Nắng nóng khiến con người mất 44 giờ ngủ mỗi năm

Thanh Hà |

Nghiên cứu ước tính, mọi người đã mất trung bình 44 giờ ngủ mỗi năm vì nắng nóng.

Nick Obradovich không thể ngủ được vào ban đêm. Và ông trở nên gắt gỏng. Đó là tháng 10.2015 khi thành phố San Diego, bang California, Mỹ, thường khô ráo và mát mẻ đã ghi nhận 3 đêm tháng 10 nóng nhất vào thời điểm đó trong đợt nắng nóng chưa từng có. Khi đó, Obradovich sống cùng vợ trong căn hộ không có điều hòa - điều không lạ lẫm bởi thời tiết ở đây ôn hòa quanh năm.

Trong khoảng một tuần nắng nóng, Obradovich vật lộn với giấc ngủ. Thiếu ngủ khiến ông quá mệt mỏi để duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Obradovich cũng không thể tập trung vào công việc.

Obradovich - hiện là nghiên cứu viên chính tại Viện Phát triển Con người Max Planck - cho biết, sự khó chịu vì giấc ngủ chập chờn khiến ông quyết định điều tra xem khó ngủ do nóng bức có bình thường hay không.

Nghiên cứu 47.000 người trưởng thành ở 68 quốc gia, Obradovich và cộng sự nhận thấy sự thay đổi đáng chú ý về thời lượng giấc ngủ khi nhiệt độ ban đêm tăng trên 10 độ C.  Vào những đêm nhiệt độ tăng trên 30 độ C, trung bình mọi người ngủ ít hơn khoảng 14 phút.

Trong khoảng thời gian dài hơn, tác động rất rõ ràng: Các nhà khoa học ước tính mọi người mất trung bình 44 giờ ngủ mỗi năm và khi tình trạng nóng lên tiếp tục diễn ra, mọi người sẽ khó có một đêm ngon giấc.

Nhiệt độ ban đêm nóng lên nhanh hơn nhiệt độ ban ngày ở nhiều nơi trên toàn cầu. Đến năm 2100, các cá nhân trên toàn thế giới có thể mất khoảng 50 đến 58 giờ ngủ mỗi năm.

Nhiệt độ nóng hơn “gây hại cho giấc ngủ của chúng ta trên diện rộng nhưng mối quan hệ đó ngày càng tăng lên. Điều này trở nên đáng kể hơn khi nhiệt độ càng cao hơn" - ông Obradovich nói.

Chúng ta thường coi ngủ là điều hiển nhiên, nhưng nếu không ngủ đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như sức khỏe tâm thần kém, béo phì, bệnh tim hoặc thậm chí tử vong sớm.

Nhiệt độ phòng ngủ lí tưởng để mọi người chìm vào giấc ngủ là tương đối lạnh - từ 17 đến 20,5 độ C. Việc giảm nhiệt độ phần thân là điều cần thiết để chúng ta đi vào giấc ngủ vì nó mô phỏng cảm giác buồn ngủ.

Cơ thể chúng ta chủ yếu làm mát bằng cách truyền nhiệt đến tứ chi, đó là lí do tay và chân của chúng ta đôi khi nóng hơn lúc chúng ta ngủ.

Obradovich và cộng sự nhận thấy nhiệt độ nóng bất thường có ảnh hưởng lớn nhất đến thời gian đi ngủ của mọi người bởi làm trì hoãn việc bắt đầu giấc ngủ.

Thời gian ngủ ngắn là điều tồi tệ nhất trong mùa hè và ở người cao tuổi, có lẽ vì họ gặp khó khăn hơn trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy những địa điểm nóng hơn có nhiều người bị mất ngủ nhiều nhất, cho thấy cơ thể của mọi người chưa thích nghi với vị trí địa lý của họ.

Các quốc gia có thu nhập thấp hơn cũng bị ảnh hưởng nặng nề và ông Obradovich đưa ra giả thuyết có thể là do thiếu điều hòa không khí. Nhưng ông cũng dự định điều tra thêm để có kết luận chắc chắn.

