Lý do Mỹ tin chắc áp giá trần với dầu Nga khả thi

Thanh Hà |

Mỹ vẫn còn xa mới đạt được thỏa thuận quốc tế về áp giá trần với dầu của Nga khi những khách hàng mua năng lượng Nga lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, không mấy mặn mà về vấn đề này, một cố vấn năng lượng cấp cao ủa Tổng thống Joe Biden cho hay.

Ý định của Mỹ và phản hồi của Nga

Tuy nhiên, Amos Hochstein -  Điều phối viên Đặc biệt về Các vấn đề Năng lượng Quốc tế của Tổng thống Biden - vẫn bày tỏ lạc quan rằng Nga cuối cùng sẽ tiếp tục sản xuất theo khả năng của nước này bất chấp việc bị áp giá trần, chủ yếu là bởi "nền kinh tế của họ không có gì khác".

"Chúng tôi đã nhìn thấy bằng chứng trên thị trường rằng Nga đang bán dầu với mức giảm giá đáng kể nên chúng tôi muốn đặt ra mức tối đa đó. Chúng tôi biết rằng họ sẵn sàng bán dầu với giá giảm chỉ để có thể bán được dầu bởi vì thẳng thắn thì đúng là họ có tiền mặt trong ngân hàng nhưng thêm nữa là họ không có bất cứ thứ gì khác" - ông Hochstein chia sẻ với Yahoo Finance.

Bình luận của ông Hochstein được đưa ra sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina thông tin ngày 22.7 rằng Nga không có kế hoạch bán dầu thô cho các nước áp dụng giá trần với dầu Nga. Bà Nabiullina nhấn mạnh, dầu của Nga sẽ được chuyển hướng đến các quốc gia sẵn sàng hợp tác với Nga.

Ice Energy  - tàu chở dầu mang cờ Liberia (trái) chuyển dầu thô từ Lana - tàu chở dầu mang cờ Nga ngoài khơi Karystos, trên đảo Evia, Hy Lạp tháng 5.2022. Ảnh: AFP
Ice Energy - tàu chở dầu mang cờ Liberia (trái) chuyển dầu thô từ Lana - tàu chở dầu mang cờ Nga ngoài khơi Karystos, trên đảo Evia, Hy Lạp tháng 5.2022. Ảnh: AFP

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đề xuất áp giá trần với dầu của Nga để giảm nguồn thu của dầu của nước này. Việc áp trần giá dầu Nga nhằm giữ cho giá dầu Nga ở mức thấp mà không cắt nguồn cung hoàn toàn, tránh tác động đột ngột nghiêm trọng tới giá dầu toàn cầu.

Tuy nhiên, một số quốc gia EU phụ thuộc nhiều vào dầu của Nga đã do dự với động thái dạng này, một phần do lo ngại Nga từ chối bán theo giá trần và cắt hoàn toàn nguồn cung.

Nỗ lực hoàn thiện cơ chế

Tháng trước, các quốc gia G7 đã nhất trí về mặt nguyên tắc trong việc tìm cách cấm "tất cả các dịch vụ cho phép vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ Nga trên đường biển toàn cầu, trừ khi dầu đó được mua với giá bằng hoặc thấp hơn giá được thỏa thuận với các đối tác quốc tế".

Ông Hochstein nói rằng Mỹ vẫn chưa làm rõ các chi tiết của khuôn khổ cho áp giá trần toàn cầu.

"Chúng tôi đang nỗ lực hoàn thiện cơ chế về diện mạo và cách thức hoạt động. Chúng tôi có một thỏa thuận về nguyên tắc với các các nền kinh tế lớn nhưng chưa phải là một thỏa thuận thực tế" - ông Hochstein cho hay.

Dầu thô Brent, tiêu chuẩn toàn cầu, đã giảm đáng kể sau khi tăng vọt lên gần 140 USD/thùng thời điểm Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraina đầu năm nay. Giá dầu tương lai đạt gần 103 USD/thùng vào ngày 22.7. Dù vậy, so với đầu năm nay, giá dầu cũng đã tăng hơn 30%.

Lần đầu tiên kể từ tháng 4, giá dầu thô của Mỹ giảm xuống dưới 95 USD/thùng sau khi EU quyết định điều chỉnh các biện pháp trừng phạt cho phép các công ty nhà nước Nga giao dầu thô cho các nước thứ 3.

Tuy nhiên, những người chỉ trích đề xuất áp giá trần với dầu của Nga vẫn hoài nghi về tính hiệu quả của kế hoạch, nhất là khi Washington chưa nhận được bất kỳ cam kết nào từ những khách hàng lớn nhất thế giới gồm Ấn Độ và Trung Quốc.

Các nước đều muốn giá càng thấp càng tốt

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraina bắt đầu, Trung Quốc tăng gần gấp đôi nhập khẩu dầu từ Nga lên 1 triệu thùng/ngày trong khi Ấn Độ nhập khẩu dầu thô Nga tăng gấp 24 lần lên 600.000 thùng/ngày, theo Eurasia Group.

Jorge Montepeque - chuyên gia từng được ghi nhận dóng góp trong cải cách giá dầu  tiêu chuẩn - chia sẻ với Reuters rằng việc ấn định giá trước đây từng được thử nghiệm và đã thất bại.

"Mỹ từng thử áp giá cố định với dầu trong những năm 1970, Anh thử áp giá ngoại hối cố định vào những năm 80, Mexico từng áp giá bánh tortilla cố định. Và sau đó thì bùm, thị trường lắng xuống. Đó là sự lãng phí thời gian" - chuyên gia Montepeque nói.

Mỹ muốn áp giá trần dầu của Nga. Ảnh: AFP
Mỹ tin việc áp giá trần dầu của Nga sẽ là phương án được ủng hộ. Ảnh: AFP

Ông Hochstein tin rằng, tính kinh tế của kế hoạch áp giá trần với dầu của Nga sẽ có ưu thế. Ông lập luận rằng "mọi quốc gia đều muốn trả giá càng thấp càng tốt". Ông cho rằng Nga có rất ít các phương án để lựa chọn và việc áp giá trần có thể buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán.

“Nền kinh tế của Nga không có gì khác. Họ sản xuất vũ khí, họ sản xuất và khoan dầu khí" - ông nói.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu dầu từ Trung Đông sang Châu Âu tăng vọt

Hải Anh |

Trong khi Nga chuyển dầu thô sang Trung Quốc và Ấn Độ, dầu thô từ Trung Đông đang đẩy mạnh sang Châu Âu.

Nga cảnh báo có thể ngừng xuất khẩu dầu toàn cầu

Song Minh |

Nga cảnh báo có thể ngừng xuất khẩu dầu nếu phương Tây áp giá trần với dầu thô của Nga.

Chủ tịch G20 cảnh báo về áp giá trần với dầu mỏ Nga

Thanh Hà |

Việc áp giá trần với dầu mỏ Nga có thể làm tăng chênh lệch giữa cung và cầu, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, nước chủ tịch G20, cảnh báo.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Xuất khẩu dầu từ Trung Đông sang Châu Âu tăng vọt

Hải Anh |

Trong khi Nga chuyển dầu thô sang Trung Quốc và Ấn Độ, dầu thô từ Trung Đông đang đẩy mạnh sang Châu Âu.

Nga cảnh báo có thể ngừng xuất khẩu dầu toàn cầu

Song Minh |

Nga cảnh báo có thể ngừng xuất khẩu dầu nếu phương Tây áp giá trần với dầu thô của Nga.

Chủ tịch G20 cảnh báo về áp giá trần với dầu mỏ Nga

Thanh Hà |

Việc áp giá trần với dầu mỏ Nga có thể làm tăng chênh lệch giữa cung và cầu, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, nước chủ tịch G20, cảnh báo.