Nguyên nhân Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng

Thanh Hà |

Việc Mỹ bị Fitch Ratings hạ xếp hạng tín dụng đầu tuần này đã làm rung chuyển hệ thống tài chính toàn cầu. Đây là lần thứ 2 Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng sau động thái tương tự của S&P Global Ratings một thập kỷ trước.

1. Vì sao Fitch hạ xếp hạng của Mỹ?

Fitch cho biết, việc hạ cấp hạng tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+ là do "sự xói mòn về quản trị" đã “biểu hiện ở việc lặp đi lặp lại những bế tắc về trần nợ và các giải pháp vào phút chót".

Theo Bloomberg, điều này là bởi vì cứ sau một vài năm, thông qua một chính sách tự đưa ra, Mỹ lại đối mặt với viễn cảnh vỡ nợ.

Một đạo luật có từ năm 1917 của Mỹ đặt ra giới hạn cố định với vấn đề vay mượn - tức trần nợ - và mức trần này chỉ có thể được nâng lên khi được Quốc hội và Tổng thống nhất trí.

"Bóng ma vỡ nợ" một lần nữa bao trùm nước Mỹ trong nửa đầu năm 2023 khi nước này tiến gần tới trần nợ 31,4 nghìn tỉ USD và giới chức nước này đã phải chạy đua để giải quyết bế tắc. Cuối cùng, bế tắc về trần nợ công được giải quyết cuối tháng 5 năm nay nhưng đặt ra nhiều vấn đề khác với nước Mỹ.

2. Xếp hạng AA+ nghĩa là gì?

Xếp hạng AA+ thấp hơn AAA một bậc. Điều này có nghĩa là Mỹ không còn được Fitch xếp hạng có “chất lượng tín dụng cao nhất”.

Xếp hạng cao nhất chỉ được ấn định cho những trường hợp có “năng lực mạnh đặc biệt” để đáp ứng các cam kết tài chính, trong khi điểm tín dụng hạng AA cho thấy có “năng lực rất mạnh”, theo Fitch.

Trên toàn cầu, Fitch được coi là công ty nhỏ nhất trong số "Big Three" của lĩnh vực xếp hạng, cùng với Moody’s Investors Service và S&P.

3. Phản ứng của chính phủ Mỹ sau khi bị hạ xếp hạng tín dụng

Các công ty xếp hạng đánh giá sức mạnh tài chính của các tổ chức phát hành, bao gồm cả Chính phủ. Các công ty sẽ cho điểm tín dụng để xếp hạng khả năng thanh toán nợ của các tổ chức đó.

Các nhà đầu tư thường dựa vào xếp hạng tín dụng khi mua trái phiếu. Đánh giá xếp hạng tín dụng của các công ty có thể đóng vai trò chính trong xác định số tiền lãi mà người vay phải trả để huy động được ngân sách trên thị trường vốn.

Sau thông tin Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết, động thái này là "tùy tiện và dựa trên dữ liệu lỗi thời". Bà cho rằng, sự thay đổi về xếp hạng sẽ không ảnh hưởng tới quan điểm của các nhà đầu tư về nợ công của Mỹ.

Các quốc gia đạt điểm cao nhất về mức độ tin cậy tín dụng đang giảm dần. Theo dữ liệu của Bloomberg tổng hợp, Australia, Đức, Singapore và Thụy Sĩ vẫn có xếp hạng hàng đầu từ cả 3 công ty xếp hạng.

Ngoài Mỹ, Fitch cũng xếp hạng Canada là AA+. Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ - có điểm A+ từ Fitch.

4. Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng tác động gì tới thị trường?

Khi S&P hạ xếp hạng tín dụng của chính phủ Mỹ năm 2011, đã có những ngại cho nền kinh tế Mỹ vào thời điểm châu Âu khủng hoảng nợ công. Mặc dù vậy, việc Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng không có nhiều tác động lâu dài, Bloomberg lưu ý.

Khi Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng lần này, các thị trường tài chính có lo ngại về nền kinh tế Mỹ, nhưng tâm điểm của lo ngại là chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) triển khai để dập tắt lạm phát, theo Bloomberg. Do đó, những gì Fed làm có khả năng ảnh hưởng tới lãi suất ở Mỹ nhiều hơn so với việc Fitch hạ tín nhiệm.

Moody's vẫn xếp hạng cao nhất cho Mỹ và đánh giá này càng quan trọng hơn sau khi Fitch hạ cấp của Mỹ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Mỹ vận hành lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên sau 7 năm

Khánh Minh |

Mỹ bắt đầu vận hành lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên sau 7 năm trong khi vẫn phải phụ thuộc Nga về uranium.

Lòng tin vào quân đội Mỹ giảm sâu nhất 2 thập kỷ

Thanh Hà |

Lòng tin của người Mỹ vào quân đội nước này thấp hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1997, theo khảo sát của Gallup công bố đầu tuần này.

Thêm một quốc gia Nam Mỹ tránh xa đồng USD

Khánh Minh |

Bolivia là quốc gia mới nhất ở Nam Mỹ từ bỏ đồng USD để giao dịch bằng đồng nhân dân tệ và đồng rúp.

Nga chuyển lò phản ứng hạt nhân tối tân nhất đến Trung Quốc

Khánh Minh |

Nga đã giao khoảng 1.700 tấn thiết bị hạt nhân tối tân cho Trung Quốc, bao gồm vỏ lò phản ứng và 4 máy phát điện hơi nước cho nhà máy điện hạt nhân Tianwan.

Vụ chuyến bay giải cứu: 4 lần nộp tiền giúp cựu Thư ký Thứ trưởng thoát tử

Quang Việt |

Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ 42,6 tỉ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu thoát án tử hình, bởi đến "giờ chót" nộp gần hết số tiền hưởng lợi.

Dự án hơn nghìn tỉ đồng, 3 lần gia hạn vẫn chưa biết bao giờ xong

Nguyễn Linh |

Dù được triển khai thực hiện từ năm 2018, đến nay đã 3 lần gia hạn nhưng đường vành đai phía Tây TP Đà Nẵng vẫn chưa thể hoàn thành.

Nhiều tuyến đường Hà Nội ùn tắc vì mưa lớn sáng 4.8

Nhóm PV |

Sáng 4.8, nhiều tuyến phố tại thủ đô Hà Nội đã xảy ra tình trạng ùn tắc do cơn mưa lớn kéo dài từ khoảng 6h sáng.

Tước vương miện hoa hậu nhìn từ vụ Hoa hậu Đại dương 2017 đến Hoa hậu Ý Nhi

Huyền Chi |

Sau loạt phát ngôn thiếu kiểm soát, Hoa hậu Ý Nhi đang bị dư luận tẩy chay, yêu cầu tước vương miện và suất thi Miss World 2024.

Mỹ vận hành lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên sau 7 năm

Khánh Minh |

Mỹ bắt đầu vận hành lò phản ứng hạt nhân mới đầu tiên sau 7 năm trong khi vẫn phải phụ thuộc Nga về uranium.

Lòng tin vào quân đội Mỹ giảm sâu nhất 2 thập kỷ

Thanh Hà |

Lòng tin của người Mỹ vào quân đội nước này thấp hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1997, theo khảo sát của Gallup công bố đầu tuần này.

Thêm một quốc gia Nam Mỹ tránh xa đồng USD

Khánh Minh |

Bolivia là quốc gia mới nhất ở Nam Mỹ từ bỏ đồng USD để giao dịch bằng đồng nhân dân tệ và đồng rúp.