Nước nào được lợi, hà cớ gì phá hoại Nord Stream?

Song Minh |

Nord Stream là đòn bẩy của Nga với EU, do vậy không có lý do gì mà Nga phá hoại đường ống dẫn khí này, theo trang bne IntelliNews.

Các vụ nổ mà Thụy Điển ghi nhận ở khu vực Nord Stream (dòng chảy phương Bắc) khiến đường ống bị nứt vỡ gây rò rỉ khí được cho là kết quả của hành động phá hoại. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ ai là người chịu trách nhiệm.

Nga cáo buộc Mỹ nhưng Washington kịch liệt phủ nhận. Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh Châu Âu phần lớn tránh đổ lỗi trong giai đoạn này, nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục điều tra.

Nhiều chính phủ đang tiến hành các cuộc điều tra riêng, dẫn đầu là Thụy Điển, vì đoạn đường ống rò rỉ nằm ở vùng biển của nước này. Nga không được phép tham gia vào cuộc điều tra của Thụy Điển và Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Anderson hôm 10.10 cho biết kết quả điều tra sẽ không được chia sẻ với chính quyền Nga hoặc với tập đoàn dầu khí Nga Gazprom.

Nhiều nhà bình luận chỉ ra rằng Nga đủ khả năng để thực hiện một cuộc tấn công như vậy, nhưng điều tương tự cũng có thể được nói đối với Mỹ và một số đồng minh của nước này.

Ai được lợi?

Có ý kiến ​​cho rằng Nga có thể đã cho nổ tung các đường ống để tiếp tục khuấy động thị trường năng lượng Châu Âu, và buộc phải nhượng bộ trong cuộc chiến Ukraina. Tuy nhiên, theo phân tích của trang bne IntelliNews, lập luận này không đúng. Nga đã đóng cửa đường ống Nord Stream và trước khi xảy ra rò rỉ, đã chỉ cho Đức thấy rằng Berlin có thể giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng nếu cho phép vận hành Nord Stream 2 - vốn cũng bị hư hại nghiêm trọng trong cùng sự cố.

Ảnh: Planet
Ảnh vệ tinh rò rỉ khí đốt ở Nord Stream trên biển Baltic ngày 26.9.2022. Ảnh: Planet

Đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 được xem là đòn bẩy của Nga. Nói một cách đơn giản, Nga có khả năng cung cấp thêm khí đốt cho Đức và các nước Châu Âu khác để đổi lấy việc thúc đẩy một nền hòa bình ở Ukraina - có lợi cho Nga. Không thể bật lại Nord Stream được nữa, đòn bẩy này sẽ biến mất.

Các biện pháp trừng phạt và đáp trả mà Ba Lan và Nga áp đặt lên nhau đã khiến đường ống dẫn dầu Yamal - Châu Âu không thể hoạt động trong tương lai gần. Do vậy, chỉ còn lại hai tuyến đường để khí đốt của Nga vào Châu Âu: Đường ống TurkStream qua Thổ Nhĩ Kỳ và hệ thống trung chuyển của Ukraina.

TurkStream (dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) có công suất 31,5 tỉ mét khối mỗi năm, nhưng một trong hai nhánh của đường ống dùng để cung cấp cho thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, nên Châu Âu chỉ được nhận 15,75 tỉ mét khối mỗi năm.

Trước khi xung đột xảy ra, hệ thống đường ống trung chuyển của Ukraina có khả năng cung cấp hơn 100 tỉ mét khối khí đốt của Nga đến Châu Âu, và có thể được phân phối khá dễ dàng trên khắp Trung Âu. Nhưng phần lớn khả năng của Nga tăng công suất vận chuyển đến Châu Âu nằm trong tay Ukraina. Mátxcơva và Kiev bắt đầu tranh chấp về các điều khoản vận chuyển vào tháng trước, và Ukraina đã tuyên bố bất khả kháng về việc chấp nhận giao hàng của Nga tại một trong hai trạm ở biên giới.

Do đó, Nga không có lợi gì khi làm hỏng các đường ống Nord Stream, không chỉ vì hàng tỉ USD đầu tư mà nước này đã đổ vào các dự án. Phá hủy Nord Stream đồng nghĩa với việc Nga không có “củ cà rốt” năng lượng để cung cấp cho các chính phủ Châu Âu, vốn đang đối mặt với sự bất bình rộng rãi của công chúng về các hóa đơn năng lượng tăng vọt.

Một phần đường ống Nord Stream. Ảnh: AFP
Một phần đường ống Nord Stream. Ảnh: AFP

Mặt khác, Nga đang tiêu tốn lượng tiền khổng lồ cho chiến dịch quân sự ở Ukraina. Dù gì thì cuộc chiến cũng khiến Nga đối mặt với khó khăn kinh tế, phản ứng tiềm tàng của người dân về tổn thất nhân lực, một cuộc di cư ồ ạt của những công dân trẻ và có tay nghề cao, và NATO ngày càng tiến gần hơn đến ngưỡng cửa. Nga cần tiền để bù đắp chi phí khổng lồ của cuộc chiến, nên không dễ gì tự tay phá hoại Nord Stream - một nguồn thu không nhỏ từ khí đốt.

