Mỹ cân nhắc gửi "sát thủ diệt hạm" uy lực cho Ukraina

Thanh Hà |

Mỹ đang nghiên cứu để đưa các tên lửa chống hạm tối tân cho quân đội Ukraina.

Hai loại tên lửa tiềm năng

Ukraina mong muốn Mỹ cung cấp thêm các vũ khí tối tân khác ngoài pháo, tên lửa Javelin và Stinger, theo Reuters. Ví dụ, danh sách vũ khí mong muốn Ukraina cũng bao gồm các tên lửa có thể đẩy hải quân Nga ra khỏi các cảng ở Biển Đen, cho phép tái khởi động các chuyến tàu chở ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác từ Ukraina ra thế giới.

Các quan chức Mỹ đương nhiệm và cựu quan chức cùng các các nguồn tin quốc hội đã dẫn những trở ngại ngăn cản Mỹ cung cấp vũ khí tầm xa hơn, mạnh hơn cho Ukraina, bao gồm các yêu cầu huấn luyện kéo dài, khó khăn trong việc bảo trì thiết bị hoặc lo ngại vũ khí Mỹ có thể rơi vào tay đối phương. Ngoài những trở ngại này, Mỹ cũng đặc biệt lo ngại leo thang thêm.

Tuy nhiên, 3 quan chức Mỹ và 2 nguồn tin quốc hội cho hay, 2 loại tên lửa chống hạm mạnh mẽ, tên lửa Harpoon do Boeing chế tạo và Naval Strike Missile do Kongsberg và Raytheon Technologies chế tạo đang được tích cực cân nhắc chuyển trực tiếp cho Ukraina hoặc thông qua chuyển giao từ một đồng minh Châu Âu có những tên lửa đó.

Hồi tháng 4, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi Bồ Đào Nha cung cấp cho quân đội Ukraina tên lửa Harpoon, có tầm bắn lên tới gần 300km.

Đạn dược, vũ khí và các thiết bị khác được chuẩn bị chuyển cho Ukraina từ căn cứ không quân ở Delaware, Mỹ. Ảnh: AFP
Đạn dược, vũ khí và các thiết bị khác được chuẩn bị chuyển cho Ukraina từ căn cứ không quân ở Delaware, Mỹ. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, có một số vấn đề khiến Ukraina không nhận được tên lửa này. Thứ nhất, việc phóng tên lửa Harpoon từ bờ còn có những hạn chế nhất định bởi chủ yếu là tên lửa này phóng từ biển.

Hai quan chức Mỹ cho hay, Washington đang nghiên cứu các giải pháp tiềm năng, bao gồm kéo bệ phóng khỏi một tàu của Mỹ.

Cả tên lửa Harpoon và Naval Strike Missile đều có giá khoảng 1,5 triệu USD, theo các chuyên gia và các nhà điều hành trong ngành.

Bộ Quốc phòng Anh thông tin, khoảng 20 tàu Hải quân Nga, bao gồm cả tàu ngầm, đang ở trong khu vực hoạt động ở Biển Đen.

Bryan Clark, chuyên gia hải quân tại Viện Hudson, nhận định, 12 đến 24 tên lửa chống hạm như Harpoon với tầm bắn trên 100km sẽ đủ sức răn đe và khiến việc phong tỏa biển đen chấm dứt.

Nga đã gặp một số tổn thất trên biển, trong đó có vụ chìm tuần dương hạm Mátxcơva, soái hạm của hạm đội Biển Đen.

E ngại là nước đầu tiên gửi tên lửa cho Ukraina

Các quan chức Mỹ và nguồn tin quốc hội Mỹ cho hay, một số quốc gia sẵn sàng gửi tên lửa Harpoon tới Ukraina. Tuy nhiên, không nước nào muốn trở thành quốc gia đầu tiên hoặc duy nhất.

Một quan chức Mỹ giấu tên nói rằng, có 1 quốc gia đang xem xét trở thành nước đầu tiên cung cấp tên lửa này cho Ukraina. Một khi quốc gia "có nguồn dự trữ tốt" đó cam kết gửi Harpoon cho Ukraina, những nước khác có thể có động thái tương tự.

