Lộ diện các nước vẫn mua nhiên liệu nhiều nhất từ Nga

Ngọc Vân |

Nga đang xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch với số lượng lớn và nhiều nước vẫn nhập khẩu những loại nhiên liệu này.

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga và lệnh cấm nhập khẩu, Nga đã xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trị giá 97,7 tỉ USD trong 100 ngày đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraina, trung bình 977 triệu USD mỗi ngày - theo trang Energy.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA), các nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Nga từ ngày 24.2 đến 4.6 theo thứ tự là: Trung Quốc, Đức, Italia, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc, Bulgaria, Bỉ, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Áo, Romania, Anh, Slovakia, Estonia, Ai Cập.


"Vàng đen" của Nga

Thị trường năng lượng toàn cầu đã chứng kiến ​​một số cú sốc theo chu kỳ trong vài năm qua.

Việc đầu tư vào dầu khí ở thượng nguồn giảm dần sau đó là cắt giảm sản lượng do đại dịch gây ra dẫn đến nguồn cung giảm, trong khi người dân tiêu thụ nhiều năng lượng hơn khi các nền kinh tế mở cửa trở lại và mùa đông lạnh hơn. Do đó, nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đã tăng lên ngay cả trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, điều này làm trầm trọng thêm cú sốc thị trường.

Nga là nhà sản xuất lớn thứ ba và xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới. Trong 100 ngày chiến sự đầu tiên, dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Nga, đạt 48 tỉ USD, tương đương gần một nửa tổng doanh thu xuất khẩu. Khí đốt vận chuyển qua đường ống đạt 25,2 tỉ USD; Các sản phẩm dầu mỏ 13,6 tỉ USD; Khí tự nhiên hoá lỏng LNG 5,4 tỉ USD; Than 5 tỉ USD.

Trong khi dầu thô của Nga được vận chuyển trên các tàu chở dầu, thì một mạng lưới đường ống vận chuyển khí đốt của Nga đến Châu Âu. Trên thực tế, Nga chiếm 41% tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu vào EU, và một số quốc gia gần như chỉ phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Trong số 25,2 tỉ USD xuất khẩu qua đường ống dẫn khí, 85% được xuất sang EU.

Các nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch hàng đầu của Nga

EU chiếm 61% doanh thu xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga trong thời gian 100 ngày.

Đức, Italia và Hà Lan - các thành viên của cả EU và NATO - nằm trong số các nhà nhập khẩu lớn nhất, chỉ sau Trung Quốc.

Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất, nhập khẩu gần 2 triệu thùng dầu chiết khấu của Nga trong tháng 5 - tăng 55% so với một năm trước. Tương tự, Nga đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc.

Nhập khẩu tăng mạnh nhất đến từ Ấn Độ, mua 18% tổng lượng dầu xuất khẩu của Nga trong thời gian 100 ngày. Một lượng đáng kể dầu đến Ấn Độ được tái xuất dưới dạng các sản phẩm tinh chế sang Mỹ và Châu Âu - những quốc gia đang cố gắng độc lập với nhiên liệu của Nga.

Giảm sự phụ thuộc

Để đáp trả chiến dịch quân sự ở Ukraina, một số quốc gia đã có những biện pháp trừng phạt Nga khắc nghiệt đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm cả nhiên liệu hóa thạch.

Mỹ và Thụy Điển đã cấm hoàn toàn việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, với khối lượng nhập khẩu hàng tháng lần lượt giảm 100% và 99% trong tháng 5 so với thời điểm bắt đầu chiến dịch quân sự.

Trên phạm vi toàn cầu, khối lượng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch hàng tháng từ Nga đã giảm 15% trong tháng 5.

Một số quốc gia Châu Âu, bao gồm một số nhà nhập khẩu lớn nhất trong khoảng thời gian 100 ngày, đã cắt giảm nhiên liệu hóa thạch của Nga. Bên cạnh quyết định tập thể của EU nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga, một số quốc gia cũng đã từ chối cơ chế thanh toán bằng đồng rúp của quốc gia này, dẫn đến việc giảm nhập khẩu.