Mỹ thì sao?

Trong khi đó, nếu xem xét các tuyên bố của Mátxcơva, thì có một số lý do để Mỹ phá hoại Nord Stream. Mỹ mong muốn Châu Âu cắt đứt quan hệ năng lượng với Nga, không chỉ làm suy yếu sức mạnh địa chính trị của Nga mà còn khiến Châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào cái gọi là “tự do LNG” của chính mình.

Đường ống dẫn khí Nord Stream từ Nga sang Châu Âu. Ảnh: bne Intelligence News
Đường ống dẫn khí Nord Stream từ Nga sang Châu Âu. Ảnh: bne IntelliNews

Với việc Nord Stream không hoạt động, Châu Âu khó có khả năng quay trở lại các cam kết của mình trong việc loại bỏ dần năng lượng của Nga. Ngay cả khi EU quyết định rằng họ có thể tiếp tục sử dụng một lượng khí đốt nhất định của Nga sau khi cuộc xung đột ở Ukraina kết thúc, thì Gazprom khó có thể sẽ lại đóng vai trò chi phối như vậy trong hệ thống năng lượng của mình.

Một lần nữa, cũng có những lý do để đặt câu hỏi tại sao Washington lại thực hiện một hành động mạo hiểm như vậy. Có nguy cơ cao là nước này có thể khiến các đồng minh Châu Âu xa lánh nếu bị phát hiện, đặc biệt là khi các nhà điều tra trên khắp Bắc Âu đang cố gắng tìm ra nguyên nhân của các vụ rò rỉ. Một tiết lộ như vậy có thể khiến Châu Âu rời xa Mỹ và áp dụng lập trường hòa giải hơn đối với Nga.

Ukraina?

Giả sử nguyên nhân là do phá hoại - thật khó tưởng tượng có nhiều rò rỉ xảy ra đồng thời trừ khi do thiết kế - thì vấn đề đặt ra không chỉ là ai được lợi mà còn là ai có khả năng. Ukraina là người hưởng lợi rõ ràng sau sự sụp đổ của Nord Stream, nhưng Kiev được cho là ít có khả năng thực hiện một cuộc tấn công như vậy.

Gây thiệt hại cho các đường ống dẫn khí ở phía bên kia của Châu Âu sẽ là một nỗi sợ hãi lớn hơn nhiều so với việc làm nổ cầu Crimea, nếu hành động đó thực sự là của Ukraina.

Có vẻ như chỉ ở cấp độ quốc gia mới có khả năng phá huỷ đường ống dẫn khí nằm ở ở vùng biển được tuần tra nghiêm ngặt mà không bị phát hiện. Nhưng vẫn có khả năng vụ phá hoại được thực hiện bởi một nhóm phi nhà nước.

Trong khi chờ bằng chứng thì không có câu trả lời dễ dàng giải thích chính xác những gì đã xảy ra.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Nga nêu lại manh mối nghi liên quan vụ phá hoại Nord Stream

Ngọc Vân |

Nga cho biết NATO từng “mất” tàu lặn không người lái ngay dưới đường ống dẫn khí Nord Stream 1.

Xung đột Ukraina: Mỹ đắc lợi kinh tế, EU gánh hậu quả?

Khánh Minh |

Xung đột ở Ukraina không được kết thúc bằng sự thống trị kinh tế của Mỹ và sự suy yếu của EU - Bộ trưởng Tài chính Pháp cảnh báo.

Từ vụ Nord Stream đến cầu Crimea: Vượt lằn ranh đỏ sẽ đi đến đâu?

Ngọc Vân |

Vụ tấn công cầu Crimea diễn ra chưa đầy 1 tháng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream có thể đã giẫm lên lằn ranh đỏ của Nga.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nga nêu lại manh mối nghi liên quan vụ phá hoại Nord Stream

Ngọc Vân |

Nga cho biết NATO từng “mất” tàu lặn không người lái ngay dưới đường ống dẫn khí Nord Stream 1.

Xung đột Ukraina: Mỹ đắc lợi kinh tế, EU gánh hậu quả?

Khánh Minh |

Xung đột ở Ukraina không được kết thúc bằng sự thống trị kinh tế của Mỹ và sự suy yếu của EU - Bộ trưởng Tài chính Pháp cảnh báo.

Từ vụ Nord Stream đến cầu Crimea: Vượt lằn ranh đỏ sẽ đi đến đâu?

Ngọc Vân |

Vụ tấn công cầu Crimea diễn ra chưa đầy 1 tháng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream có thể đã giẫm lên lằn ranh đỏ của Nga.