Nhân viên công nghệ nước ngoài ở Mỹ đối mặt làn sóng sa thải

Quỳnh Anh |

Làn sóng sa thải nhân viên công nghệ nước ngoài ở Mỹ khiến những nhân viên nhập cư phải tìm việc mới trong 60 ngày hoặc rời khỏi đất nước.

Nhân viên công nghệ nước ngoài, chủ yếu mang quốc tịch Ấn Độ, nhập cư vào Mỹ theo diện thị thực dành cho những người có lao động chuyên môn. Nhiều người đã sống ở đây trong nhiều năm, thậm chí là vài chục năm.

Tuy nhiên, họ đã bị sa thải. Thị thực của họ sẽ hết hạn sau 60 ngày nữa, vì vậy họ buộc phải rời khỏi đất nước trừ khi tìm được một công việc mới phù hợp với điều kiện nhập cư của họ. Tình hình đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với các gia đình ở Thung lũng Silicon - tờ Washington Post cho hay.

Indu Bhushan, 36 tuổi, chia sẻ: “Tôi vô cùng thất vọng vì cuộc sống của tôi đang rất hạnh phúc, vợ tôi còn chuẩn bị sinh em bé, thì bỗng dưng tôi lại sắp bị sa thải vị trí kỹ sư mạng tại PayPal”.

Bhushan cho biết đang tìm việc mới nhưng đây là một thử thách lớn đòi hỏi sự cạnh tranh bởi nhiều công ty không đồng ý bảo lãnh visa.

Bhusan nói: “Rất nhiều người nước ngoài ở Mỹ bị sa thải ở thời điểm hiện tại và mọi người đều đang tìm kiếm công việc mới. Việc phải quay lại Ấn Độ chỉ vì visa không được hỗ trợ tại miền đất hứa như Mỹ là một điều tồi tệ”.

Bhusan sống ở Mỹ kể từ năm 2013, sau khi lấy bằng thạc sĩ tại Học viện Công nghệ New York, và được cấp visa H-1B, loại visa tạm trú được bảo lãnh bởi chủ doanh nghiệp Mỹ.

Rắc rối liên quan tới visa dành cho nhân viên công nghệ đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạt động xã hội và các nhà lập pháp thuộc Đảng Dân chủ. Nhóm người này bắt đầu vận động hành lang tại Bộ An ninh Nội địa và Cơ quan Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) để kéo dài thời gian thị thực cho những nhân viên công nghệ mất việc.

Trong một bức thư gửi các Hạ nghị sĩ California Anna G. Eshoo và Zoe Lofgren, Giám đốc USCIS Ur. M. Jaddou nói rằng việc kéo dài thời gian gia hạn sẽ yêu cầu quy trình phức tạp và mất nhiều thời gian để hoàn thành. Thay vào đó, USCIS đề xuất, người lao động có thể xin một thị thực thuộc loại khác, chẳng hạn thị thực du lịch. Tuy nhiên, thị thực du lịch không cho phép họ làm việc tại Mỹ.

Eshoo, đại diện cho Thung lũng Silicon, cho biết bức thư không giải quyết được vấn đề mà các nhân sự bị sa thải phải đối mặt khi xin thị thực. Vừa qua, bà triệu tập một cuộc họp tại văn phòng của mình với các quan chức cấp cao của USCIS liên quan tới bức thư của Jaddou.

Eshoo nói: “Đây là việc quan trọng bởi những người có thị thực H-1B không còn nhiều thời gian”.

Các công ty công nghệ tuyển dụng rầm rộ trong những ngày đầu đại dịch, khi nhu cầu tìm kiếm nhân công lao động của họ tăng vọt do công nhân phải ở nhà và trẻ em học trực tuyến. Thế nhưng giờ đây, khi nền kinh tế đang trên đà ổn định, một số ngành bắt đầu tìm được con đường phát triển, thì lĩnh vực công nghệ lại tụt dốc. Các công ty lớn như Google, Meta và Amazon phải sa thải hàng ngàn nhân viên.

Một số công ty sa thải nhân viên thị thực loại H-1B trước đó còn vận động Quốc hội cấp thêm thị thực. Hiện có 85.000 nhân công xin thêm thị thực, trong đó nhân công mang quốc tịch Ấn Độ chiếm khoảng 75%.

Theo một báo cáo của Bộ An ninh Nội địa, tính đến năm 2019, có gần 600.000 nhân công nhập cư ở Mỹ.

Theo ước tính của trang San Francisco Bay Area, năm 2022 có khoảng 80.000 người Mỹ gốc Ấn đang làm việc ở lĩnh vực công nghệ tại Mỹ, đó là lý do tại sao sự phản đối dành cho làn sóng sa thải công nghệ lại mạnh mẽ đến vậy. Trong số đó, có khoảng 30.000 công nhân có thị thực tạm thời.

Một lý do khác khiến nhiều công dân Ấn Độ có nguy cơ bị trục xuất là Mỹ bắt đầu đưa ra hạn chế cho mỗi quốc gia qua thẻ xanh dựa trên việc làm.