Tên lửa Naval Strike Missile (NSM) có thể được phóng từ bờ biển Ukraina và có tầm bắn 250km. Tên lửa này cũng chỉ cần chưa tới 14 ngày để đào tạo vận hành.

Theo các nguồn tin, tên lửa Naval Strike Missile được coi là ít trở ngại về mặt hậu cần hơn so với Harpoon vì các đồng minh NATO có thể cho mượn các bệ phóng mặt đất di động sẵn có và đầu đạn có thể lấy từ Na Uy.

Tên lửa Naval Strike Missile trong cuộc thử nghiệm năm 2020 tại Point Mugu, California. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tên lửa Naval Strike Missile trong cuộc thử nghiệm năm 2020 tại Point Mugu, California. Ảnh: Hải quân Mỹ

Hai quan chức Mỹ và các nguồn tin quốc hội tiết lộ, Mỹ đang nỗ lực tìm ra cách để Ukraina có Naval Strike Missile và bệ phóng từ các đồng minh Châu Âu.

Các nguồn tin quốc hội Mỹ cho hay, phương án khác là Na Uy tặng tên lửa Naval Strike Missile cho Ukraina và ý tưởng đã được các thành viên quốc hội Na Uy ủng hộ.

Tất cả các yêu cầu về vũ khí Mỹ như Harpoon và Naval Strike Missile sẽ phải được Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận với sự chỉ đạo từ Nhà Trắng.

Một vũ khí khác nằm trong danh sách mua sắm của Ukraina là hệ thống tên lửa đa phóng (MLRS) như M270 do Lockheed Martin chế tạo có thể tấn công mục tiêu cách xa 70km hoặc hơn, khả năng tấn công gấp 3 lần so với nhiều loại  pháo hiện có của Ukraina.

Trong những tuần gần đây, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định gửi pháo lựu M777 cho Ukraina. Việc chuyển pháo lựu M777 có thể được triển khai nhanh hơn và vận chuyển với số lượng lớn hơn, 2 quan chức Mỹ tiết lộ.

Hai quan chức Mỹ cho hay M270 hoặc hệ thống tương tự như M142 HIMARS sẽ được xem xét chuyển tới Ukraina sau khi Quốc hội thông qua dự luật tài trợ bổ sung 40 tỉ USD. Việc thông qua sẽ cho phép tổng thống có quyền chuyển vũ khí dư từ kho dự trữ Mỹ khi đối phó với tình huống khẩn cấp mà không cần quốc hội phê chuẩn.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ukraina thúc giục Mỹ tăng mức độ hỗ trợ vũ khí

Song Minh |

Việc Mỹ không cung cấp cho Ukraina các hệ thống tên lửa phóng loạt là lý do khiến Kiev thúc giục Washington tăng mức độ hỗ trợ vũ khí.

Khách mua vũ khí Nga nhiều nhất thế giới tìm thêm nguồn cung

Thanh Hà |

Ấn Độ, nước mua vũ khí Nga lớn nhất thế giới, đang tìm các nhà cung cấp thay thế vào thời điểm Mátxcơva đang triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraina và đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Mỹ thử thành công vũ khí siêu thanh

Hải Anh |

Không quân Mỹ thông báo thử thành công vũ khí siêu thanh trong cuối tuần qua.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Ukraina thúc giục Mỹ tăng mức độ hỗ trợ vũ khí

Song Minh |

Việc Mỹ không cung cấp cho Ukraina các hệ thống tên lửa phóng loạt là lý do khiến Kiev thúc giục Washington tăng mức độ hỗ trợ vũ khí.

Khách mua vũ khí Nga nhiều nhất thế giới tìm thêm nguồn cung

Thanh Hà |

Ấn Độ, nước mua vũ khí Nga lớn nhất thế giới, đang tìm các nhà cung cấp thay thế vào thời điểm Mátxcơva đang triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraina và đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Mỹ thử thành công vũ khí siêu thanh

Hải Anh |

Không quân Mỹ thông báo thử thành công vũ khí siêu thanh trong cuối tuần qua.