Nga - Châu Âu căng thẳng, khí đốt Châu Phi có "đắc lợi"?

Thanh Hà |

Với việc Mỹ, EU và Anh đang tìm cách loại bỏ nhập khẩu khí đốt Nga, các nhà lãnh đạo phương Tây có thể xem xét những dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Châu Phi cận Sahara.

Đa dạng hóa nguồn cung

Nga và phương Tây đang bất đồng về việc thanh toán với khí đốt, đặc biệt là Châu Âu. Nga yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp Nga nhưng các quốc gia G-7 đã bác bỏ.

Động thái của Nga diễn ra sau khi loạt biện pháp trừng phạt quốc tế chưa từng có và các biện pháp trừng phạt phối hợp nhắm vào Nga sau chiến sự Ukraina.

Mỹ tuyên bố cấm hoàn toàn dầu, khí đốt và nhập khẩu than của Nga, trong khi Anh dự định loại bỏ dần dầu của Nga trước cuối năm nay và EU đặt mục tiêu cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Nga.

Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU, đặc biệt là Đức và Italia. Ngày 30.3, Đức đã phát "cảnh báo sớm" về khả năng cần phân phối khí đốt nếu xảy ra tình trạng không đảm bảo được đầy đủ nguồn cung.

EU đã đạt được một thỏa thuận với Mỹ về việc mua thêm 15 tỉ m3 LNG, dù cựu Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette lưu ý vào đầu tuần này rằng, thỏa thuận này chưa đủ để bù đắp sự thiếu hụt khi không nhập khẩu từ Nga.

Ngày 29.3, Bộ trưởng Ngoại giao Italia Luigi di Maio chia sẻ với CNBC rằng, trong tháng qua, ông đã đến các nước như Mozambique, Cộng hòa Congo và Angola trong nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác cung cấp LNG mới.

“An ninh năng lượng là cơ bản với các quốc gia là cường quốc sản xuất toàn cầu như Italia và nhiều quốc gia khác. Chúng tôi phải có khả năng đa dạng hóa nguồn cung ứng năng lượng” - ông Di Maio nói.

Bộ trưởng Ngoại giao Italia cho hay, việc đa dạng hóa nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về khí đốt. Italia cũng tiếp tục quá trình chuyển đổi xanh với các nguồn năng lượng mới, khác biệt.

Trong một tài liệu hồi tuần trước, các nhà phân tích Châu Phi tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Verisk Maplecroft nhận định, châu lục này không thể lấp đầy khoảng trống về nhập khẩu khí đốt tự nhiên mà Nga để lại nhưng có thể giúp tăng nguồn cung.

Các tập đoàn dầu khí lớn như BP, TotalEnergies và Eni đều hiện diện trên tiểu lục địa Châu Phi, cùng với các tập đoàn dầu khí Mỹ như Exxon Mobil.

Verisk Maplecroft lưu ý, BP đang tiến xa nhất trong nỗ lực đưa vào hoạt động một dự án LNG lớn ở Châu Phi cận Sahara và có thể củng cố thêm hoạt động ở đây, đặc biệt là tại các mỏ khí đốt Tortue nằm giữa biên giới Senegal và Mauritania.

Giám đốc điều hành Eni, ông Claudio Descalzi, thông báo hồi đầu tháng này rằng, công ty lớn của Italia có thể cung cấp cho Châu Âu thêm 396 tỉ m3 khí đốt từ nay đến 2025 từ các chi nhánh trên khắp thế giới, trong đó có chi nhánh ở Angola, Congo, Nigeria và Mozambique. Angola và Congo đã đồng ý thúc đẩy xuất khẩu khí đốt sang Italia, với Eni đóng vai trò trung gian.

Tiềm năng lớn, trở ngại đáng kể

Các nhà phân tích Alexandre Raymakers, Maja Bovcon và Eric Humphery-Smith nhấn mạnh, các quốc gia Senegal, Mauritania, Nigeria và Angola là những địa điểm tốt nhất để tăng sản lượng, dù phần lớn nguồn cung mới sẽ không đến nửa sau của thập kỷ.

“Sự ổn định về chính trị và tài chính ở Senegal và Mauritania có nghĩa là các dự án được đặt trong trạng thái tốt nhất để phát triển LNG, trong khi việc MPLA có khả năng tái đắc cử ở Angola tháng 8.2022 cũng sẽ giúp tăng đầu tư" - tài liệu của Verisk Maplecroft chỉ ra.

Mozambique cũng là nơi có trữ lượng khí đốt tự nhiên khổng lồ, với một số công ty năng lượng lớn ở Châu Âu đã thành lập các cơ sở ở nước này. Tuy nhiên, một số cuộc nổi dậy bạo lực ở đây khiến một số cơ sở ở Mozambique bị buộc phải đóng cửa trong những năm gần đây.

