Lý do EU điều chỉnh kế hoạch cấm vận dầu Nga

Thanh Hà |

Liên minh Châu Âu (EU) điều chỉnh kế hoạch trừng phạt dầu mỏ Nga trong nỗ lực để các quốc gia thành viên có thêm thời gian chuyển đổi.

Ủy ban Châu Âu đã đề xuất những thay đổi với kế hoạch cấm vận dầu của Nga để cho Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech có thêm thời gian chuyển nguồn cung cấp năng lượng, Reuters dẫn các nguồn tin EU ngày 6.5.

Ban lãnh đạo EU dự định phát lệnh cấm vận dầu Nga trong tuần này trong gói trừng phạt cứng rắn nhất với Nga về chiến sự Ukraina. Tuy nhiên, Hungary và các nước thành viên EU khác bày tỏ lo lắng về tác động của lệnh cấm vận này với nền kinh tế các nước này.

Đề xuất được điều chỉnh - mà các phái viên EU đã thảo luận trong sáng 6.5 nhưng không đạt được sự đồng thuận - sẽ giúp 3 nước nâng cấp các nhà máy lọc dầu để chế biến dầu từ nơi khác và trì hoãn việc thoát khỏi dầu của Nga đến năm 2024, các nguồn tin cho biết.

Đề xuất ban đầu kêu gọi chấm dứt nhập khẩu dầu thô và sản phẩm dầu của Nga vào EU trước cuối năm nay.

Cũng sẽ có một quá trình chuyển đổi kéo dài 3 tháng trước khi cấm các dịch vụ vận chuyển của EU vận chuyển dầu của Nga, thay vì 1 tháng như kế hoạch ban đầu. Sự điều chỉnh này để giải quyết những lo ngại của Hy Lạp, Malta và Cyprus về các công ty vận tải của những nước này, nguồn tin cho biết thêm.

Các nhà ngoại giao nói rằng, cuộc đàm phán rất phức tạp nhưng nhiều người bày tỏ tin tưởng rằng tất cả 27 chính phủ EU có thể nhất trí trước tuần tới.

Một nguồn tin cho hay, Ủy ban Châu Âu đàm phán vào chiều 6.5 nhằm tìm ra một thỏa hiệp với Budapest và có thể là Bratislava.

"Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ thấy bước đột phá trong ngày hôm nay, nhiều khả năng là vào cuối tuần" - nhà ngoại giao tiết lộ chiều 6.5.

Theo đề xuất ban đầu, hầu hết các nước EU phải ngừng mua dầu thô của Nga 6 tháng sau khi các biện pháp này được áp dụng và ngừng nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế từ Nga trước cuối năm nay. Hungary và Slovakia ban đầu được cho hạn đến cuối năm 2023 để thực hiện.

Theo những thay đổi, Hungary và Slovakia sẽ có thể mua dầu của Nga từ các đường ống cho đến cuối năm 2024, và Cộng hòa Czech có thể tiếp tục đến tháng 6.2024, nếu không nhận dầu thông qua đường ống từ Nam Âu trước đó, các nguồn tin cho biết.

Bulgaria cũng yêu cầu miễn trừ nếu các nước khác nhận được miễn trừ nhưng không được nhượng bộ về thời hạn "bởi vì họ không có vấn đề thực sự", một quan chức nói. Ba quốc gia khác được gia hạn thêm "có một vấn đề khách quan", quan chức này nói.

Một nguồn tin cho hay, thời hạn kéo dài được tính toán dựa trên thời gian thi công nâng cấp đường ống. Hungary và Slovakia chỉ chiếm 6% lượng dầu nhập khẩu từ Nga của EU và việc miễn trừ sẽ không thay đổi tác động của lệnh cấm với nền kinh tế Nga.

Nhà ngoại giao hàng đầu EU Josep Borrell thông báo ngày 6.5 về việc triệu tập một cuộc họp bất thường của các bộ trưởng ngoại giao EU vào tuần tới nếu không đạt được thỏa thuận nào vào cuối tuần.

Trước đó, cũng trong ngày 6.5, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết nước này sẽ cần 5 năm và khoản đầu tư khổng lồ vào các nhà máy lọc dầu và đường ống để chuyển đổi hệ thống hiện tại, vốn lấy khoảng 65% lượng dầu từ Nga.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Biden công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraina

Thanh Hà |

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraina trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraina bước sang tuần thứ 11.

Lộ diện thị trường dầu khí mới cả Nga và EU hướng tới

Ngọc Vân |

Cả Nga và EU đang hướng tới Châu Phi, nơi các nhà cung cấp dầu khí mới nổi dự kiến sẽ thay thế Mátxcơva ở Châu Âu, trong khi Nga tìm cách mở rộng đầu tư ở lục địa đen.

Châu Âu xoay sở thế nào khi không có khí đốt Nga?

Ngọc Vân |

Nga cắt khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria do hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp trong bối cảnh Châu Âu đang đau đầu về bài toán năng lượng.

Viện kiểm sát xác định Cựu Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ có vai trò chủ mưu

Anh Tú |

Ngày 15.2, TAND TPHCM tiếp tục phần tranh luận giữa Viện kiểm sát (VKS) TPHCM và các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ.

Đà Nẵng tập trung xây dựng tiềm lực phòng thủ vững chắc

THÙY TRANG |

Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương - đề nghị Đà Nẵng tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ thành phố thực sự vững chắc, có độ tin cậy cao, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài theo chủ trương, quan điểm chủ động chuẩn bị từ sớm, từ xa, toàn diện.

Các bộ cần lắng nghe doanh nghiệp khi sửa nghị định về xăng dầu

Anh Tuấn |

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong thời gian vừa qua, để đứt gãy thị trường quan trọng như xăng dầu và việc các bộ đẩy trách nhiệm cho nhau, điều này cần phải rút kinh nghiệm.

Thời điểm không khí lạnh suy yếu dần, nắng ấm quay lại miền Bắc

AN AN |

Theo nhận định của cơ quan khí tượng, từ ngày 17.2 không khí lạnh hoạt động với cường độ ổn định, thời tiết miền Bắc chuyển trạng thái nắng ấm, nhiệt độ tăng dần.

WHO họp khẩn tìm vaccine cho virus cực nguy hiểm vừa bùng phát

Khánh Minh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hy vọng sẽ thử nghiệm vaccine phòng ngừa Marburg - loại virus cực kỳ nguy hiểm có tỉ lệ tử vong khoảng 50%.

Tổng thống Biden công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraina

Thanh Hà |

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraina trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraina bước sang tuần thứ 11.

Lộ diện thị trường dầu khí mới cả Nga và EU hướng tới

Ngọc Vân |

Cả Nga và EU đang hướng tới Châu Phi, nơi các nhà cung cấp dầu khí mới nổi dự kiến sẽ thay thế Mátxcơva ở Châu Âu, trong khi Nga tìm cách mở rộng đầu tư ở lục địa đen.

Châu Âu xoay sở thế nào khi không có khí đốt Nga?

Ngọc Vân |

Nga cắt khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria do hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp trong bối cảnh Châu Âu đang đau đầu về bài toán năng lượng.