Những nữ lãnh đạo quyền lực của Châu Âu

Thanh Hà |

Bà Elisabeth Borne, một kỹ sư 61 tuổi, được bổ nhiệm làm thủ tướng Pháp ngày 1.5, trở thành người phụ nữ thứ hai giữ chức vụ này sau bà Edith Cresson vào đầu những năm 1990.

Tân Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne là một trong gần 10 nữ lãnh đạo chính trị ở Châu Âu - nơi bà Ursula von der Leyen trở thành chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Châu Âu vào tháng 12.2019.

Trên khắp Châu Âu, nhiều phụ nữ khác cũng đang đảm nhận các cương vị quan trọng trên chính trường:

Đan Mạch

Lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Mette Frederiksen trở thành thủ tướng trẻ nhất từ ​​trước đến nay của Đan Mạch vào tháng 6.2019. Bà được bầu làm thủ tướng Đan Mạch ở tuổi 41.

Nữ thủ tướng đầu tiên của Đan Mạch là Helle Thorning-Schmidt, cũng thuộc Đảng Dân chủ Xã hội, đảm nhận cương vị từ năm 2011 đến 2015.

Estonia

Cựu kiểm toán viên EU Kersti Kaljulaid, 52 tuổi, trở thành nữ tổng thống đầu tiên của quốc gia vùng Baltic Estonia vào tháng 10.2016. Vị trí này chủ yếu mang tính lễ nghi.

Trong khi đó, bà Kaja Kallas trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Estonia  vào tháng 1.2021. Cha của bà, ông Siim Kallas là thủ tướng nước này từ năm 2002 đến năm 2004.

Phần Lan

Vào tháng 12.2019, bà Sanna Marin, một đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội, trở thành thủ tướng đương nhiệm trẻ nhất thế giới ở tuổi 34.

Bà là nữ thủ tướng thứ ba của Phần Lan.

Hy Lạp

Bà Katerina Sakellaropoulou được bầu làm nữ tổng thống đầu tiên của Hy Lạp vào tháng 1.2020. Chức vụ tổng thống là một vai trò chủ yếu mang tính chất nghi lễ ở Hy Lạp, Sakellaropoulou.

Hungary

Bà Katalin Novak, đồng minh thân cận của Thủ tướng Viktor Orban và là cựu Bộ trưởng chính sách gia đình, được bầu làm tổng thống nữ đầu tiên của Hungary vào tháng 3.2022. Tổng thống Hungary là vai trò chủ yếu mang tính chất nghi lễ.

Lithuania

Cựu Bộ trưởng tài chính Lithuania Ingrida Simonyte, 47 tuổi, được bổ nhiệm làm thủ tướng của một chính phủ trung hữu vào tháng 12.2020.

Lithuania có truyền thống lãnh đạo nữ mạnh mẽ, với "Bà đầm thép vùng vùng Baltic" Dalia Grybauskaite đã có một thập kỷ nắm quyền từ năm 2009 đến năm 2019.

Slovakia

Luật sư tự do và nhà vận động chống tham nhũng Zuzana Caputova, 48 tuổi, nhậm chức vào tháng 6.2019 với tư cách là nữ tổng thống đầu tiên của Slovakia.

Ở Slovakia, tổng thống có ít quyền lực hơn thủ tướng nhưng có thể phủ quyết luật và việc bổ nhiệm các thẩm phán cấp cao.

Thụy Điển

Là quốc gia ủng hộ bình đẳng giới nhưng Thụy Điển chưa bao giờ có phụ nữ làm thủ tướng trước Magdalena Andersson -  đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội, người giành được vị trí này vào tháng 11.2021.

Bà Magdalena Andersson, một nhà kinh tế từng giữ chức bộ trưởng tài chính trong 7 năm, đã có một khởi đầu khó khăn. Vài giờ sau khi trở thành thủ tướng đầu tiên của Thụy Điển, bà đã từ chức sau khi ngân sách của bà bị quốc hội từ chối và đảng Xanh rút khỏi liên minh của bà. Bốn ngày sau bà Magdalena Andersson tái đắc cử.