Những nhân viên công nghệ sinh ra ở nước ngoài đã từng vực dậy Thung lũng Silicon từ thảm họa bong bóng Dot-com hai thập kỷ trước, và biến nó trở thành một cỗ máy việc làm khổng lồ. Nhiều nhân viên gốc Ấn định cư ở đây đã tập hợp thành cộng đồng người Mỹ gốc Ấn lớn nhất ở Mỹ.  

Tuy nhiên, giờ đây, nhiều nhân viên chỉ vừa mới quay lại làm việc cách đây không lâu đã một lần nữa mất việc, đồng thời còn phải ráo riết tìm kiếm công việc mới, và chuẩn bị cho trường hợp không tìm được việc làm.

San Jose, 35 tuổi, kỹ sư phần mềm của Amazon cho biết: “Có vẻ Mỹ không cần người lao động H-1B nữa. Nếu tôi là người thuộc bất kỳ quốc tịch nào khác trừ Ấn Độ, thì bây giờ tôi đã có thẻ xanh”.

Quỳnh Anh
TIN LIÊN QUAN

Khủng hoảng kết nối trong giới thanh niên Mỹ

Thanh Hà |

Hơn 60% nam thanh niên Mỹ độc thân, gần gấp đôi tỉ lệ nữ thanh niên độc thân. Những con số cho thấy, nhiều tín hiệu đáng chú ý về đời sống xã hội, lãng mạn và tình dục của nam giới Mỹ.

Cơ hội vàng từ làn sóng sa thải của ngành công nghệ

Thanh Hà |

Sa thải trong lĩnh vực công nghệ tăng gấp 13 lần vào năm 2022 nhưng rất ít người gặp khó khăn khi tìm việc mới.

Khi các ông lớn công nghệ đột ngột chuyển từ tuyển dụng sang sa thải

Thảo Phương |

COVID-19 là yếu tố khiến các CEO công nghệ tăng tốc tuyển dụng song giờ đây nó cũng trở thành lý do để các “ông lớn” thực hiện làn sóng sa thải nhân viên.

UBND quận Hoàng Mai lý giải sau loạt bài "Liệu có lợi ích nhóm trong dự án bãi đỗ xe bờ phải sông Tô Lịch"

Hiếu Anh |

Thời gian qua, Báo Lao Động đăng tải thông tin dự án bãi đỗ xe bờ phải sông Tô Lịch hơn 10 năm vẫn nằm trên giấy. UBND Quận Hoàng Mai lên tiếng về vụ việc.

Sắc trắng tinh khôi hoa lê vùng cao Tuyên Quang

Nguyễn Tùng |

Cuối tháng 2, hoa lê bắt đầu bung nở tại nhiều bản làng của xã vùng cao Hồng Thái (Na Hang), sắc trắng tinh khôi của loài hoa này đã thu hút du khách từ khắp nơi tìm về chiêm ngưỡng.

Báo động tình trạng xe ôm công nghệ vi phạm giao thông

Đỗ Hạnh - Gia Long |

Những năm gần đây, sự xuất hiện của dịch vụ xe ôm công nghệ đã phần nào thay đổi tư duy vận tải hành khách bằng xe 2 bánh và vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên, việc nhiều tài xế vừa chạy tốc độ cao, vừa sử dụng điện thoại đã tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và gây bức xúc cho người đi đường. 

Messi cùng tuyển Argentina giành FIFA The Best 2022

Thanh Vũ |

Rạng sáng 28.2 (giờ Việt Nam), gala trao giải FIFA The Best 2022 đã kết thúc với hầu hết danh hiệu quan trọng được trao cho Lionel Messi và các thành viên của đội tuyển Argentina.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: Nói khán giả thất vọng về phim Việt là nói quá

Nhóm Pv |

Trong cuộc trò chuyện với Báo Lao Động, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cho rằng những đánh giá như khán giả Việt đang mất niềm tin vào phim Việt là cách nói quá. Đồng thời, anh cũng dành lời khen cho phim "Nhà bà Nữ" của ekip Trấn Thành.

Khủng hoảng kết nối trong giới thanh niên Mỹ

Thanh Hà |

Hơn 60% nam thanh niên Mỹ độc thân, gần gấp đôi tỉ lệ nữ thanh niên độc thân. Những con số cho thấy, nhiều tín hiệu đáng chú ý về đời sống xã hội, lãng mạn và tình dục của nam giới Mỹ.

Cơ hội vàng từ làn sóng sa thải của ngành công nghệ

Thanh Hà |

Sa thải trong lĩnh vực công nghệ tăng gấp 13 lần vào năm 2022 nhưng rất ít người gặp khó khăn khi tìm việc mới.

Khi các ông lớn công nghệ đột ngột chuyển từ tuyển dụng sang sa thải

Thảo Phương |

COVID-19 là yếu tố khiến các CEO công nghệ tăng tốc tuyển dụng song giờ đây nó cũng trở thành lý do để các “ông lớn” thực hiện làn sóng sa thải nhân viên.