Nga-Trung Quốc cùng thắng khi "song kiếm hợp bích" về năng lượng

Song Minh |

Nga, với tư cách là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất, sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc.

Hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

Theo Sputnik, Nga và Trung Quốc có không gian rộng rãi để phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong tương lai.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Nhà nước Trung Quốc dự kiến ​​tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng sẽ tăng từ 16% hiện tại lên 20% vào năm 2025. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tính đến các cam kết của nước này để đạt được mức độ trung hòa khí thải carbon vào năm 2060.

Trong năm qua, Trung Quốc đã tăng sản lượng năng lượng tái tạo lên mức cao kỷ lục. Khối lượng công suất phát điện mới bằng năng lượng mặt trời và gió đạt 102,5 GW vào năm ngoái, bằng khoảng 58% tổng công suất phát điện của Trung Quốc vào năm 2021.

Tuy nhiên, hơn một nửa tổng năng lượng hỗn hợp của Trung Quốc vẫn đến từ than đá. Cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra vào mùa thu năm ngoái, khi hầu hết các khu vực của Trung Quốc buộc phải tạm thời áp dụng hạn mức tiêu thụ điện, cho thấy còn quá sớm để dựa vào năng lượng tái tạo ở trình độ công nghệ hiện tại.

Chú ý đến nhiên liệu hóa thạch sạch hơn

Trong một tuyên bố của Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước, rất nhiều sự chú ý được tập trung vào nhiên liệu hóa thạch sạch hơn. Điều này có thể hiểu được: Khí đốt có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Ủy ban Nhà nước giả định đến năm 2025, Trung Quốc sẽ tăng sản lượng khí đốt, bao gồm cả việc phát triển các mỏ đá phiến. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tăng khối lượng các cơ sở lưu trữ khí đốt của riêng mình lên 55-60 tỉ mét khối, chiếm khoảng 13% lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm dự kiến.

Trong trường hợp này, tổng lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm sẽ là 450-460 tỉ mét khối. Dựa trên kế hoạch của Ủy ban Cải cách và Phát triển Nhà nước, nhiều nhất Trung Quốc sẽ cung cấp được một nửa nhu cầu của mình thông qua khai thác. Phần còn lại sẽ phải được bù đắp bằng nhập khẩu nhiên liệu xanh.

Đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Gazprom
Đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Gazprom

Do đó, Nga, với tư cách là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất, sẽ đóng một vai trò ngày càng lớn trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc - ông Cui Shoujun, nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Viện Phát triển Quốc gia, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Nga là đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực cung cấp khí đốt tự nhiên, và hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực cung cấp khí đốt sẽ chỉ phát triển trong tương lai” - ông Cui Shoujun cho hay.

Hợp tác có lợi với Trung Quốc

Theo ông Cui Shoujun, Trung Quốc hợp tác với Nga về khí đốt có lợi vì một số lý do.

Thứ nhất, đường biên giới chung dài với Nga giúp đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt thông qua các đường ống. Những dự án như vậy đòi hỏi đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, tuy nhiên, theo thời gian, chúng cho phép đảm bảo sự ổn định của nguồn cung cấp.

Đường ống dẫn khí đốt "Sức mạnh Siberia" đã đi vào hoạt động, cung cấp nguồn cung cấp lên tới 38 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm, khi đạt công suất thiết kế vào năm 2025. Việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Sức mạnh Siberia 2” qua Mông Cổ đang được phát triển với công suất lên đến 50 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh vào tháng 2 năm nay, Nga và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận cung cấp khí đốt thông qua cái gọi là "Tuyến Viễn Đông", với nguồn cung lên tới 10 tỉ mét khối mỗi năm.

Thứ hai, tính đến sự biến động của giá khí đốt giao ngay, các hợp đồng cung cấp qua đường ống dài hạn cho phép tránh được rủi ro về giá. Đây là một nguyên nhân khác ủng hộ sự phát triển các nguồn cung cấp đường ống. Tất nhiên, việc giao hàng như vậy có những hạn chế nhất định, ít nhất là về lưu lượng đường ống. Nhưng nếu cần, khối lượng có thể được bổ sung bằng khí hóa lỏng LNG. Nga và Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực này. Trung Quốc đang tham gia vào một số dự án chung ở Nga để sản xuất LNG. Thị phần của Nga trong tổng nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã tăng 8% trong năm qua.

