứu Leadleo ước tính năm ngoái.

Vivian Zhang - giám đốc điều hành của Merck China, nơi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ sinh sản cho các phòng khám IVF trong nước - cho biết, các thành phố ở các tỉnh nội địa kém phát triển hơn cũng đang nhanh chóng lập các trung tâm hỗ trợ sinh sản tương tự như ở Bắc Kinh và Thượng Hải.

"Có nhu cầu y tế rất lớn chưa được đáp ứng cho các bệnh nhân Trung Quốc" - Zhang nói, đồng thời khẳng định "rất lạc quan" về thị trường IVF ở Trung Quốc.

Tại Mỹ, tỉ lệ thành công trung bình của một chu kỳ IVF là 52%, Hiệp hội Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản thông tin. Ở Trung Quốc, tỉ lệ này là khoảng trên 30%, một phần do mức độ căng thẳng cao ở phụ nữ và tuổi sinh con trung bình ngày càng tăng -  Lin Haiwei, Giám đốc Bệnh viện Gia đình Hoàn hảo Bắc Kinh, chuyên điều trị sinh sản, cho biết. Các chuyên gia nước ngoài nhận định, chất lượng của một số phòng thí nghiệm IVF ở Trung Quốc cũng thấp hơn.

Theo các chuyên gia dân số, việc cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ sinh sản sẽ không giải quyết được vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc, với các yếu tố từ thu nhập thấp đến giáo dục đắt đỏ, mạng lưới an sinh xã hội chưa phát triển và bất bình đẳng giới cao cần được chú ý nhiều hơn.

Dù vậy, chính sách này có thể có tác động. Lin ước tính khoảng 300.000 trẻ sơ sinh được sinh ra ở Trung Quốc thông qua IVF hàng năm - khoảng 3% trẻ sơ sinh. "Tôi tin rằng một chính sách liên quan ra đời trong tương lai gần có thể đáp ứng mong muốn có con của nhiều người" - Lin nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đồng USD bị soán ngôi trong thanh toán xuyên biên giới ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Nhân dân tệ của Trung Quốc đã được sử dụng trong 48,4% các khoản thanh toán quốc tế của Bắc Kinh.

Tại sao người độc thân Hàn Quốc tăng nhanh, ngày càng nghèo hơn?

Thanh Hà |

Gần một nửa số hộ gia đình độc thân ở Hàn Quốc sống dưới mức nghèo khổ, theo nghiên cứu mới của chính phủ Hàn Quốc.

Lối sống độc thân của người Hàn Quốc ngày càng được chấp nhận

Thanh Hà |

Hàn Quốc đối mặt với tỉ lệ sinh giảm và lực lượng lao động già đi nhanh chóng nhưng xu hướng mới "bihon" - từ chối kết hôn - đang trở nên phổ biến ở nước này bất chấp những thách thức mà lối sống này đặt ra cho lực lượng lao động.

Lễ hội đua bè truyền thống Côn Đảo tái hiện hình ảnh lịch sử bất khuất

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 1.5, thông tin từ huyện Côn Đảo cho biết, địa phương đã tổ chức Lễ Hội đua bè truyền thống lần thứ 17 năm 2023 với chủ đề “Theo dấu chân huyền thoại”, nhằm kỉ niệm 48 năm ngày thống nhất đất nước.

Du khách Đà Nẵng chủ động đeo khẩu trang, tranh thủ tận hưởng khi ở biển

THANH NGUYÊN - NHÃ PHƯƠNG |

Trước tình hình dịch COVID-19 có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, nhiều du khách khi đến Đà Nẵng trong kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 đã chủ động đeo khẩu trang để phòng dịch.

Gặp gỡ người cựu binh được phong tặng Anh hùng khi vừa tròn 20 tuổi

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Góp công lớn trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, người cựu binh Mai Ngọc Thoảng (ở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân khi vừa tròn 20 tuổi. Đến nay sau hơn 50 năm, những ký ức hào hùng vẫn đang còn vẹn nguyên trong ông.

Tính giá xăng dầu phải tính đúng, tính đủ

TRANG HÀ |

Theo các chuyên gia, việc không tính đủ chi phí để trả chiết khấu cho bán lẻ, không thỏa thuận được là do doanh nghiệp đầu mối không có gì để chi, do việc tổ chức công thức giá. Vì vậy, giá xăng dầu cần phải tính đúng, tính đủ.

Cấm ngân hàng gây áp lực KPI ép nhân viên bán trái phiếu, chứng chỉ quỹ

Hương Nguyễn |

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chỉ đạo các ngân hàng không được gây áp lực đối với nhân viên/đơn vị kinh doanh trong việc giới thiệu, cung cấp thông tin cho khách hàng/nhà đầu tư mua trái phiếu, chứng chỉ quỹ để đạt chỉ đánh giá hiệu quả công việc (KPI).

Đồng USD bị soán ngôi trong thanh toán xuyên biên giới ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Nhân dân tệ của Trung Quốc đã được sử dụng trong 48,4% các khoản thanh toán quốc tế của Bắc Kinh.

Tại sao người độc thân Hàn Quốc tăng nhanh, ngày càng nghèo hơn?

Thanh Hà |

Gần một nửa số hộ gia đình độc thân ở Hàn Quốc sống dưới mức nghèo khổ, theo nghiên cứu mới của chính phủ Hàn Quốc.

Lối sống độc thân của người Hàn Quốc ngày càng được chấp nhận

Thanh Hà |

Hàn Quốc đối mặt với tỉ lệ sinh giảm và lực lượng lao động già đi nhanh chóng nhưng xu hướng mới "bihon" - từ chối kết hôn - đang trở nên phổ biến ở nước này bất chấp những thách thức mà lối sống này đặt ra cho lực lượng lao động.