Người dân phương Tây nghĩ gì về cuộc xung đột Nga-Ukraina?

Khánh Minh |

Bất kể các nhà lãnh đạo phương Tây có can dự cuộc xung đột Nga-Ukraina hay không, thì công dân những nước này không coi chiến sự Ukraina là điều quan tâm hàng đầu.

Cho dù bằng các biện pháp trừng phạt Nga hay cung cấp vũ khí cho Kiev, các nhà lãnh đạo phương Tây đã ủng hộ hết mình cho Ukraina ứng phó chiến dịch quân sự của Nga. Tuy nhiên, khi cuộc xung đột gần hết tháng thứ ba, người dân phương Tây ngày càng tập trung vào các vấn đề trong nước.

Ukraina quan trọng thế nào với thế giới?

Bất kể các nhà lãnh đạo có đứng về phía Ukraina hay không, công dân của 26 trong số 27 quốc gia được Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Ipsos khảo sát đều coi "lạm phát" là mối quan tâm số một của họ trong một cuộc thăm dò hồi tháng 4. Trong số này bao gồm các quốc gia có quan điểm cứng rắn chống lại Nga như Mỹ, Anh, Canada, Ba Lan, và những nước không lên án Mátxcơva như Ấn Độ, Nam Phi và Saudi Arabia.

Đói nghèo, thất nghiệp, tội phạm và tham nhũng là 4 vấn đề đáng lo ngại nhất sau lạm phát, trong khi “xung đột quân sự giữa các quốc gia” đứng ở vị trí thứ 11, giữa biến đổi khí hậu và kiểm soát nhập cư.

Người dân Ba Lan lo lắng nhất về cuộc xung đột ở biên giới phía đông của họ, với 38% cho rằng đây là vấn đề quan trọng nhất mà thế giới phải đối mặt. Chỉ 20% người Mỹ đánh giá đây là vấn đề số một của họ, trong khi chỉ 13% người Hungary - những người có chung biên giới với Ukraina - đánh giá vấn đề này hàng đầu.

Người phương Tây có muốn gửi vũ khí đến Ukraina?

Một số nước phương Tây đã cung cấp vũ khí cho Ukraina. Trong khi Mỹ đã cung cấp gần 4 tỉ USD vũ khí cho Ukraina và đang chuẩn bị gói viện trợ kinh tế và quân sự trị giá 40 tỉ USD khác, thì đa số người Mỹ được hỏi đều nói rằng họ “ổn” với việc Ukraina thua trong cuộc xung đột với Nga - theo cuộc thăm dò gần đây của Viện Dân chủ. Ngoài ra, họ coi Nga là mối đe dọa lớn thứ tư đối với Mỹ.

Tuy nhiên, 59% người được Ipsos thăm dò vào tháng trước ủng hộ việc trang bị vũ khí cho Ukraina, đa số ở Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Canada, Ba Lan, Pháp, Đức và Australia.

Tuy nhiên, nhiều thứ có thể thay đổi trong một tháng. Chính phủ Đức gần đây đã đảo ngược chính sách đối ngoại theo chủ nghĩa hòa bình trong nhiều thập kỷ để vận chuyển vũ khí đến Ukraina, nhưng người dân Đức ngày càng không hài lòng với sự thay đổi này. Các cuộc thăm dò mới nhất của các mạng RTL và N-TV của Đức cho thấy sự ủng hộ đối với việc trang bị vũ khí cho Ukraina giảm từ 55% vào tháng 4 xuống còn 46% vào tháng 5. Trong khi đó, 44% người Đức hiện lên án chính sách này, tăng so với mức 33% hồi tháng 4.

Tại Ba Lan, đa số muốn tiến thêm một bước và gửi quân đội “gìn giữ hòa bình” tới Ukraina, như lãnh đạo đảng cầm quyền Jaroslaw Kaczynski đã đề xuất nhưng các đồng minh NATO của Ba Lan không mặn mà. Việc đưa quân đội Ba Lan vào Ukraina sẽ có nguy cơ mở ra chiến tranh giữa NATO và Nga.

Các biện pháp trừng phạt thì sao?

Các biện pháp trừng phạt vẫn được chấp thuận rộng rãi. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy 67% người Mỹ và 80% công dân EU ủng hộ trừng phạt Nga về kinh tế. Ở Anh, 78% người được Ipsos thăm dò ý kiến ​​trong tháng này ủng hộ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, nhưng ít người sẵn sàng chấp nhận giá thực phẩm và năng lượng cao hơn để làm tổn hại nền kinh tế Nga.

Một cuộc thăm dò của Sunday Telegraph vào tháng trước cho thấy 36% người Anh sẽ cam chịu giá nhiên liệu cao hơn để gây sức ép với Nga, giảm so với mức 50% một tháng trước đó.

Tác động của các biện pháp trừng phạt

Các lệnh trừng phạt gây ra hậu quả cho cả phương Tây cũng như Nga. Tại Mỹ, nơi người dân đang phải vật lộn với giá khí đốt kỷ lục, lạm phát cao trong nhiều thập kỷ, tình trạng thiếu lương thực và hàng tiêu dùng, Tổng thống Joe Biden đã cố gắng đổ lỗi cho Nga.

Tuy nhiên, tỉ lệ tín nhiệm của ông Biden đã chạm đáy trong nhiều cuộc thăm dò, trong đó cách xử lý nền kinh tế của ông được đánh giá là đặc biệt tồi tệ. Theo một số dữ liệu gần đây nhất, chỉ 29% người Mỹ tán thành hiệu quả kinh tế của ông Biden, 55% nói ông Biden đang làm cho nền kinh tế tồi tệ hơn, và phần lớn nói tổng thống không làm đủ để giải quyết lạm phát (81%) hoặc giảm thiếu hụt (73%).