Các dự đoán nhận thấy, nóng lên toàn cầu cũng gây ra tình trạng mất ngủ lớn nhất ở Trung Đông, Đông Nam Á và Australia. Vào cuối thế kỷ 21, người dân ở những vùng nóng nhất dự kiến mất thêm 3 đêm ngủ mỗi năm do nhiệt độ ban đêm cao hơn.

Kelton Minor - nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Columbia, đồng tác giả của nghiên cứu về giấc ngủ với Obradovich - cho biết, cơ thể chúng ta dường như thích nghi với cái lạnh tốt hơn là quá nóng. “Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy mọi người có thể thích nghi giấc ngủ với nhiệt độ lạnh tốt hơn nhiều so với nhiệt độ nóng" - bà nói.

Obradovich cho biết, phát hiện của nhóm ông có thể giúp cộng đồng hoặc các nhà hoạch định chính sách cải thiện tốt hơn môi trường ngủ cho con người, như giúp làm mát phòng ngủ hiệu quả hơn.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo đáng ngại về các hiện tượng thời tiết dữ dội hơn

Song Minh |

Các hiện tượng thời tiết dữ dội sẽ diễn ra mạnh hơn và thường xuyên hơn trong tương lai do biến đổi khí hậu.

Nắng nóng giúp Nga hưởng lợi lớn

Khánh Minh |

Nắng nóng là nhân tố thúc đẩy xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Á tăng đột biến.

Nắng nóng toàn cầu sẽ ở mức chưa từng có trong 5 năm tới

Quý An |

Nguy cơ nắng nóng trầm trọng gia tăng trong giai đoạn 2023-2027.

Nhân tố làm tăng khả năng nắng nóng gấp 30 lần

Khánh Minh |

Biến đổi khí hậu làm tăng 30 lần khả năng nắng nóng kỷ lục, với nhiệt độ tăng ít nhất 2 độ C.

Điểm khác biệt giữa 2 đệ nhất cầu trụ cao vùng Tây Bắc

Tân Văn |

Cầu Pá Uôn bắc qua sông Đà hung dữ, cầu cạn Móng Sến đi qua thung lũng dốc 3 tầng đều là những điển hình cho sự kỳ vĩ, khát vọng của đất và người Tây Bắc.

Nông dân ồ ạt trồng sầu riêng ở Đắk Lắk, dễ kéo theo nhiều hệ lụy

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Gần 1 năm qua, sầu riêng được mùa, được giá, nên nông dân ở Đắk Lắk đã chặt bỏ cây cà phê, tiêu... để chuyển đổi cây trồng. Việc trồng vội vàng, làm một cách ồ ạt rất dễ gây ra nhiều hệ lụy nhãn tiền.

Hồ treo trơ đáy, người dân Cao nguyên đá gồng mình chống hạn

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Những hồ treo chứa nước trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn vốn là nơi dự trữ và cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho đồng bào nhưng vài tháng nay đã rơi vào tình trạng cạn trơ đáy vì khô hạn kéo dài.

Nhà máy nước sạch tại xã đạt chuẩn nông thôn mới bỏ hoang gần 10 năm

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Nhà máy nước sạch Yên Quang (tại xã Yên Quang, huyện Nho Quan, Ninh Bình), được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí trên 10 tỉ đồng. Tuy nhiên, kể từ khi hoàn thiện đến nay, nhà máy này chưa một lần đi vào hoạt động, gần 2.000 hộ dân ở đây vẫn chưa có nước sạch để sử dụng.

Cảnh báo đáng ngại về các hiện tượng thời tiết dữ dội hơn

Song Minh |

Các hiện tượng thời tiết dữ dội sẽ diễn ra mạnh hơn và thường xuyên hơn trong tương lai do biến đổi khí hậu.

Nắng nóng giúp Nga hưởng lợi lớn

Khánh Minh |

Nắng nóng là nhân tố thúc đẩy xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Á tăng đột biến.

Nắng nóng toàn cầu sẽ ở mức chưa từng có trong 5 năm tới

Quý An |

Nguy cơ nắng nóng trầm trọng gia tăng trong giai đoạn 2023-2027.

Nhân tố làm tăng khả năng nắng nóng gấp 30 lần

Khánh Minh |

Biến đổi khí hậu làm tăng 30 lần khả năng nắng nóng kỷ lục, với nhiệt độ tăng ít nhất 2 độ C.