Nga tung chiến lược mới giúp Gazprom củng cố nguồn lực

Thanh Hà |

Nga phê duyệt đợt tăng giá khí đốt lớn cho Gazprom. Ông lớn năng lượng Nga dự kiến sử dụng doanh thu bổ sung này để xây dựng các đường ống dẫn khí mới từ Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ cũng như dùng cho bảo trì chung.

Giới chức Nga đồng ý cho đợt tăng giá khí đốt chưa từng có với khách hàng trong nước để thúc đẩy tài chính cho gã khổng lồ năng lượng Gazprom.

Cụ thể, cơ quan chống độc quyền liên bang quốc gia Nga FAS đã phê duyệt mức tăng giá khí đốt 8% kể từ ngày 1.7 năm nay và tăng thêm 8% khác từ ngày 1.7.2025.

Việc tăng giá khí đốt chỉ áp dụng với Gazprom, không có hiệu lực với các nhà sản xuất khí đốt độc lập do Novatek dẫn đầu. Những nhà sản xuất khí đốt độc lập ở Nga vốn không bắt buộc phải bán khí đốt theo giá cố định của Chính phủ.

Từ 2014-2021, Điện Kremlin đã nhất trí với mức tăng giá khí đốt hàng năm từ 2-7%, chủ yếu phù hợp với các số liệu lạm phát chính thức.

FAS cho hay, Gazprom dự kiến dùng doanh thu bổ sung để xây các đường ống mới nhằm tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn. Doanh thu bổ sung cũng đồng thời được Gazprom dùng cho nhu cầu đầu tư và bảo dưỡng chung.

Gazprom đối mặt với những bất ổn do xuất khẩu khí đốt từ Nga sang châu Âu giảm 75% trong năm 2022. Ông lớn khí đốt Nga lỗ ròng 1,3 nghìn tỉ rúp (17,3 tỉ USD) trong nửa cuối năm 2022. Trong khi đó, tiền mặt và những khoản tài chính khác mà Gazprom có tính tới cuối tháng 12 năm ngoái giảm xuống 1,1 nghìn tỉ rúp (12 tỉ USD). Ngày 1.1.2022, Gazprom có 2 nghìn tỉ rúp (21,9 tỉ USD).

Mikhail Krutikhin - đối tác của công ty tư vấn RusEnergy có trụ sở tại Mátxcơva - cho biết, khoản lỗ ròng của Gazprom trong năm nay còn tăng thêm nữa khi công ty cần huy động hàng tỉ USD để tài trợ cho đường ống xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc - đường ống Power of Siberia 2 (Sức mạnh Siberia 2).

Đường ống này có công suất hàng năm là 50 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm. Đường ống sẽ nối trực tiếp từ các nhà máy của Gazprom ở Tây Liberia, qua Mông Cổ tới Trung Quốc. Đường ống dẫn khí đốt này sẽ đi vào hoạt động trước năm 2030.

Gazprom cũng phải đầu tư vào nâng cấp đường ống dẫn khí đốt ở Kazakhstan và Uzbekistan để hoàn thành kế hoạch đưa khí đốt Nga đến những nước này.

Theo Upstream Online, có những tín hiệu từ Mátxcơva cho thấy Gazprom cũng đang cân nhắc vận chuyển khí đốt qua Kazakhstan, Turkmenistan và Afghanistan để đưa đến Pakistan và Ấn Độ. Diễn tiến này được triển khai khi Điện Kremlin thúc đẩy ảnh hưởng kinh tế lớn hơn của Nga trong khu vực.

Gazprom chưa công bố bất kỳ kết quả tài chính nào trong năm nay. Ông lớn khí đốt Nga vẫn tiếp tục vận chuyển khí đốt tới châu Âu qua Ukraina, với khoảng 41 triệu mét khối khí đốt trung chuyển mỗi ngày.

Gazprom cũng đang cung cấp lượng khí đốt từ 36-43 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày thông qua đường ống TurkStream qua Biển Đen. Đường ống này cung cấp khí đốt cho phía nam châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.

