Những sự kiện vũ trụ đáng chú ý nhất năm 2022

Anh Vũ |

Năm 2022 ghi dấu một bước ngoặt lớn trong ngành hàng không vũ trụ toàn thế giới với sự thành công của sứ mệnh Mặt trăng Artemis I và thử nghiệm phòng thủ Trái đất DART.

NASA thực hiện thành công sứ mệnh Mặt trăng Artemis I

Ngày 16.11, tàu vũ trụ Orion nằm trên đỉnh tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS) đã cất cánh thành công. Vụ phóng này đánh dấu cột mốc quan trọng trong kế hoạch đưa con người trở lại Mặt trăng trong tương lai của NASA.

Sứ mệnh Artemis I kéo dài hơn 25 ngày và kết thúc khi tàu Orion hạ cánh trên biển vào ngày ngoài khơi Baja California, Mexico ngày 12.12. Thử nghiệm đầu tiên của Artemis I không đưa theo một phi hành gia nào mà chỉ có vài hình nộm được dùng để thu thập dữ liệu.

Tên lửa SLS của NASA rời bệ phóng, đưa tàu Orion vào vũ trụ. Ảnh: AFP
Tên lửa SLS của NASA rời bệ phóng, đưa tàu Orion vào vũ trụ. Ảnh: AFP

Artemis I là sứ mệnh đầu tiên trong chương trình khám phá không gian Artemis của NASA, nhằm đưa con người lên Mặt trăng, tạo một căn cứ để sinh sống và làm việc lâu dài trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Vì vậy, việc chứng minh tàu Orion có thể phóng tới Mặt trăng và trở về an toàn có ý nghĩa quan trọng trong ngành hàng không vũ trụ.

Sứ mệnh Artemis I được thực hiện thành công sẽ giúp NASA thu thập được nhiều dữ liệu cần thiết trong chuyến bay, đồng thời có phương án lựa chọn phi hành đoàn cho sứ mệnh Artemis II, dự kiến diễn ra năm 2024. Trong khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ, tàu Orion của NASA đã phá kỷ lục bay xa của tàu Apollo 13 và trở thành tàu vũ trụ được thiết kế để chở người bay xa nhất từng được chế tạo.

Mỹ thành lập văn phòng điều tra UFO

Ngày 20.7.2022, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố thành lập một văn phòng mới với tên gọi Văn phòng Giải quyết Bất thường Toàn miền, hay AARO, thuộc Văn phòng của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về Tình báo và An ninh. AARO đặt dưới sự lãnh đạo của Sean Kirkpatrick - từng là nhà khoa học trưởng tại Trung tâm Tình báo Tên lửa và Không gian của Cơ quan Tình báo Quốc phòng.

Văn phòng mới của Lầu Năm Góc về UFO sẽ tập trung vào các sự cố trong, hoặc gần, những khu vực được chỉ định là "Không phận sử dụng đặc biệt" (SUA).

SUA là khu vực được kiểm soát chặt chẽ và các hoạt động hàng không chung bị chặn do nhạy cảm về an ninh. Việc thành lập văn phòng mới này đã được hệ thống hóa trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, được thông qua vào tháng 12.2021, nhằm "thành lập văn phòng, cơ cấu tổ chức và các cơ quan chức năng để giải quyết các hiện tượng bay không xác định".

Chủ đề này đã nhận được sự quan tâm trong những năm gần đây sau khi chính phủ Mỹ công khai các video do các phi công quân sự quay được. Trong các video này, các vật thể lạ di chuyển với tốc độ không tưởng và thực hiện các thao tác phức tạp trên không. Các quan chức chính phủ Mỹ chủ yếu lo ngại về các mối đe dọa đến từ Trái đất, rằng các chính phủ nước ngoài có thể đang đạt được những tiến bộ trong công nghệ bay ngay trước mắt quân đội Mỹ mà họ không hay biết.

Kính viễn vọng không gian James Webb đi vào hoạt động

Kính viễn vọng không gian James Webb được thiết kế để thay thế cho kính viễn vọng Hubble. Trọng tâm của kính thiên văn mới là tấm gương chính với cấu trúc lõm được tạo thành từ 18 mảnh gương lục giác nhỏ, tạo thành một bề mặt rộng 6,5m từ vật liệu beryli phủ vàng.

