Lý do NASA muốn trở lại Mặt trăng trước khi đưa con người lên sao Hỏa

Hải Anh |

Trước khi đưa con người lên sao Hỏa, NASA muốn trở lại Mặt trăng theo cách mà nhân loại chưa từng khám phá Mặt trăng trước đây.

Học cách sinh tồn trên Mặt trăng

Sứ mệnh đưa con người trở lại Mặt trăng của NASA mở đầu với chuyến bay Artemis I cùng tên lửa SLS khởi hành ngày 29.8. Đây là bước đầu tiên hướng tới tương lai của ngành thám hiểm không gian.

Chuyến hạ cánh có phi hành đoàn lên Mặt trăng gần đây nhất là Apollo 17, diễn ra cách đây gần 50 năm. Kỷ lục cuối cùng của sứ mệnh Apollo về chuyến bay không gian sâu có phi hành đoàn là 12,5 ngày.

Qua chương trình Artemis, nhằm đưa con người đáp xuống phía nam Mặt trăng - khu vực chưa được thám hiểm và cuối cùng là đưa con người lên sao Hỏa. Trong sứ mệnh này, các phi hành gia sẽ làm nhiệm vụ trong không gian sâu trong thời gian dài để kiểm tra tất cả các giới hạn.

"Chúng ta sẽ quay trở lại Mặt trăng để học cách sống, làm việc và tồn tại" - giám đốc NASA Bill Nelson nêu trong cuộc họp báo đầu tháng này.

Phi hành gia NASA Randy Bresnik đã thảo luận về tầm quan trọng của việc sử dụng thám hiểm Mặt trăng như cách thức để chuẩn bị hạ cánh xuống sao Hỏa trong một cuộc họp của NASA vào cuối tuần qua.

Ông nhấn mạnh, sao Hỏa không phải là nơi để thử nghiệm các thiết bị mới lần đầu sử dụng.

"Trước tiên, chúng ta sẽ đi tới một số địa điểm cục bộ gần hơn một chút, sau đó trở về nhà nếu dây giày của bạn bị đứt hoặc gặp những sự cố tương tự" - phi hành gia NASA cho hay.

Các phi hành gia sống và làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) quay trong quỹ đạo Trái đất thấp trong hơn 20 năm. Kinh nghiệm những phi hành gia này, thường là sống trên quỹ đạo từ 6 tháng đến 20 năm, đã tiết lộ cách môi trường vi trọng lực ảnh hưởng đến cơ thể con người.

"Mỗi ngày trên trạm vũ trụ, tôi xem như đang đi bộ trên sao Hỏa. Đó là lý do tại sao chúng tôi ở trên đó. Chúng tôi đang nỗ lực cho một cuộc sống tốt đẹp hơn trên Trái đất và đang nỗ lực mở rộng hiện diện của nhân loại trong Hệ Mặt trời" - phi hành gia Reid Wiseman của NASA, chánh văn phòng Phi hành gia tại Trung tâm Vũ trụ Johnson ở Houston, cho biết.

Phát triển công nghệ

Trong sứ mệnh Artemis II dự kiến cất cánh năm 2024, các phi hành gia sẽ đi theo con đường tương tự như Artemis I  - bay vòng quanh Mặt trăng ở một khoảng cách rộng hơn bất kỳ sứ mệnh Apollo nào.

Trong khi đó, sứ mệnh Artemis III, dự kiến ​​vào cuối năm 2025, sẽ đưa người phụ nữ đầu tiên và người đàn ông tiếp theo đáp xuống Mặt trăng.

Cực nam Mặt trăng là vùng bị che khuất vĩnh viễn, có thể chứa băng và các nguồn tài nguyên khác được kỳ vọng có thể nuôi sống các phi hành gia trong những chuyến du hành dài ngày trên Mặt trăng.

Ảnh: NASA
Tên lửa SLS sẽ được phát triển cho các sứ mệnh trở lại Mặt trăng. Ảnh: NASA

"Mặt trăng của chúng ta về cơ bản đóng vai trò như một thư viện thiên thể ngay cạnh. Đá Mặt trăng và băng Mặt trăng về cơ bản đóng vai trò là sách của thư viện này.

Chúng ta có thể sử dụng chúng để hiểu cách Hệ Mặt trời phát triển. Điều này thực sự có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra trên Trái đất khi sự sống được thiết lập trong hệ mặt trời" - Jacob Bleacher, trưởng nhóm nhà khoa học thăm dò của NASA.

Chương trình Artemis liên quan tới việc thiết lập sự hiện diện lâu dài của con người trên Mặt trăng và lập một tiền đồn trên quỹ đạo Mặt trăng được gọi là Gateway.

“Chúng tôi muốn ở trên bề mặt Mặt trăng và tìm hiểu trên bề mặt Mặt trăng để chúng ta có thể tiếp thu những thông tin khoa học nhất và biết cách chúng ta sẽ đi đến sao Hỏa" - Jim Free - phó lãnh đạo ban giám đốc sứ mệnh Phát triển Hệ thống Thăm dò của NASA, cho biết.

Giám đốc NASA Nelson, tên lửa SLS sẽ được phát triển. Vào thời điểm sứ mệnh Artemis IV chuẩn bị xuất phát cập bến Gateway, tên lửa sẽ cao hơn và thậm chí mạnh hơn phiên bản được sử dụng cho Artemis I.

Ông nhấn mạnh, Artemis I là sứ mệnh thử nghiệm. Sứ mệnh này đóng vai trò là chuyến bay đầu tiên của Hệ thống phóng tàu không gian SLS, tàu vũ trụ Orion và lá chắn nhiệt của hệ thống, cũng như thiết bị bảo vệ cho các phi hành gia trong tương lai và đo mức độ phơi nhiễm bức xạ.

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Khám phá ngạc nhiên về sự sống trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Nghiên cứu mới làm sáng tỏ về sự sống trên sao Hỏa, cho thấy nơi hành tinh đỏ từng được bao phủ trong nước.

Phát hiện hết bất ngờ này đến ngạc nhiên khác về sao Hỏa

Khánh Minh |

Một phân tích mới về dữ liệu địa chấn từ tàu thám hiểm sao Hỏa InSight của NASA tiết lộ hết bất ngờ này đến ngạc nhiên khác về hành tinh đỏ.

Khám phá bí ẩn mùa hè trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Các nghiên cứu mới có thể giúp khám phá những bí ẩn về mùa hè đầy bụi của sao Hỏa.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Khám phá ngạc nhiên về sự sống trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Nghiên cứu mới làm sáng tỏ về sự sống trên sao Hỏa, cho thấy nơi hành tinh đỏ từng được bao phủ trong nước.

Phát hiện hết bất ngờ này đến ngạc nhiên khác về sao Hỏa

Khánh Minh |

Một phân tích mới về dữ liệu địa chấn từ tàu thám hiểm sao Hỏa InSight của NASA tiết lộ hết bất ngờ này đến ngạc nhiên khác về hành tinh đỏ.

Khám phá bí ẩn mùa hè trên sao Hỏa

Khánh Minh |

Các nghiên cứu mới có thể giúp khám phá những bí ẩn về mùa hè đầy bụi của sao Hỏa.