Rõ ràng khí đốt, giống như các nhiên liệu hóa thạch khác, là một giai đoạn trung gian. Khối lượng tiêu thụ của các nguồn tài nguyên này sẽ giảm trong dài hạn khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên. Nhưng theo hướng này, Nga và Trung Quốc cũng có không gian hợp tác rộng lớn, chuyên gia Cui Shoujun tin tưởng.

Điện hạt nhân

Nga và Trung Quốc đang cùng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Tianwan. Hai tổ máy điện đầu tiên có lò phản ứng hạt nhân VVER-1000 do các chuyên gia Nga chế tạo và đã đi vào hoạt động thương mại từ năm 2007.

Năm 2018, tổ máy số 3 và 4 đi vào vận hành thương mại, cũng được xây dựng với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga. Vào năm 2019, một hợp đồng đã được ký kết để xây dựng tổ máy điện thứ ba và thứ tư của nhà máy Xudapu với các lò phản ứng VVER-1200 của Nga, cũng như hợp đồng cung cấp nhiên liệu hạt nhân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến lễ khởi công 4 lò phản ứng hạt nhân tiên tiến chạy bằng công nghệ hạt nhân thế hệ thứ ba của Nga tại Trung Quốc, ngày 19.5.2021. Ảnh: Xinhua
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến lễ khởi công 4 lò phản ứng hạt nhân tiên tiến chạy bằng công nghệ hạt nhân thế hệ thứ ba của Nga tại Trung Quốc, ngày 19.5.2021. Ảnh: Xinhua

Năm nay, theo kế hoạch của Rosatom, việc sản xuất nhiên liệu hạt nhân cho tổ hợp phát điện tương lai của Trung Quốc với lò phản ứng neutron nhanh CFR-600 sẽ bắt đầu.

Ngoài ra, như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói, Nga sẵn sàng cung cấp các nguồn năng lượng cho Trung Quốc ngay cả sau năm 2060, và hydrocacbon cũng có thể trở thành một mặt hàng xuất khẩu năng lượng mới của Nga sang Trung Quốc.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Làn sóng rút vốn kỷ lục khỏi Trung Quốc giữa chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Giới đầu tư toàn cầu rút vốn khỏi Trung Quốc với quy mô “chưa từng có” kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Bước đi lịch sử của ông Putin làm "vô hiệu hoá" trừng phạt Nga

Ngọc Vân |

Việc chuyển sang đồng rúp để thanh toán bằng khí đốt, được Tổng thống Putin công bố vào đầu tuần này, sẽ buộc EU phải lách các lệnh trừng phạt Nga của chính mình nếu muốn tiếp tục duy trì dòng chảy khí đốt.

Kiev báo tin bất ngờ về khí đốt Nga qua Ukraina

Khánh Minh |

Ukraina cho biết Nga đẩy mạnh dòng khí đốt đến Châu Âu qua nước này và thanh toán cho Kiev toàn bộ chi phí vận chuyển bằng ngoại tệ mạnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Làn sóng rút vốn kỷ lục khỏi Trung Quốc giữa chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Giới đầu tư toàn cầu rút vốn khỏi Trung Quốc với quy mô “chưa từng có” kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Bước đi lịch sử của ông Putin làm "vô hiệu hoá" trừng phạt Nga

Ngọc Vân |

Việc chuyển sang đồng rúp để thanh toán bằng khí đốt, được Tổng thống Putin công bố vào đầu tuần này, sẽ buộc EU phải lách các lệnh trừng phạt Nga của chính mình nếu muốn tiếp tục duy trì dòng chảy khí đốt.

Kiev báo tin bất ngờ về khí đốt Nga qua Ukraina

Khánh Minh |

Ukraina cho biết Nga đẩy mạnh dòng khí đốt đến Châu Âu qua nước này và thanh toán cho Kiev toàn bộ chi phí vận chuyển bằng ngoại tệ mạnh.