Những nơi khác ở Châu Âu

Tại những nơi khác ở Châu Âu không thuộc Liên minh Châu Âu (EU), những phụ nữ khác đang nắm quyền là: Tổng thống Gruzia Salome Zurabishvili, Thủ tướng Iceland Katrin Jakobsdottir, Tổng thống Kosovo Vjosa Osmani, Tổng thống và Thủ tướng Moldova Maia Sandu và Natalia Gavrilita, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg và Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Elisabeth Borne - nữ Thủ tướng Pháp đầu tiên sau 30 năm

Thanh Hà |

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chọn Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne làm thủ tướng mới khi chuẩn bị cho cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 6.

Israel - Thổ Nhĩ Kỳ có thể "giải cứu" Châu Âu khỏi lệ thuộc khí đốt Nga

Thanh Hà |

Châu Âu đang tìm giải pháp thay thế cho khí đốt Nga, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin.

Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO, số nước trung lập Châu Âu thu hẹp

Thanh Hà |

Phần Lan và Thụy Điển đang tiến gần hơn đến việc gia nhập NATO trong bối cảnh Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina. Danh sách các quốc gia “trung lập” hoặc không liên kết ở Châu Âu dường như thu hẹp lại.

Nghi phạm cướp cửa hàng Thế giới di động mua súng trên mạng xã hội

Long Nguyễn |

Vĩnh Phúc - Do đánh hơn 4.000 điểm lô và thua hết số tiền đã vay nên đối tượng đã lấy khẩu súng hơi mua trên mạng xã hội để mang đi đe dọa, cướp tài sản.

Khách Tây gợi ý hành trình khám phá một Vịnh Hạ Long rất khác

Minh Anh |

Dưới đây là hành trình ghé thăm những địa điểm ít người biết tới, vẫn còn giữ nguyên nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc ở Vịnh Hạ Long, giúp du khách khám phá kỳ quan thiên nhiên này "đỉnh" như dân bản địa.

Ông Park Hang-seo liệu có thành công nếu dẫn dắt tuyển Thái Lan, Indonesia?

NGUYỄN ĐĂNG |

Khi còn làm việc tại Việt Nam, VFF và VPF có thể sắp xếp, điều chỉnh lịch thi đấu các giải quốc nội để ông Park Hang-seo có điều kiện tập hợp lực lượng tốt nhất, nhưng nếu sang Thái Lan làm việc, điều đó sẽ không xảy ra.

Dịch vụ lái xe hộ đắt hàng, dân nhậu chi thêm vài trăm nghìn để "né" CSGT

Hải Danh |

Thời gian gần đây, CSGT đang đẩy mạnh công tác kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn dịch vụ thuê lái xe hộ sau khi uống rượu bia.

Nguy cơ mất trắng khi mua nhà ở xã hội qua mạng

Nguyễn Thúy |

Với giá thành thấp, nhiều người lựa chọn tìm mua nhà ở xã hội “qua tay” theo các thông tin quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên, chuyên gia pháp lý cảnh báo, mọi giao dịch nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đặc biệt trong 5 năm đầu tiên đều là vô hiệu.

Elisabeth Borne - nữ Thủ tướng Pháp đầu tiên sau 30 năm

Thanh Hà |

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chọn Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne làm thủ tướng mới khi chuẩn bị cho cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 6.

Israel - Thổ Nhĩ Kỳ có thể "giải cứu" Châu Âu khỏi lệ thuộc khí đốt Nga

Thanh Hà |

Châu Âu đang tìm giải pháp thay thế cho khí đốt Nga, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin.

Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO, số nước trung lập Châu Âu thu hẹp

Thanh Hà |

Phần Lan và Thụy Điển đang tiến gần hơn đến việc gia nhập NATO trong bối cảnh Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina. Danh sách các quốc gia “trung lập” hoặc không liên kết ở Châu Âu dường như thu hẹp lại.