Những ngân hàng dự trữ hạt giống của nhân loại

Nguyễn Quang (Theo kp.ru) |

Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã thu thập nguồn hạt giống cây lương thực để ngay cả khi những dự báo bi quan nhất trở thành sự thật, sẽ giúp hồi sinh hoặc hỗ trợ sự sống trên Trái đất.

Kho lưu trữ phương bắc

Lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới là hầm chứa hạt giống nằm ở Svalbard, thường được gọi là "Hầm chứa Ngày tận thế".

Svalbard là một quần đảo nằm giữa Đại Tây Dương, biển Barents, biển Greenland và biển Na Uy, tạo thành phần cực bắc của Na Uy.

Hầm nằm dưới lòng đất, ở độ sâu 120 mét, giữ ở nhiệt độ âm 18 độ C và có khoảng một triệu mẫu hạt giống được lưu trữ ở đây.

Tại sao kho lưu trữ lại nằm ở Svalbard? Bởi vì ở đó có một số điều kiện lý tưởng hội tụ: Dưới lớp băng vĩnh cửu, hoạt động kiến ​​tạo thấp, cũng như nguồn than đá rẻ dùng để vận hành các thiết bị làm lạnh.

Ngay cả khi các thiết bị làm lạnh có bị trục trặc thì nhiệt độ bên trong hầm dưới lòng đất cũng sẽ chỉ tăng lên mức tới hạn sau vài tháng.

Kho lưu trữ này hoạt động dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, theo nguyên tắc ngân hàng: Mỗi quốc gia có ngăn riêng và chỉ có quốc gia hoặc tổ chức nào đã đặt hạt giống ở đó mới có quyền truy cập.

Chỉ có hạt giống của các loại cây nông nghiệp chính mới được gửi đến Svalbard. Hạt giống được lưu giữ đề phòng trường hợp một giống hoặc cả loài cây trồng bị mất mát do chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai.

Đã có tiền lệ về việc rút giống từ ngân hàng: Đất nước Syria bị chiến tranh tàn phá đã làm mất một bộ sưu tập hạt giống được lưu trữ tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp cho các vùng khô hạn ở Aleppo.

Nó đã được khôi phục bằng cách lấy các bản sao từ "Hầm chứa Ngày tận thế", từ đó cho phép nghiên cứu về các loại cây trồng khác nhau có tầm quan trọng sống còn trên quy mô toàn cầu dưới ánh sáng của sự nóng lên toàn cầu.

Hầm chứa các hạt giống ngô

Ngô là cây ngũ cốc được giao dịch nhiều, đứng thứ hai trên thế giới (sau lúa mì). Khó có thể đánh giá hết vai trò của nó trong lịch sử của lục địa châu Mỹ.

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngô đứng đầu danh sách tại Trung tâm Quốc tế về Lúa mì và Ngô (CYMMIT), có trụ sở tại Mexico, nơi có bộ sưu tập hạt giống của nhiều loại ngô (28.000 loài) và lúa mì (140.000 loài) lớn nhất thế giới.

Hầu hết các bản sao của bộ sưu tập này đều nằm trong "Hầm chứa Ngày tận thế".

Cứu tinh của châu Á

Gạo là lương thực chính ở các nước châu Á. Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), đặt tại Philippines, coi nhiệm vụ của mình là bảo tồn vốn gene của loại cây nông nghiệp này.

Tổ chức này được ghi nhận với cái gọi là cuộc Cách mạng Xanh của những năm 1960 đã ngăn chặn nạn đói ở châu Á. Khi đó, Ấn Độ là quốc gia bị ảnh hưởng đặc biệt, nơi tất cả các vụ lúa đều bị chết do nhiệt độ cao.

Tại Viện Nghiên cứu Lúa gạo, các giống lúa lùn đã được lai tạo. Ngày nay, các giống lúa do IRRI tạo ra chiếm hơn 75% diện tích trồng lúa trên toàn thế giới.

Giống lúa "vàng" cũng được lai tạo tại viện nghiên cứu này và được đặt tên vì màu vàng của nó, loại gạo cung cấp beta-carotene, đã cứu sống hàng triệu người ở châu Phi.

Thực tế là ở lục địa đen, thiếu vitamin A là một căn bệnh phổ biến, gây tử vong. Và chỉ có beta-carotene mới được chuyển đổi trong cơ thể con người thành một loại vitamin tối cần thiết.

Các kho lưu trữ của IRRI lưu giữ bộ sưu tập đa dạng di truyền lúa gạo lớn nhất trên thế giới (127.000 mẫu hạt giống lúa nông nghiệp).

df
Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), đặt tại Philippines, coi nhiệm vụ của mình là bảo tồn vốn gene của loại cây nông nghiệp này. Ảnh: IRRI

Ai là nhà tài trợ?

Cả ở CYMMIT lẫn ở IRRI người ta đều cố gắng tránh thảo luận công khai về việc phát triển các giống cây trồng biến đổi gen được thực hiện ở đó, bởi cho đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận trên thế giới về tính phù hợp và an toàn của nghiên cứu đó.

