Lĩnh vực cạnh tranh mới giữa Mỹ và Trung Quốc ở châu Phi

Ngọc Vân |

Sản xuất điện trở thành lĩnh vực mới nhất trong cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở Châu Phi.

Cạnh tranh giữa hai siêu cường

Theo tờ Nikkei, đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở châu Phi đã mở rộng đáng kể, trong khi Mỹ cũng phát động một cuộc phản công để tăng ảnh hưởng trên lục địa đen.

Cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường thể hiện rõ ràng trong các lĩnh vực như dự án mở rộng thủy điện ở Nam Sudan. Ngân hàng Thế giới (WB) đã bày tỏ quan tâm đến việc tài trợ cho dự án cung cấp điện cho đất nước và tạo doanh thu từ xuất khẩu năng lượng sang các nước láng giềng. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng quan tâm đến dự án này và đã đề nghị tài trợ thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Nam Sudan - nơi chỉ có khoảng 1% trong số 12,5 triệu người được sử dụng điện, theo công ty tiện ích do nhà nước điều hành - có tiềm năng tạo ra hơn 2.500 megawatt điện từ thủy điện.

Ibrahim Magara - nhà lãnh đạo chính sách tại Trường Quản trị xuyên quốc gia ở Florence, Italy - cho biết, nếu Trung Quốc giành được dự án ở Nam Sudan, họ sẽ tăng cường ảnh hưởng trong khu vực và bổ sung một dự án năng lượng khác vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Mặt khác, nếu Mỹ thành công sẽ đánh dấu một chiến thắng đáng kể trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi.

Ryan O'Grady - Giám đốc điều hành của Kush Bank, một ngân hàng hàng đầu của Nam Sudan trong lĩnh vực năng lượng - nói rằng bất kể Mỹ hay Trung Quốc chiếm thế thượng phong, "Nam Sudan sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các mối quan hệ mạnh mẽ, đông và tây, một cách cân bằng".

Ảnh hưởng của Trung Quốc

Theo một báo cáo gần đây của Hội đồng Đại Tây Dương - tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ - các khoản đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở châu Phi cận Sahara đã tăng gấp 10 lần trong vòng 10 năm cho đến năm 2020, lên tới 14,5 tỉ USD. Điều này đã mang lại cho Bắc Kinh sự hiện diện đáng kể trong khu vực, với việc các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng các dự án điện lớn, như dự án thủy điện Mambila ở Nigeria và Đập Grand Ethiopian Renaissance ở Ethiopia.

Trung Quốc tài trợ xây Đập Grand Ethiopian Renaissance ở Ethiopia. Ảnh: Xinhua
Xây Đập Grand Ethiopian Renaissance ở Ethiopia, tháng 4.2018. Ảnh: Xinhua

Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi có thể gây ra mối đe dọa cho Mỹ - báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết, đặc biệt là khi Bắc Kinh tìm cách mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trên lục địa.

Các công ty Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận cung cấp năng lượng cho hơn 15 quốc gia châu Phi, với tổng công suất hơn 10.000 MW. Ngược lại, Mỹ mới chỉ đạt được các thỏa thuận cung cấp năng lượng cho 3 quốc gia châu Phi, với tổng công suất chỉ hơn 1.000 MW.

Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới - theo truyền thống do một người Mỹ lãnh đạo - không còn là nhà cung cấp tài chính và hỗ trợ kỹ thuật duy nhất cho các dự án phát triển ở châu Phi cận Sahara.

Từ năm 2018 đến năm 2020, WB đã giải ngân khoảng 34 tỉ USD cho khu vực này, ít hơn khoản đầu tư và xây dựng của Trung Quốc, được Hội đồng Đại Tây Dương ước tính vào khoảng 54 tỉ USD trong giai đoạn đó.

Mỹ đã phản ứng bằng việc tìm cách tăng khả năng tiếp cận với trữ lượng dầu và khí đốt của châu Phi.

Năm 2020, Washington đưa ra sáng kiến ​​Thịnh vượng Châu Phi, nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư vào lục địa này. Kế hoạch này bao gồm việc tập trung vào năng lượng, Mỹ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ cho các dự án năng lượng trong khu vực.

Sau đó vào năm 2022, Washington đã khởi động Diễn đàn Năng lượng Mỹ - châu Phi, tập hợp các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành năng lượng để thảo luận về cách mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng.

Tuy nhiên, một số người nghi ngờ rằng các đề xuất đầu tư của Mỹ sẽ thực sự được thực hiện. Kai Xue, một chuyên gia về châu Phi ở Bắc Kinh, cho biết: “Mỹ đã nói về điện ở châu Phi trong một thời gian dài, nhưng tôi đồ rằng Mỹ sẽ “cạnh tranh” về năng lượng ở châu Phi bằng cách chỉ ra những thiếu sót trong các dự án của Trung Quốc”.

