Những thành tựu nổi bật và thực chất của APEC

Song Minh |

Sau 35 năm hình thành và phát triển, đến nay, APEC đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên cả 3 trụ cột hợp tác.

Ba trụ cột chính

Kể từ khi thành lập năm 1989, qua 35 năm hình thành và phát triển, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hợp tác APEC tập trung vào 3 trụ cột chính: (i) Tự do hóa thương mại và đầu tư, (ii) Thuận lợi hoá kinh doanh và (iii) Hợp tác kinh tế - kỹ thuật, nâng cao năng lực, phát triển bình đẳng và bền vững.

Diễn đàn hiện có 21 nền kinh tế thành viên, trong đó bao gồm những nền kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…), 9 thành viên Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) và nhiều nền kinh tế mới nổi, phát triển năng động, đại diện khoảng 39% dân số thế giới, đóng góp 62% GDP và 48% thương mại toàn cầu.

APEC hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc; không có Hiến chương hay điều lệ.

Mục tiêu Bogor

Năm 1994, tại Bogor, Indonesia, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đã thông qua các Mục tiêu Bogor về thương mại và đầu tư tự do và mở đối với các nền kinh tế thành viên phát triển vào năm 2010 và các nền kinh tế thành viên đang phát triển vào năm 2020.

Trong giai đoạn triển khai các Mục tiêu Bogor (1994 - 2019), tăng trưởng kinh tế cũng như thương mại, đầu tư của các nền kinh tế thành viên APEC đã đạt mức tăng trưởng lớn, cụ thể:

Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa và dịch vụ gần như được nhân gấp 4 lần với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,9%/năm; Mức thuế quan trung bình theo nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) giảm từ 13,9% xuống 5,2% trong năm 2019;

Lượng vốn FDI đầu tư vào và ra của các nền kinh tế thành viên APEC tăng trưởng trung bình trên 10%/năm với sự đóng góp ngày càng lớn từ các nền kinh tế đang phát triển;

Tăng trưởng GDP thực trong APEC đạt trung bình 3,9%/năm, nhanh hơn phần còn lại của thế giới trong khi mức tăng trưởng tính trên đầu người đạt 3,1%.

Đến nay, APEC đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên cả 3 trụ cột hợp tác.

Bên cạnh những thành tựu về tự do hóa thương mại và đầu tư nêu trên, về thuận lợi hóa kinh doanh, chi phí giao dịch thương mại trong khu vực giảm đáng kể qua các lần cắt giảm 5% vào các năm 2006, 2010 và 10% vào năm 2015.

Về hợp tác kinh tế - kỹ thuật, mỗi năm, APEC hỗ trợ kinh phí cho khoảng 150 dự án hợp tác và nâng cao năng lực với tổng giá trị lên đến 23 triệu USD.

Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 diễn ra tại San Francisco, Mỹ, từ ngày 11-17.11.2023. Ảnh: APEC
Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 diễn ra tại San Francisco, Mỹ, từ ngày 11-17.11.2023. Ảnh: APEC

Các chương trình hợp tác lớn

Hiện APEC đang triển khai các chiến lược, chương trình hợp tác lớn gồm: Chương trình nghị sự tăng cường về cải cách cơ cấu đến 2025, Lộ trình cạnh tranh dịch vụ đến 2025, Kế hoạch kết nối tổng thể đến 2025, Chương trình nghị sự phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính, xã hội đến 2030, Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số đến 2025, Lộ trình La Serena về Phụ nữ và Tăng trưởng Bao trùm đến 2030.

Năm 2020, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040 về xây dựng khu vực châu Á - Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai, trên cơ sở thúc đẩy 3 trụ cột hợp tác về thương mại và đầu tư, đổi mới và số hóa, và tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm.

Tầm nhìn tiếp tục khẳng định các nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận và không ràng buộc trên cơ sở hợp tác bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích chung. Tầm nhìn nhấn mạnh vai trò hàng đầu của APEC và cam kết nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò quản trị toàn cầu của APEC.

Triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040

Năm 2021, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Kế hoạch Hành động Aotearoa, đề ra các mục tiêu và hành động cụ thể nhằm triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 với 3 phần chính:

(i) Mục tiêu, cam kết hành động của riêng từng nền kinh tế và cam kết hành động chung đối với 3 trụ cột hợp tác của Tầm nhìn;

(ii) Đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động APEC với vai trò là một thể chế với các mục tiêu cụ thể đến năm 2025;

(iii) Rà soát và đổi mới kế hoạch hành động và kết quả thực hiện: giám sát các mục tiêu hằng năm; rà soát 5 năm thực hiện các cam kết; rà soát giữa kỳ các mục tiêu và hành động.

