"Loa phường" ở Nhật Bản

Thanh Hà |

Nhật Bản có nguy cơ cao trước các thảm họa thiên nhiên như động đất và sóng thần, cũng như các vụ tai nạn hạt nhân và các cuộc tấn công tên lửa. Nước này có hệ thống loa được trang bị ở hầu khắp các vùng miền nhằm phát đi thông tin cảnh báo nhanh nhất đến với người dân.

Hệ thống cảnh báo cả nước

Hệ thống cảnh báo thiên tai trên toàn quốc được Nhật Bản lắp đặt cách đây khoảng 60 năm sau trận động đất Niigata năm 1964. Chúng được liên kết với hệ thống quốc gia có thể truyền cảnh báo khắp đất nước: Hệ thống cảnh báo sớm dựa trên vệ tinh J-Alert.

Tháng 2.2007, Cơ quan Quản lý Thảm họa và Hỏa hoạn của chính phủ Nhật Bản đã ra mắt J-Alert, hệ thống dựa trên vệ tinh cho phép chính quyền địa phương truyền tải các thông điệp cảnh báo trực tiếp đến các phương tiện truyền thông và người dân địa phương.

Hệ thống này được thử nghiệm ở thành phố Kobe, nơi trải qua động đất mạnh năm 1995 khiến gần 6.500 người thiệt mạng. J-Alert bắt đầu truyền thông tin khẩn cấp về động đất ​​khắp Nhật Bản vào tháng 10.2007.

Trang Centre For Public Impact chỉ ra, J-Alert là hệ thống dựa trên vệ tinh cho phép các cơ quan chức năng nhanh chóng phát các cảnh báo đến các phương tiện truyền thông địa phương và người dân trực tiếp thông qua một hệ thống loa phóng thanh.

Theo các quan chức Nhật Bản, mất khoảng 1 giây để thông báo cho các quan chức địa phương và từ 4 đến 20 giây để chuyển thông điệp đến người dân. Tất cả các cảnh báo, ngoại trừ cảnh báo thời tiết khắc nghiệt, được phát bằng 5 thứ tiếng: tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Quan thoại, Hàn Quốc và Bồ Đào Nha.

Mục tiêu của hệ thống là thông tin cập nhật về thảm họa cho càng nhiều công dân Nhật Bản càng tốt qua loa phát thanh, đặc biệt là trong trường hợp động đất và phóng tên lửa.

Các báo động qua J-Alert cung cấp cho công dân hướng dẫn sơ tán hoặc khuyến nghị từ chính quyền địa phương, cảnh báo lũ lụt và báo cáo phóng xạ sau tai nạn hạt nhân, cũng như tình trạng đường sá và tình trạng hệ thống giao thông. Hệ thống cũng cung cấp thông tin công khai về nơi trú ẩn và thông tin sơ tán khác trong một thời gian nhất định sau thảm họa lớn.

Khung giờ cố định, dấu hiệu nhận biết rõ ràng

Theo thông tin trên website của thành phố Fujiyoshida, mỗi khu phố được trang bị hệ thống thông báo bằng loa lớn được sử dụng để cảnh báo người dân trong trường hợp khẩn cấp và thông báo trong toàn thành phố.

Hệ thống được sử dụng thường xuyên cho các thông báo về việc hạn chế vào khu vực tự vệ trong những ngày cuối tuần, nhìn thấy gấu hoặc thông báo về người mất tích. Thông báo thường bắt đầu và kết thúc bằng một tiếng chuông báo đặc trưng và được lặp lại 2 lần.

Đôi khi, hệ thống loa thông báo diện rộng được gọi là bonsai-musen này cũng được dùng cho các sự kiện như tưởng niệm các nạn nhân sóng thần, bom nguyên tử. Sự kiện kiểu này được gọi là mokutou và sẽ có tiếng còi báo động kéo dài liên tục trong một phút. Trong trường hợp kiểm tra hệ thống bằng còi báo động, sẽ có thông báo trước.

Ảnh: Alice Gordenker
Hệ thống loa thông báo diện rộng ở Nhật Bản được gọi là bonsai-musen. Ảnh: Alice Gordenker

Trên blog của Michael Gakuran, một người nước ngoài sống ở Nhật Bản, đã chia sẻ cảm nhận về bản nhạc lúc 5h chiều được phát ra bằng loa phóng thanh ở nhiều đô thị và khu nhà của Nhật Bản. Michael Gakuran cho hay, bản nhạc có tên "5pm Chime" hay chính thức hơn "Mạng liên lạc vô tuyến quản lý thảm họa thành phố".