Các nhà phân tích chỉ ra, Gazprom cũng đối mặt với áp lực giá cả liên quan tới khí đốt trên thị trường giao ngay. Thêm vào đó, lượng khí đốt quá cảnh qua Ukraina đang bị đe dọa khi Mátxcơva chuẩn bị đáp trả những nỗ lực của Ukraina nhằm thực thi phán quyết 5 tỉ USD của toà trọng tài yêu cầu Nga để bồi thường thiệt hại cho các cơ sở sản xuất dầu khí ở Crimea khi Nga sáp nhập năm 2014.

Theo Gazprom, trước năm 2021, khoảng một nửa trong tổng doanh số bán khí đốt hàng năm 500 tỉ mét khối của hãng là xuất khẩu sang châu Âu và từ đó bắt đầu giảm dần.

Tuy nhiên, trong dài hạn, doanh thu bán hàng tại châu Âu của Gazprom cao hơn khoảng 2-2,5 lần so với doanh thu từ bán khí đốt trong nước, do chênh lệch giá rất lớn giữa 2 thị trường.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga có tuyến đường mới chở dầu tới Trung Quốc nhanh hơn, rẻ hơn

Song Minh |

Nga sử dụng tuyến đường qua Bắc Cực để tăng tốc độ vận chuyển dầu đến Trung Quốc với chi phí rẻ hơn.

Nợ công Nga tiến gần giới hạn an toàn

Thanh Hà |

Nợ công của Nga sẽ tăng lên do chính phủ cần ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Irina Okladnikova thông tin trong cuộc họp của Ủy ban Hội đồng Liên bang về Ngân sách và Thị trường Tài chính đầu tuần này.

Các nước Baltic đoạn tuyệt với điện của Nga sau 3 thập kỷ phụ thuộc

Song Minh |

Các nước vùng Baltic đặt mục tiêu tách khỏi lưới điện của Nga vào đầu năm 2025.

Đề xuất tạm ngừng internet đối với người dùng vi phạm trên mạng

KHÁNH AN |

“Đề xuất tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, internet nếu có vi phạm pháp luật trên mạng” là nội dung đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến đóng góp trong dự thảo Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Trung Quốc bắt tay vào dự án khí đốt khó nhất thế giới ở giếng siêu sâu hơn 10.000 mét

Ngọc Vân |

Trung Quốc bắt đầu khoan giếng khí đốt sâu hơn 10.000 mét, được cho là dự án khoan khó khăn nhất thế giới, với hy vọng tìm được trữ lượng khí đốt lớn.

Mở trộm hàng trăm tài khoản, ngân hàng đã vi phạm quy định

Đức Mạnh |

Việc mở trộm tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng khi chưa được sự đồng ý của khách hàng là vi phạm quy định về sự tự nguyện khi tham gia giao dịch dân sự của khách hàng.

Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao bật khóc khi nói lời sau cùng

Việt Dũng |

Hà Nội - Chiều muộn 21.7, ông Tô Anh Dũng - cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cùng 53 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu đã trình bày tâm tư, nguyện vọng trước khi toà nghỉ nghị án.

Khách sạn Hà Nội giảm giá thuê khủng, rao bán chục triệu USD vì lỗ nặng

Thu Giang |

Hàng loạt khách sạn trên phố cổ Hà Nội đang liên tục chạy các chương trình giảm giá thuê phòng, hoặc rao bán gấp khách sạn với giá chục triệu USD khi bước vào mùa du lịch hè.

Nga có tuyến đường mới chở dầu tới Trung Quốc nhanh hơn, rẻ hơn

Song Minh |

Nga sử dụng tuyến đường qua Bắc Cực để tăng tốc độ vận chuyển dầu đến Trung Quốc với chi phí rẻ hơn.

Nợ công Nga tiến gần giới hạn an toàn

Thanh Hà |

Nợ công của Nga sẽ tăng lên do chính phủ cần ngân sách để hỗ trợ nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Irina Okladnikova thông tin trong cuộc họp của Ủy ban Hội đồng Liên bang về Ngân sách và Thị trường Tài chính đầu tuần này.

Các nước Baltic đoạn tuyệt với điện của Nga sau 3 thập kỷ phụ thuộc

Song Minh |

Các nước vùng Baltic đặt mục tiêu tách khỏi lưới điện của Nga vào đầu năm 2025.