Ở Anh, đảng Bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson đang đánh mất niềm tin của công chúng vào việc quản lý nền kinh tế. Thủ tướng Đức Olaf Scholz của Đức cũng đang mất dần sự ủng hộ của công chúng trong bối cảnh sản lượng công nghiệp sụt giảm và nền kinh tế Đức dự đoán sẽ suy tàn nếu nhập khẩu năng lượng của Nga bị cấm.

Người phương Tây có ủng hộ NATO không?

Xung đột ở Ukraina đã làm hồi sinh liên minh NATO thời Chiến tranh Lạnh, với việc Tổng thư ký Jens Stoltenberg kêu gọi thêm đầu tư từ các quốc gia thành viên và triển khai nhiều hơn ở Đông Âu. Tỉ lệ ủng hộ sự lãnh đạo của Mỹ trong NATO đã tăng vọt vào tháng 3 và công dân Phần Lan hiện ủng hộ áp đảo việc gia nhập liên minh, với 76% ủng hộ tư cách thành viên trong tháng này so với 53% vào tháng 2.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto và Thủ tướng Sanna Marin tuyên bố hôm 12.5 rằng họ có ý định “nhanh chóng” tìm kiếm tư cách thành viên NATO.

Tuy nhiên, người dân Thụy Điển không chắc chắn lắm, với 57% ủng hộ tư cách thành viên trong liên minh vào tháng trước, tăng từ 51% vào tháng 3. Các báo cáo truyền thông hôm 12.5 cho rằng chính phủ Thụy Điển sẽ nộp đơn xin gia nhập khối cùng với Phần Lan vào tuần tới.

Tại Áo, một quốc gia trung lập, đại đa số dân chúng (75%) phản đối tư cách thành viên NATO, trong khi phần lớn người dân ở Ireland - cũng trung lập - muốn đứng ngoài liên minh.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Thụy Sĩ giải phóng một số tài sản bị đóng băng của Nga

Song Minh |

Thụy Sĩ đã giải phóng một số tài sản bị đóng băng của Nga, theo số liệu mới nhất về số tiền bị trừng phạt.

Nga bất ngờ thay đổi lập trường về việc Ukraina gia nhập EU

Song Minh |

Lập trường của Nga về việc Ukraina gia nhập EU hiện phù hợp với quan điểm của Mátxcơva về việc Kiev gia nhập NATO.

Nga cảnh báo “kịch bản Syria” có thể xảy ra ở Ukraina

Song Minh |

Trung tướng Igor Kirillov, người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học Nga, cáo buộc Ukraina âm mưu sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để đổ lỗi cho quân đội Nga, tương tự kịch bản từng xảy ra ở Syria.

Văn hóa cà phê nhà H’Hen Niê

Chí Long |

Với tư cách là đại sứ truyền thông của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, H'Hen Niê đang làm tốt vai trò của người truyền cảm hứng, quảng bá hình ảnh cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng và cà phê Việt nói chung cho bạn bè thập phương.

Trường Đại học Luật TPHCM lên tiếng về việc ông Đặng Anh Quân bị bắt

Tú Huyên |

TPHCM - Liên quan đến việc Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, phía Trường ĐH Luật TPHCM cho biết đang lập tổ công tác xem xét mức độ vi phạm để xử lý ông Đặng Anh Quân.

Cả mẹ và con mất ngủ, ám ảnh vì áp lực kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Vân Trang |

Áp lực thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội trong năm nay và những năm vừa qua là rất lớn. Phụ huynh thì mất ăn, mất ngủ vì lo lắng, học sinh học hành vất vả, thời gian nghỉ ngơi gần như bằng không.

Các nghịch lý của thị trường xăng dầu được lắng nghe và cần giải quyết

Anh Tuấn |

Trước những diễn biến nóng của thị trường xăng dầu thời gian qua, ngày 28.2, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sẽ tổ chức phiên giải trình về thị trường xăng dầu. Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết - đã có ý kiến về những nội dung để tham gia phiên giải trình.

Hà Nội: Thú vị 2 hàng phở cùng mang tên Phở Thìn

Xuân Sơn - Hà Chi |

Nhãn hiệu “Phở Thìn” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ cho quán phở trên phố Đinh Tiên Hoàng (hay còn gọi là Phở Thìn Bờ Hồ) từ năm 2003. Tuy nhiên, ở Hà Nội vẫn còn 1 thương hiệu Phở Thìn nữa nằm trên phố Lò Đúc.

Thụy Sĩ giải phóng một số tài sản bị đóng băng của Nga

Song Minh |

Thụy Sĩ đã giải phóng một số tài sản bị đóng băng của Nga, theo số liệu mới nhất về số tiền bị trừng phạt.

Nga bất ngờ thay đổi lập trường về việc Ukraina gia nhập EU

Song Minh |

Lập trường của Nga về việc Ukraina gia nhập EU hiện phù hợp với quan điểm của Mátxcơva về việc Kiev gia nhập NATO.

Nga cảnh báo “kịch bản Syria” có thể xảy ra ở Ukraina

Song Minh |

Trung tướng Igor Kirillov, người đứng đầu Lực lượng Bảo vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học Nga, cáo buộc Ukraina âm mưu sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để đổ lỗi cho quân đội Nga, tương tự kịch bản từng xảy ra ở Syria.