Trong khi đó, sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng ở châu Phi đặt ra những câu hỏi hóc búa cho chính nước này đối với các quốc gia mà họ đầu tư. Chúng bao gồm những lo ngại về tính bền vững của công nợ, tác động môi trường.

Đồng thời, cả Trung Quốc và Mỹ đã bị lôi kéo vào các vấn đề an ninh và căng thẳng chính trị ở các nước châu Phi.

Tại Ethiopia, việc xây dựng Đập Grand Ethiopian Renaissance do Trung Quốc tài trợ đã gây ra bế tắc ngoại giao với Ai Cập về việc chia sẻ nguồn nước từ sông Nile. Mỹ đã cố gắng làm trung gian hòa giải giữa các quốc gia nhưng điều này khiến Ethiopia hạ cấp quan hệ với đồng minh quân sự cũ của mình.

Cách Mozambique hàng nghìn kilomet về phía nam, lực lượng nổi dậy Hồi giáo đã nhiều lần trì hoãn việc khởi động khoản đầu tư trị giá hàng tỉ USD vào khí hóa lỏng của công ty Pháp TotalEnergies.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Mỹ cảnh báo Nga không đụng đến công nghệ Mỹ ở nhà máy hạt nhân Ukraina

Ngọc Vân |

Mỹ có công nghệ hạt nhân nhạy cảm tại một nhà máy điện hạt nhân Ukraina và cảnh báo Nga không được đụng đến.

Mỹ bắt đầu khủng hoảng tín dụng

Ngọc Vân |

Cuộc khủng hoảng tín dụng đã bắt đầu ở Mỹ, theo chiến lược gia trưởng của Ngân hàng Phố Wall.

Mỹ thừa nhận khó sử dụng dự trữ ngoại hối Nga bị đóng băng

Khánh Minh |

CNN đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Washington đang thảo luận với các đối tác về cách sử dụng dự trữ ngoại hối Nga bị đóng băng nhưng thừa nhận có những hạn chế pháp lý nhất định.

Hà Nội: Cảnh sát cải trang chặn bắt nhiều "báo đêm"

Tô Thế |

Hà Nội - Thời gian qua trên các tuyến phố trung tâm Hà Nội liên tục xuất hiện nhiều nhóm thanh niên điều khiển phương tiện với tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng, cầm theo hung khí gây mất an ninh trật tự, nguy hiểm cho người đi đường. Trước tình hình đó, các tổ cảnh sát hóa trang được bố trí để tiếp cận, chặn bắt những đối tượng này.

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Đà Nẵng

Nguyễn Linh |

Sáng 22.4, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đã bắt giữ được đối tượng cướp ngân hàng tại Đà Nẵng ngày 20.4 vừa qua.

Nữ sinh phải điều trị tâm lý do bạo lực học đường

Thanh Hằng |

“Em sợ phải đi học, em thu mình lại một góc, không dám tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thậm chí em còn phải đi điều trị tâm lý vì mắc bệnh trầm cảm. Hiện tại, em vẫn không thể nào quên được quãng thời gian khủng khiếp đó” - tâm sự của nữ sinh từng là nạn nhân của bạo lực học đường.

Hà Nam: Dân khốn khổ vì cầu xây xong gần chục năm, đường vẫn chưa làm

TRUNG DU |

Hà Nam - Cầu Hợp Lý bắc qua sông Châu Giang trên Quốc lộ 38B đã được xây dựng xong từ gần chục năm nay, thế nhưng đường dẫn phía hai bên cầu vẫn chưa được hoàn thiện thi công xây dựng gây khó khăn trong việc đi lại, giao thương của nhân dân.

Khoảnh khắc ô tô tông trực diện khiến thiếu tá CSGT và 2 công nhân tử vong

NHÓM PV |

Phát hiện ôtô có biểu hiện khả nghi, cảnh sát giao thông huyện Đức Hoà, tỉnh Long An ra tín hiệu dừng xe nhưng các đối tượng tông xe thẳng vào lực lượng chức năng khiến một thiếu tá cảnh sát giao thông và 2 công nhân tử vong.

Mỹ cảnh báo Nga không đụng đến công nghệ Mỹ ở nhà máy hạt nhân Ukraina

Ngọc Vân |

Mỹ có công nghệ hạt nhân nhạy cảm tại một nhà máy điện hạt nhân Ukraina và cảnh báo Nga không được đụng đến.

Mỹ bắt đầu khủng hoảng tín dụng

Ngọc Vân |

Cuộc khủng hoảng tín dụng đã bắt đầu ở Mỹ, theo chiến lược gia trưởng của Ngân hàng Phố Wall.

Mỹ thừa nhận khó sử dụng dự trữ ngoại hối Nga bị đóng băng

Khánh Minh |

CNN đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Washington đang thảo luận với các đối tác về cách sử dụng dự trữ ngoại hối Nga bị đóng băng nhưng thừa nhận có những hạn chế pháp lý nhất định.