Việc cắt giảm nhập khẩu có thể sẽ tiếp tục. EU gần đây đã thông qua gói trừng phạt thứ 6 chống lại Nga, cấm hoàn toàn đối với tất cả các sản phẩm dầu thô qua đường biển của Nga. Lệnh cấm, bao gồm 90% lượng dầu nhập khẩu của EU từ Nga, có hiệu lực đầy đủ sau khoảng thời gian từ sáu đến tám tháng để thực hiện nốt các hợp đồng hiện có.

Trong khi EU loại bỏ dần dầu của Nga, một số quốc gia Châu Âu đang phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga. Một cuộc tẩy chay toàn diện đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga cũng sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Châu Âu, do đó, việc loại bỏ hoàn toàn có thể sẽ diễn ra từ từ và tùy thuộc vào môi trường địa chính trị đang thay đổi.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động
Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc tăng tốc mua than giá rẻ của Nga

Song Minh |

Trung Quốc vẫn tăng tốc mua than của Nga bất chấp nhu cầu thấp hơn và sản lượng than trong nước cao hơn.

Nga trở thành nhà cung cấp mặt hàng chiến lược lớn nhất cho Ấn Độ

Khánh Minh |

Nga cung cấp phân bón cho Ấn Độ thấp hơn giá của Trung Quốc, Saudi Arabia, Morocco và Jordan.

Nga quyết liệt gạt phương Tây khỏi dự án dầu khí khổng lồ

Khánh Minh |

Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh tái tổ chức dự án dầu khí khổng lồ ở Viễn Đông, động thái có thể gạt phương Tây ra khỏi các thỏa thuận năng lượng quan trọng.

Nghi phạm cướp cửa hàng Thế giới di động mua súng trên mạng xã hội

Long Nguyễn |

Vĩnh Phúc - Do đánh hơn 4.000 điểm lô và thua hết số tiền đã vay nên đối tượng đã lấy khẩu súng hơi mua trên mạng xã hội để mang đi đe dọa, cướp tài sản.

Ông Park Hang-seo liệu có thành công nếu dẫn dắt tuyển Thái Lan, Indonesia?

NGUYỄN ĐĂNG |

Khi còn làm việc tại Việt Nam, VFF và VPF có thể sắp xếp, điều chỉnh lịch thi đấu các giải quốc nội để ông Park Hang-seo có điều kiện tập hợp lực lượng tốt nhất, nhưng nếu sang Thái Lan làm việc, điều đó sẽ không xảy ra.

Dịch vụ lái xe hộ đắt hàng, dân nhậu chi thêm vài trăm nghìn để "né" CSGT

Hải Danh |

Thời gian gần đây, CSGT đang đẩy mạnh công tác kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn dịch vụ thuê lái xe hộ sau khi uống rượu bia.

Nguy cơ mất trắng khi mua nhà ở xã hội qua mạng

Nguyễn Thúy |

Với giá thành thấp, nhiều người lựa chọn tìm mua nhà ở xã hội “qua tay” theo các thông tin quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên, chuyên gia pháp lý cảnh báo, mọi giao dịch nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đặc biệt trong 5 năm đầu tiên đều là vô hiệu.

EVN lo mất cân đối tài chính khi dự kiến lỗ gần 99.000 tỉ đồng

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước tính lỗ lũy kế hai năm (2022-2023) gần 99.000 tỉ đồng, có thể mất cân đối tài chính, dòng tiền, nếu giá điện không thay đổi.

Trung Quốc tăng tốc mua than giá rẻ của Nga

Song Minh |

Trung Quốc vẫn tăng tốc mua than của Nga bất chấp nhu cầu thấp hơn và sản lượng than trong nước cao hơn.

Nga trở thành nhà cung cấp mặt hàng chiến lược lớn nhất cho Ấn Độ

Khánh Minh |

Nga cung cấp phân bón cho Ấn Độ thấp hơn giá của Trung Quốc, Saudi Arabia, Morocco và Jordan.

Nga quyết liệt gạt phương Tây khỏi dự án dầu khí khổng lồ

Khánh Minh |

Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh tái tổ chức dự án dầu khí khổng lồ ở Viễn Đông, động thái có thể gạt phương Tây ra khỏi các thỏa thuận năng lượng quan trọng.