Cũng có nhiều câu hỏi về nguồn tài trợ cho các tổ chức này, chúng thường đến từ các tài khoản của Quỹ Rockefeller và Quỹ Bill và Melinda Gates.

Sự quan tâm của những người giàu đối với các loại hạt phổ biến nhất có thể không phải là ngẫu nhiên. Các giống biến đổi gene, theo luật quốc tế, phải được bảo vệ bởi các bằng sáng chế.

Điều này có nghĩa là đối với mỗi hạt hoặc củ được nhân giống theo cách này và cho năng suất cao, sẽ phải trả gấp đôi, điều này sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho chủ sở hữu bằng sáng chế.

Nhưng Trung tâm khoai tây quốc tế ở Lima đã từ chối tài trợ của Quỹ Rockefeller và trung tâm được tài trợ hoàn toàn bằng tiền của chính phủ Peru.

Vào năm 2015, các nhà khoa học từ trung tâm này đã tiến hành một thí nghiệm chung với NASA. Khi đó, người ta quyết định thử trồng khoai tây trong môi trường được điều chỉnh đặc biệt như trên sao Hỏa. Và khoai tây "trên sao Hỏa" đã phát triển!

Nguyễn Quang (Theo kp.ru)
TIN LIÊN QUAN

Cuộc sống độc đáo ở nơi lạnh nhất và xa xôi nhất trên Trái đất

Khánh Minh |

Không nơi nào trên Trái đất có thể vượt qua được cái lạnh thấu xương của vùng Đông Nam Cực.

Cuộc sống trong không khí lạnh bất thường ở thành phố lạnh nhất thế giới

Ngọc Vân |

Nhiệt độ tại thành phố lạnh nhất thế giới ở Nga đã giảm xuống âm 50 độ C.

Hạt giống lâu đời nhất thế giới nảy mầm thành công sau 32.000 năm ở Bắc Cực

Bảo Châu |

Các nhà khoa học đang tìm hiểu làm thế nào một loài cây ở Bắc Cực hồi sinh được từ hạt giống 32.000 năm chôn vùi trong lớp băng dày.

Nhiều trung tâm đăng kiểm hết cảnh ùn tắc kéo dài nhờ CSGT góp sức

MINH HÀ - ĐỨC TRUNG |

Tại các trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội, lực lượng CSGT đã tăng cường phụ trách khâu kiểm tra bên ngoài xe, số khung, số máy, phân luồng giao thông, hướng dẫn, phát phiếu hẹn,... Đây là công việc vốn quen thuộc với các cán bộ, chiến sĩ CSGT trong quá trình thực hiện chuyên môn hàng ngày, nhờ đó giúp quá trình kiểm định nhanh hơn.

Lỗ hổng quản lý các web drama

Trần Tuấn |

Trên mạng xã hội thời gian qua xuất hiện dạng clip ngắn có tên là web drama (hay còn gọi là phim ngắn), do một số nhà sản xuất nội dung, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí đứng ra sản xuất hàng loạt. Bên cạnh số ít clip có chất lượng thì ngày càng có nhiều clip chứa nội dung xấu, độc, kích động những góc tối bên trong con người như định kiến giới, sự thù hằn, tâm lý phân biệt giàu nghèo, tuyên truyền cho các tệ nạn xã hội…

Việt Nam thể hiện khát vọng về một thế giới hoà bình, phát triển và thịnh vượng

Theo TTXVN |

Chiều 13.3 (theo giờ địa phương), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 146 tại thủ đô Manama của Bahrain, đã có bài phát biểu tại Phiên họp toàn thể Đại hội đồng IPU-146.

Quản lý cồn công nghiệp tại Việt Nam quá lỏng lẻo

Thùy Linh |

Tình trạng ngộ độc, nhiễm độc methanol liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây chính là một hồi chuông cảnh báo, đã đến lúc cơ quan chức năng cần siết chặt khâu quản lý loại hóa chất cồn công nghiệp độc hại này.

Hà Nội: Taxi, xe ôm bủa vây, chèo kéo khách tại các cổng bệnh viện lớn

Thu Hiền - Hoa Lệ |

Tình trạng taxi, xe ôm che kín lối đi ra vào cổng bệnh viện khiến người dân muốn ra vào bệnh viện phải tìm cách lách qua taxi, không chỉ gây ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng tới việc khám, cấp cứu cho bệnh nhân.

Cuộc sống độc đáo ở nơi lạnh nhất và xa xôi nhất trên Trái đất

Khánh Minh |

Không nơi nào trên Trái đất có thể vượt qua được cái lạnh thấu xương của vùng Đông Nam Cực.

Cuộc sống trong không khí lạnh bất thường ở thành phố lạnh nhất thế giới

Ngọc Vân |

Nhiệt độ tại thành phố lạnh nhất thế giới ở Nga đã giảm xuống âm 50 độ C.

Hạt giống lâu đời nhất thế giới nảy mầm thành công sau 32.000 năm ở Bắc Cực

Bảo Châu |

Các nhà khoa học đang tìm hiểu làm thế nào một loài cây ở Bắc Cực hồi sinh được từ hạt giống 32.000 năm chôn vùi trong lớp băng dày.