Tuyên bố chung về các Mục tiêu Bangkok

Năm 2022, các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố chung về các Mục tiêu Bangkok về Mô hình Kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh (BCG) - chiến lược tăng trưởng mới trong giai đoạn hậu COVID.

Đây là khuôn khổ toàn diện thúc đẩy chương trình nghị sự của APEC về phát triển bền vững trên 4 khía cạnh:

(i) Đóng góp vào nỗ lực toàn cầu ứng phó với các thách thức môi trường;

(ii) Thúc đẩy thương mại và đầu tư bền vững;

(iii) Bảo tồn, quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

(iv) Quản lý rác thải bền vững và hiệu quả tài nguyên, hướng tới rác thải bằng không.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

San Francisco - chủ nhà hoàn hảo cho tuần lễ cấp cao APEC 2023

Thanh Hà |

San Francisco, Mỹ, là thành phố đăng cai Tuần lễ cấp cao Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023 với chủ đề “Kiến tạo một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”.

APEC 2023 tạo dựng tương lai tự cường, bền vững cho tất cả

Song Minh |

Với chủ đề tạo dựng một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người, năm APEC 2023 do Mỹ làm chủ nhà, tập trung vào ba ưu tiên: Kết nối xây dựng một khu vực tự cường và thúc đẩy thịnh vượng kinh tế toàn diện; đổi mới sáng tạo vì một tương lai bền vững; củng cố một tương lai bình đẳng và bao trùm cho mọi người dân.

Bùng nổ thương mại APEC sau hành trình 34 năm

Khánh Minh |

Qua 34 năm hình thành và phát triển, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới.

Nước rút, người dân Huế tất bật dọn bùn non sau lũ

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Người dân TP Huế tất bật dọn dẹp bùn non, rác thải sau khi nước dần rút ở một số nơi, hiện còn nhiều khu vực trên địa bàn thành phố vẫn còn ngập úng, phương tiện vẫn chưa thể di chuyển.

Đêm diễn triệu USD của Blackpink ở Hà Nội và tranh cãi chuyện làm giàu từ nhạc Việt

Mi Lan |

Hai đêm diễn của nhóm nhạc Hàn Quốc Blackpink trên sân vận động Mỹ Đình trở thành sự kiện âm nhạc nổi bật bậc nhất diễn ra tại Việt Nam năm 2023.

Khám xét trung tâm đăng kiểm 60-01S ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 16.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khám xét trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 60-01S đóng tại phường An Bình, TP Biên Hoà và bắt giữ một nhân viên đăng kiểm của trung tâm này để điều tra.

Chủ tịch nước chứng kiến công bố đào tạo xét nghiệm viêm gan D đầu tiên cho Việt Nam

Mỹ Ngọc |

Trưa 15.11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Stanford và chứng kiến công bố đào tạo xét nghiệm viêm gan D đầu tiên cho Việt Nam, thử nghiệm lâm sàng thuốc mới giữa Viện vi sinh và chống dịch Stanford và Viện nghiên cứu Tamri, Bệnh viện Tâm Anh.

Đã có 75 học sinh của 3 trường tiểu học ở Kiên Giang nhập viện nghi ngộ độc

NGUYÊN ANH |

Sáng 16.11, bác sĩ CKII Danh Tý - Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Kiên Giang - cho biết: Đến sáng nay, theo ghi nhận, có 75 em học sinh của 3 trường tiểu học trên địa bàn TP Rạch Giá nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm.

San Francisco - chủ nhà hoàn hảo cho tuần lễ cấp cao APEC 2023

Thanh Hà |

San Francisco, Mỹ, là thành phố đăng cai Tuần lễ cấp cao Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023 với chủ đề “Kiến tạo một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”.

APEC 2023 tạo dựng tương lai tự cường, bền vững cho tất cả

Song Minh |

Với chủ đề tạo dựng một tương lai tự cường, bền vững cho tất cả mọi người, năm APEC 2023 do Mỹ làm chủ nhà, tập trung vào ba ưu tiên: Kết nối xây dựng một khu vực tự cường và thúc đẩy thịnh vượng kinh tế toàn diện; đổi mới sáng tạo vì một tương lai bền vững; củng cố một tương lai bình đẳng và bao trùm cho mọi người dân.

Bùng nổ thương mại APEC sau hành trình 34 năm

Khánh Minh |

Qua 34 năm hình thành và phát triển, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới.