Lý do lệnh trừng phạt dầu khí Nga của phương Tây phản tác dụng

Ngọc Vân |

Phương Tây nghĩ rằng các lệnh trừng phạt dầu khí Nga sẽ làm tê liệt Nga, nhưng kế hoạch này đã phản tác dụng.

Vào cuối tháng 12.2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đáp trả mức giá trần do các quốc gia phương Tây áp đặt đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga bằng cách ký sắc lệnh cấm cung cấp dầu cho các quốc gia ủng hộ giá trần từ ngày 1.2.2023 - RT cho hay.

Biện pháp do Mỹ dẫn đầu - cấm các quốc gia trả hơn 60 USD cho mỗi thùng dầu của Nga - có hiệu lực vào tháng 12 năm ngoái. Phản ứng của Tổng thống Putin là một tuyên bố rõ ràng rằng Nga sẽ không khuất phục trước áp lực trừng phạt.

Chuyển hướng nguồn cung cấp

Như các số liệu mới nhất cho thấy, nỗ lực dồn dập của phương Tây nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Nga cho đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Thu ngân sách của Nga từ ngành dầu khí đã tăng 28% trong năm ngoái, lên tới 36,5 tỉ USD. Sản lượng dầu của Nga năm ngoái tăng 2% lên 535 triệu tấn, trong khi xuất khẩu dầu tăng 7,5%.

Kết quả này có được nhờ một phần không nhỏ vào quyết định của Nga chuyển hướng cung cấp sang Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời khuyến khích các nước mua năng lượng của Nga với mức chiết khấu cao.

Trong khi doanh thu xuất khẩu năng lượng ròng của Nga giảm 172 triệu USD/ngày trong tháng 12 năm ngoái, thì số lượng cung cấp cho Bắc Kinh và New Delhi đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại.

Hầu hết sự sụt giảm không đến từ doanh thu xuất khẩu dầu mỏ, mà từ xuất khẩu khí đốt qua đường ống sau vụ nổ các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và Nord Stream 2.

Trung Quốc đã nhập khẩu lượng kỷ lục khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong tháng 11 là 852.000 tấn, gấp đôi số lượng trong năm trước, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc. Doanh số bán dầu thô và than đá của Nga cũng tăng mạnh.

Cũng trong tháng 11, Trung Quốc chi tổng cộng 8 tỉ USD để nhập khẩu năng lượng từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm dầu mỏ. Điều này có nghĩa là Nga đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Trung Quốc. Nhập khẩu than từ Nga, bao gồm cả than nâu, tăng 41% lên 7,2 triệu tấn, trong đó 2,1 triệu tấn (gấp đôi so với năm trước) là than luyện cốc cho ngành thép Trung Quốc.

Tương tự, Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới - đã mua một lượng dầu kỷ lục của Nga trong tháng 12, gấp 33 lần so với một năm trước đó.

Ấn Độ đã mua trung bình 1,2 triệu thùng dầu/ngày từ Nga vào tháng 12.2022, so với chỉ 36.255 thùng/ngày vào tháng 12.2021, theo dữ liệu của công ty tình báo năng lượng Vortexa. Nhập khẩu từ Iraq và Saudi Arabia trong cùng thời kỳ là khoảng 1 triệu thùng/ngày mỗi nước.

Mỹ - nước dẫn đầu các biện pháp trừng phạt của G7 - từ lâu đã là một người tiêu dùng lớn đối với sản phẩm tinh chế của Nga là dầu khí nguyên chất (VGO).

Giờ đây, Washington đang mua VGO từ các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ do Reliance Energy và Nayara Energy điều hành - có nguyên liệu thô là dầu thô của Nga.

Đường ống khí đốt tự nhiên tuyến phía đông Trung Quốc - Nga. Ảnh: Xinhua
Đường ống khí đốt tự nhiên tuyến phía đông Trung Quốc - Nga. Ảnh: Xinhua

Ý tưởng "yếu ớt"

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky dường như đã đúng khi gọi mức giá trần của G7 là một ý tưởng “yếu ớt” và không đủ mạnh để gây tổn hại cho Nga.

Bất chấp lời kêu gọi tẩy chay và trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu đối với dầu thô của Nga - nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới - không hề giảm. Giá dầu tăng trong những tháng sau tháng 2.2022 do lo ngại về nguồn cung, nhưng cuối cùng đã kết thúc năm ở mức tương tự như khi bắt đầu. Nga không những không sản xuất chậm lại mà còn có thể sản xuất nhiều hơn.

Chẳng hạn, vào ngày giao dịch cuối cùng của năm ngoái, giá dầu thô Brent giao ngay đóng cửa ở mức 85 USD/thùng, chỉ cao hơn 7 USD so với giá vào ngày 3.1.2022.

Tương tự, giá dầu WTI giao ngay cũng theo mô hình tương tự, kết thúc năm giao dịch ở mức cao hơn 4 USD/thùng so với ngày 3.1. Giá giao ngay của dầu thô Brent trung bình là 100 USD/thùng vào năm ngoái và giá giao ngay của WTI trung bình là 95 USD/thùng.

Thêm trừng phạt, thêm đau đớn

Ngày 5.2.2023, lệnh cấm bổ sung của EU đối với các sản phẩm xăng dầu của Nga, đặc biệt là nhiên liệu diesel, có hiệu lực. Đồng thời, G7 đã thiết lập mức giá trần toàn cầu - 100 USD/thùng đối với các sản phẩm xăng dầu cao cấp như dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm như dầu nhiên liệu. Mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mới này cũng nhằm tước đoạt một trong những nguồn thu nhập quan trọng nhất của Nga để tài trợ cho cuộc xung đột ở Ukraina.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đã đặt câu hỏi về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt, dự đoán rằng Nga có thể chỉ cần chuyển hướng các nguồn cung cấp của mình như đã từng làm với dầu thô. Lệnh cấm của phương Tây đối với các sản phẩm tinh chế thậm chí có thể thúc đẩy nguồn cung dầu thô của Nga sang Trung Quốc.

Biện pháp này cũng có thể gây khó khăn hơn cho các quốc gia Tây Âu, vốn dựa vào Nga để nhập khẩu khoảng 40% sản phẩm tinh chế, như dầu diesel. EU từng nhập 500.000 thùng dầu diesel/ngày từ Nga.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Lý do giúp Nga vượt qua trừng phạt của phương Tây

Ngọc Vân |

Đầu tư kỷ lục giúp Nga vượt qua trừng phạt nặng nề của phương Tây.

Nga có giải pháp thay thế tuabin Siemens của Đức

Khánh Minh |

Tuabin do Iran thiết kế sẽ thay thế tuabin Siemens của Đức trong các nhà máy thủy điện Nga.

Mỹ sẽ không trừng phạt Ấn Độ vì mua dầu của Nga

Khánh Minh |

Mỹ sẽ không trừng phạt Ấn Độ vì nước này mua dầu của Nga bất chấp mức giá trần mà G7 - do Mỹ dẫn đầu - đã áp đặt đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào năm ngoái.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Đà Nẵng tập trung xây dựng tiềm lực phòng thủ vững chắc

THÙY TRANG |

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đề nghị Đà Nẵng tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ thành phố thực sự vững chắc, có độ tin cậy cao, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài theo chủ trương, quan điểm chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, toàn diện.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

Thời điểm không khí lạnh suy yếu dần, nắng ấm quay lại miền Bắc

AN AN |

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ ngày 17.2 không khí lạnh hoạt động với cường độ ổn định, thời tiết miền Bắc chuyển trạng thái nắng ấm, nhiệt độ tăng dần.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.

Lý do giúp Nga vượt qua trừng phạt của phương Tây

Ngọc Vân |

Đầu tư kỷ lục giúp Nga vượt qua trừng phạt nặng nề của phương Tây.

Nga có giải pháp thay thế tuabin Siemens của Đức

Khánh Minh |

Tuabin do Iran thiết kế sẽ thay thế tuabin Siemens của Đức trong các nhà máy thủy điện Nga.

Mỹ sẽ không trừng phạt Ấn Độ vì mua dầu của Nga

Khánh Minh |

Mỹ sẽ không trừng phạt Ấn Độ vì nước này mua dầu của Nga bất chấp mức giá trần mà G7 - do Mỹ dẫn đầu - đã áp đặt đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào năm ngoái.