Lý do Nga ra luật cấm chuyển giới

Khánh Minh |

Các nghị sĩ Nga cho biết, luật cấm chuyển giới là cần thiết để trấn áp ngành công nghiệp chuyển giới vốn được quản lý quá lỏng lẻo.

RT đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một dự luật áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt đối với khả năng thay đổi giới tính hợp pháp hoặc phẫu thuật xác định lại giới tính. Dự luật đã được thông qua tại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga vào đầu tháng 7.

Các nghị sĩ đưa ra nhiều lý do giải thích vì sao họ ủng hộ dự luật và cách thức hoạt động của luật mới.

Hệ tư tưởng phương Tây

Luật phù hợp với sự phản đối của chính phủ Nga đối với "hệ tư tưởng chuyển giới" ở phương Tây, theo cách gọi của các quan chức cấp cao Nga.

Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin viện dẫn số lượng phẫu thuật chuyển giới ngày càng tăng của Mỹ để lập luận rằng, những hạn chế ở Nga là cần thiết, đồng thời cho biết, số lượng phẫu thuật chuyển giới đã tăng gấp 50 lần trong một thập kỷ.

Những người tài trợ cho dự luật cho hay, năm ngoái có chưa đến 1.000 người yêu cầu thay đổi giới tính hợp pháp ở Nga - vốn đòi hỏi phải phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Nhưng con số đang tăng lên do ngành công nghiệp chuyển giới nhắm vào những người trẻ tuổi.

Quản lý lỏng lẻo cơ sở y tế

Các nghị sĩ cũng đã cáo buộc “các bác sĩ, nhà tâm lý học, và mạng lưới các tổ chức và nhà hoạt động LGBT” đã đẩy thanh niên Nga tìm đến các phương pháp điều trị chuyển đổi giới tính.

Họ tuyên bố, có thể tìm thấy cơ sở y tế tư nhân cấp chứng nhận nhu cầu chuyển giới của bệnh nhân mà không cần kiểm tra. Dịch vụ này có giá ít nhất 330 USD.

Với dự luật được Tổng thống Putin ký thành luật, chỉ một số phòng khám cấp liên bang mới được phép chứng nhận liệu bệnh nhân có cần điều trị chuyển đổi giới tính hay không.

Một hội đồng y tế sẽ được yêu cầu đưa ra quyết định như vậy trong các trường hợp “dị tật bẩm sinh, tình trạng di truyền và nội tiết, liên quan đến sự hình thành bất thường của cơ quan sinh dục ở trẻ em”.

Tình trạng pháp lý

Dự luật thay đổi luật dân sự Nga theo nhiều cách. Nó chỉ cho phép các phòng khám được cấp phép cấp giấy chứng nhận để một người thay đổi giới tính hợp pháp.

Quyết định của người chuyển giới sẽ tự động khiến hôn nhân của họ, nếu có, bị hủy bỏ. Nga chỉ công nhận hôn nhân giữa nam và nữ. Những người như vậy cũng sẽ bị cấm nhận con nuôi hoặc làm người giám hộ hợp pháp của trẻ vị thành niên.

Luật không có hiệu lực hồi tố. Những người phẫu thuật chuyển giới trước khi luật có hiệu lực và các nhà cung cấp dịch vụ sẽ không phải đối mặt với hậu quả.

Các nhà hoạt động chuyển giới nói gì?

Những người bảo vệ quyền của người chuyển giới đã chỉ trích luật này, nói rằng nó làm giảm nghiêm trọng quyền của những người chuyển giới ở Nga. Một số cho rằng, nó được thúc đẩy bởi chứng sợ chuyển giới.

Các nhà phê bình cũng chỉ ra, từ ngữ của dự luật để lại nhiều câu hỏi chưa được trả lời, chẳng hạn như liệu bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú cho một phụ nữ có xu hướng di truyền dễ mắc bệnh ung thư vú hay không.

Tuy nhiên, những người ủng hộ tin rằng, những người tấn công dự luật có thể có động cơ thầm kín. Phó Chủ tịch Duma - ông Pyotr Tolstoy - cho biết, phản hồi với luật này tương tự như phản hồi khi Nga cấm mang thai hộ cho người nước ngoài vào tháng 12 năm ngoái.

Theo ông Tolstoy, chuyển giới là một “công việc kinh doanh béo bở đối với một số người” và là cách để các nhóm vận động tranh giành ảnh hưởng.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Đệ nhất phu nhân Pháp bị bác đơn kiện người tung tin "bà chuyển giới"

Thanh Hà |

Đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron đệ đơn kiện ngăn chặn người tung "tin giả" bà là người chuyển giới.

Vợ Tổng thống Pháp kiện người tung tin đồn bà là người chuyển giới

Hải Anh |

Brigitte Macron, đệ nhất phu nhân Pháp, đệ đơn kiện 2 người phụ nữ tung tin đồn bà là người chuyển giới khiến cộng đồng mạng dậy sóng nhiều tuần trước khi ông Emmanuel Macron dự kiến tái tranh cử.

Thượng viện Mỹ xác nhận người chuyển giới đầu tiên nắm giữ vị trí chủ chốt

Phương Linh |

Thượng viện Mỹ ngày 24.3 đã xác nhận một người chuyển giới công khai đầu tiên nắm giữ vị trí chủ chốt trong liên bang.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Đệ nhất phu nhân Pháp bị bác đơn kiện người tung tin "bà chuyển giới"

Thanh Hà |

Đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron đệ đơn kiện ngăn chặn người tung "tin giả" bà là người chuyển giới.

Vợ Tổng thống Pháp kiện người tung tin đồn bà là người chuyển giới

Hải Anh |

Brigitte Macron, đệ nhất phu nhân Pháp, đệ đơn kiện 2 người phụ nữ tung tin đồn bà là người chuyển giới khiến cộng đồng mạng dậy sóng nhiều tuần trước khi ông Emmanuel Macron dự kiến tái tranh cử.

Thượng viện Mỹ xác nhận người chuyển giới đầu tiên nắm giữ vị trí chủ chốt

Phương Linh |

Thượng viện Mỹ ngày 24.3 đã xác nhận một người chuyển giới công khai đầu tiên nắm giữ vị trí chủ chốt trong liên bang.