Trong thông báo thường có phiên bản không lời của "Yuyaku Koyake" - một bài hát dân gian của trẻ em Nhật Bản có từ năm 1919. Bản nhạc này được sử dụng như một biện pháp kiểm tra an toàn hàng ngày để đảm bảo hệ thống phát sóng và loa hoạt động chính xác. Thông báo bằng loa này thay đổi theo mùa và theo từng địa phương. Nhìn chung, bản nhạc thường được phát sóng trong khoảng từ 4-6 giờ chiều.

Tang Amusingplanet xác nhận, tại Nhật Bản, loa phát thanh được kiểm tra theo cách thức đặc biệt: Phát ra các bản nhạc dân gian khác nhau. Chương trình phát sóng hàng ngày này thường được gọi là goji no chaimu (tiếng chuông 5 giờ chiều).

Chính quyền địa phương sẽ quyết định âm nhạc được sử dụng vào khung giờ này. Những lựa chọn phổ biến nhất là các bài cho trẻ em như Yuyake Koyake (Bầu trời hoàng hôn), Kaero kaero to (Về nhà, về nhà) và Akatonnbo (Chuồn chuồn đỏ). Cũng có địa phương chọn phát sóng nhạc nước ngoài như: "Moon River", "Colonel Bogey March"...

Thời gian thử nghiệm hệ thống loa cũng khác nhau tùy theo địa phương nhưng 5 giờ chiều là khung giờ phổ biến nhất. Cũng có địa phương chọn giờ buổi trưa hoặc một số nơi khác có 2 khung giờ phát sóng mỗi ngày (vào buổi trưa và 6 giờ tối).

Những cuộc kiểm tra diễn ra thường xuyên đến mức nhiều người Nhật đã lên lịch trình hàng ngày theo âm thanh này. Với một nhân viên văn phòng, giờ phát sóng loa công cộng báo hiệu kết thúc một ngày làm việc. Với trẻ em, đó là lời nhắc trở về nhà trước khi trời tối.

Một số địa phương cũng sử dụng hệ thống loa bosai musen như một hệ thống thông báo công khai, điểm tin tức địa phương, thông báo các sự kiện sắp xảy ra, sinh tử...

Theo Amusingplanet, nhiều địa phương cũng gây ra những phiền toái trong sử dụng hệ thống loa như phát câu "Chào buổi sáng" cứ mỗi 7 giờ sáng ở một thị trấn thuộc tỉnh Ishikawa. Thị trấn này cũng phát nhiều chương trình trong ngày để nhắc nhở người dân về trách nhiệm xã hội: Vứt rác đúng quy định, cách đăng ký khám sức khỏe... 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội lý giải về loa phường công nghệ số

Tô Thế |

Trong Kế hoạch 200 về thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn mà Hà Nội vừa ban hành, đến năm 2025, thành phố sẽ thiết lập mạng lưới truyền thanh đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư theo công nghệ số… thay thế cho hệ loa phường truyền thống trước đây.

Hãy lắp loa phường chất lượng!

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội đặt mục tiêu sẽ có hệ thống truyền thanh (loa phường) hoạt động đến thôn, tổ dân phố trong thời gian tới. Theo ý kiến một số người dân, họ hy vọng sẽ được nghe những thông tin chất lượng từ hệ thống này.

Hà Nội: "Loa phường là một kênh không thể thay thế"

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Theo Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, hệ thống loa phường khác với những loại hình truyền thông khác và “không thể thay thế”. Tuy nhiên, thành phố sẽ điều chỉnh cho phù hợp về thời lượng và tần suất phát loa.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Hà Nội lý giải về loa phường công nghệ số

Tô Thế |

Trong Kế hoạch 200 về thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn mà Hà Nội vừa ban hành, đến năm 2025, thành phố sẽ thiết lập mạng lưới truyền thanh đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư theo công nghệ số… thay thế cho hệ loa phường truyền thống trước đây.

Hãy lắp loa phường chất lượng!

LƯƠNG HẠNH |

Hà Nội đặt mục tiêu sẽ có hệ thống truyền thanh (loa phường) hoạt động đến thôn, tổ dân phố trong thời gian tới. Theo ý kiến một số người dân, họ hy vọng sẽ được nghe những thông tin chất lượng từ hệ thống này.

Hà Nội: "Loa phường là một kênh không thể thay thế"

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Theo Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, hệ thống loa phường khác với những loại hình truyền thông khác và “không thể thay thế”. Tuy nhiên, thành phố sẽ điều chỉnh cho phù hợp về thời lượng và tần suất phát loa.