Verisk Maplecroft đề xuất rằng vẫn còn không gian cho các bên LNG lớn khác ở vịnh Guinea như Nigeria, Cameroon và Guinea Xích đạo.

“Môi trường giá khí đốt được cải thiện có thể làm thay đổi sự cân bằng lợi nhuận cho một số dự án ở Nigeria, cho phép cung cấp thêm nguồn cung cho các dự án LNG hiện có và đã lên kế hoạch" - báo cáo chỉ ra.

Các nhà phân tích cũng ghi nhận khởi đầu của sự quan tâm trở lại với dự án Fortuna FLNG đang không hoạt động ở Guinea Xích đạo.

Tuy nhiên, việc tăng nạn cướp biển trong khu vực, bao gồm cả các cuộc tấn công cơ hội nhằm vào các tàu chở LNG trong những năm gần đây, có thể làm thoái chí.

Cuối cùng, Verisk Maplecroft ước tính khi tất cả các dự án LNG đã biết ở Châu Phi cận Sahara đã hoạt động và hoạt động ở công suất tối đa mới chỉ chiếm khoảng một nửa nguồn cung khí đốt mà Nga cấp cho Châu Âu.

"Nhu cầu khí đốt và môi trường giá cả được cải thiện có nghĩa là khu vực Châu Phi cận Sahara có thể giúp lấp khoảng trống do nguồn khí đốt Nga bị cấm vận, nhưng khu vực này không thể đơn độc giải quyết vấn đề" - báo cáo kết luận.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Một ngân hàng Nga "bình yên vô sự" giữa trừng phạt

Thanh Hà |

Đến nay, ngân hàng Gazprombank JSC chưa chịu các biện pháp trừng phạt nặng nề mà các nước phương Tây áp đặt với Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraina. Kế hoạch thanh toán khí đốt bằng đồng rúp Nga chính là nguyên nhân.

Đức như "ngồi trên đống lửa" trước viễn cảnh tồi tệ không có dầu khí Nga

Ngọc Vân |

Công đoàn Đức mô tả viễn cảnh tồi tệ nếu nguồn cung dầu khí Nga bị cắt.

Tại sao Nga yêu cầu mua khí đốt bằng đồng rúp?

Thanh Hà |

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp Nga với khí đốt của nước này bán cho các quốc gia "không thân thiện", với hạn chót là ngày 31.3.

TPHCM sắp khởi công 2 dự án giao thông, môi trường gần 50.000 tỉ đồng

MINH QUÂN |

Dự án Vành đai 3 qua TPHCM và dự án Xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có tổng mức đầu tư gần 50.000 tỉ đồng sắp được khởi công giúp tăng kết nối vùng và chỉnh trang đô thị cho TPHCM.

Hải Phòng: Nước sinh hoạt của 2 xã đục như nước ruộng vì sự cố đường ống

Thiên Hà |

Hải Phòng - Vừa qua, Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân xã Tự Cường và xã Tiên Cường (huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) về việc nước sinh hoạt của hầu hết hộ dân có tình trạng đục ngầu, chuyển sang màu nâu trong ngày 8.2, khiến họ bất an.

Trung Quốc bất ngờ lên tiếng về vụ Nord Stream

Thanh Hà |

Bộ Ngoại giao Trung Quốc bất ngờ bình luận về vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Nga.

Dự án chăn nuôi bò Bình Hà: Lãnh đạo bị bắt, dân ào vào chiếm đất trồng keo

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Dự án chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà kém hiệu quả, bỏ hoang đất nên nhiều người dân đã kéo nhau lên phát quang, cắm mốc chiếm đất để trồng keo.

"Ma trận" trung tâm luyện thi đánh giá năng lực khiến thí sinh bối rối

NHÓM PV |

Hiện nay, hàng loạt trung tâm luyện thi đánh giá năng lực mở ra với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, để tránh mất tiền oan, học sinh chỉ cần ôn luyện và học kĩ bài tập trên lớp là có thể đạt được điểm cao.

Một ngân hàng Nga "bình yên vô sự" giữa trừng phạt

Thanh Hà |

Đến nay, ngân hàng Gazprombank JSC chưa chịu các biện pháp trừng phạt nặng nề mà các nước phương Tây áp đặt với Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraina. Kế hoạch thanh toán khí đốt bằng đồng rúp Nga chính là nguyên nhân.

Đức như "ngồi trên đống lửa" trước viễn cảnh tồi tệ không có dầu khí Nga

Ngọc Vân |

Công đoàn Đức mô tả viễn cảnh tồi tệ nếu nguồn cung dầu khí Nga bị cắt.

Tại sao Nga yêu cầu mua khí đốt bằng đồng rúp?

Thanh Hà |

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp Nga với khí đốt của nước này bán cho các quốc gia "không thân thiện", với hạn chót là ngày 31.3.