Tấm kính này được tối ưu hóa để phản xạ ánh sáng hồng ngoại từ những vùng xa xôi của vũ trụ. Phần gương chính của James Webb lớn gấp 2,7 lần so với gương của Hubble và có độ nhạy được cải thiện gấp 100 lần.

Kính viễn vọng không gian James Webb. Ảnh: NASA
Kính viễn vọng không gian James Webb. Ảnh: NASA

James Webb được phóng từ ngày 25.12.2021, nhưng chính thức đi vào hoạt động từ giữa năm 2022. Quỹ đạo của kính thiên văn khổng lồ này được đặt cách Trái đất 1,5 triệu km, xa hơn gần 4 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng.

Nhờ độ nhạy chưa từng có của James Webb, các nhà thiên văn học có thể chụp được hình ảnh của những thiên hà lâu đời nhất, so sánh với những thiên hà hiện đại để tìm hiểu cách vũ trụ phát triển.

Chiến dịch phòng thủ Trái đất của NASA

Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) của NASA là một trong các sự kiện vũ trụ được quan tâm nhiều nhất trong năm 2022.

Trong thí nghiệm của NASA, con tàu này đâm vào một tiểu hành tinh nhỏ mang tên Dimorphos hôm 26.9.2022. Nhiệm vụ được NASA thiết kế nhằm kiểm tra khả năng phòng thủ hành tinh trong trường hợp một thiên thạch lớn có nguy cơ va chạm với Trái đất, dù NASA chưa phát hiện mối đe dọa nào như vậy trong tương lai gần.

Thử nghiệm DART của NASA đã thành công khi làm chậm quỹ đạo của tiểu hành tinh mục tiêu tới 32 phút. Ảnh: NASA
Thử nghiệm DART của NASA đã thành công khi làm chậm quỹ đạo của tiểu hành tinh mục tiêu tới 32 phút. Ảnh: NASA

Mục tiêu của DART là rút ngắn thời gian Dimorphos quay quanh tiểu hành tinh lớn hơn của nó trong ít nhất 73 giây, dù các nhà khoa học hy vọng tác động của tên lửa sẽ lên tới 10 phút. Nhưng kết quả của thử nghiệm cho thấy DART vượt xa kỳ vọng, khiến cho quỹ đạo của Dimorphos rút ngắn tới 32 phút.

Vụ va chạm của DART đã đánh dấu sự thành công bước đầu của nhiệm vụ. Được biết, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu sẽ phóng tàu Hera vào năm 2024 để nghiên cứu hai tiểu hành tinh Didymos và Dimorphos một cách chi tiết hơn.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Những nhân vật nổi tiếng thế giới qua đời năm 2022

Thanh Hà |

Trong năm 2022, nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới qua đời, trong đó cóNữ hoàng Elizabeth II, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo...

Nhìn lại thế giới 2022: Nhiều biến động nhưng không hỗn loạn

Ngạc Ngư |

Trong năm 2022, diễn biến bất ngờ nhất và tác động mạnh mẽ, sâu rộng nhất trên nhiều phương diện là cuộc xung đột ở Ukraina giữa Nga và Ukraina.

Tàu vũ trụ rò rỉ, Nga hủy sứ mệnh đi bộ ngoài không gian

Anh Vũ |

Cảnh quay của NASA cho thấy một loạt các hạt giống như bông tuyết phun ra từ phần phía sau của tàu vũ trụ Soyuz MS-22 của Nga.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Những nhân vật nổi tiếng thế giới qua đời năm 2022

Thanh Hà |

Trong năm 2022, nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới qua đời, trong đó cóNữ hoàng Elizabeth II, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo...

Nhìn lại thế giới 2022: Nhiều biến động nhưng không hỗn loạn

Ngạc Ngư |

Trong năm 2022, diễn biến bất ngờ nhất và tác động mạnh mẽ, sâu rộng nhất trên nhiều phương diện là cuộc xung đột ở Ukraina giữa Nga và Ukraina.

Tàu vũ trụ rò rỉ, Nga hủy sứ mệnh đi bộ ngoài không gian

Anh Vũ |

Cảnh quay của NASA cho thấy một loạt các hạt giống như bông tuyết phun ra từ phần phía sau của tàu vũ trụ Soyuz MS-22 của Nga.