Làn sóng bảo hộ lương thực ở Châu Á

Thanh Hà |

Châu Á đang chịu ảnh hưởng của làn sóng chủ nghĩa bảo hộ trong những tháng gần đây, với việc một số nước ban hành hạn chế xuất khẩu với nhiều mặt hàng, từ dầu cọ đến lúa mì, đường và thịt gà.

Lệnh cấm của Ấn Độ, Malaysia

Giá lương thực toàn cầu tăng cao khiến một số nước Châu Á tạm dừng xuất khẩu một số sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, làm dấy lên những mối lo ngại về lạm phát cao hơn. 

Có hiệu lực từ 1.6, Ấn Độ chỉ cho phép các doanh nghiệp địa phương xuất khẩu đường khi có sự cho phép đặc biệt của chính phủ. Biện pháp này được triển khai nhằm "duy trì sự sẵn có trong nước và ổn định giá đường" và sẽ có hiệu lực đến ngày 31.10 hoặc cho đến khi có thông báo mới, chính phủ Ấn Độ thông báo ngày 24.5.

Năm 2020, Ấn Độ là nước sản xuất mía đường lớn thứ 2 thế giới sau Brazil và là nước xuất khẩu đường tinh luyện lớn nhất thế giới cũng trong năm này, theo số liệu của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO).

Lệnh cấm xuất khẩu đường được Ấn Độ sau khi nước này thông báo hồi giữa tháng 5 về việc cấm xuất khẩu lúa mì. Ấn Độ vốn là nhà sản xuất lúa mì lớn thứ 2 thế giới. Giới chức Ấn Độ đang nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực trong nước khi thời tiết nắng nóng làm tăng lo ngại về năng suất cây trồng. 

Tương tự, từ 1.6, Malaysia bắt đầu hạn chế xuất khẩu thịt gà để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung trong nước và ổn định giá cả. Quyết định cấm xuất khẩu của Malaysia bao gồm toàn bộ gia cầm sống, thịt ướp lạnh, đông lạnh, các bộ phận của gà và các sản phẩm chế biến từ gà, theo tuyên bố từ Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. Malaysia chưa thông tin về thời điểm nối lại xuất khẩu. 

Người lao động Ấn Độ đang xếp những bó mía để bán tại một khu chợ ở ngoại ô Ayodhya, phía bắc bang Uttar Pradesh. Ảnh: AFP
Người lao động Ấn Độ đang xếp những bó mía để bán tại một khu chợ ở ngoại ô Ayodhya, phía bắc bang Uttar Pradesh. Ảnh: AFP

Động thái của Ấn Độ và Malaysia diễn ra vào thời điểm lạm phát lương thực toàn cầu tăng nhanh. Chỉ số giá thực phẩm chuẩn của FAO, gồm thịt, sữa, ngũ cốc, dầu thực vật và đường, ở mức 158,5 vào tháng 4, tăng 30% so với một năm trước đó. Việc tăng chỉ số giá thực phẩm phần lớn được cho là do gián đoạn nguồn cung và logistics do chiến sự Ukraina và đại dịch COVID-19 gây ra. 

Indonesia cũng thông báo ngừng xuất khẩu dầu cọ trong tháng 4 dù đã dỡ bỏ lệnh cấm vào tháng 5. 

Tăng sức ép lên giá lương thực

“Về tổng thể, tôi có thể nói rằng lệnh cấm xuất khẩu làm tăng thêm sức ép lên giá lương thực” - Priyanka Kishore, nhà kinh tế tại Oxford Economics, chia sẻ với Nikkei. 

Điều này có thể thấy rõ trong mối quan hệ giữa Malaysia và Singapore. Singapore phụ thuộc vào nước láng giềng  1/3 lượng gà nhập khẩu. Người tiêu dùng ở Singapore đã đổ xô mua gà tươi tại các chợ sau thông báo của Malaysia vài ngày trước.

Với các quốc gia đang phát triển và các hộ gia đình thu nhập thấp, xu hướng tăng giá thực phẩm đặc biệt đáng lo ngại. “Tình trạng khan hiếm lương thực hoặc mức giá không thể mua được, đặc biệt là với các quốc gia nghèo, sẽ khiến lạm phát tăng và gây bất ổn xã hội nhanh hơn nhiều so với giá dầu tăng. Chúng ta có thể sẽ thấy nhiều chủ nghĩa dân tộc lương thực hơn trong năm nay" - Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda, cảnh báo. 

Ngay từ trước chiến sự giữa Nga và Ukraina - hai nhà cung cấp ngũ cốc lớn - chủ nghĩa dân tộc lương thực đã nóng lên trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã kích hoạt chủ nghĩa bảo hộ không chỉ với thực phẩm mà còn cả những mặt hàng thiết yếu khác.

Ông Akio Shibata, chủ tịch Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên ở Nhật Bản, cho hay, giống như nhiều lĩnh vực khác, chuỗi cung ứng thực phẩm trước đây đã được toàn cầu hóa sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời vào những năm 1990. Mô hình cơ bản là sản xuất thực phẩm ở các quốc gia có chi phí thấp và vận chuyển với giá rẻ đến các quốc gia tiêu thụ.

Tuy nhiên, xu hướng này đã bị đảo ngược trong những năm gần đây do nhiều yếu tố, bao gồm tiêu thụ tăng ở những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, biến đổi khí hậu và những gián đoạn gần đây. Tất cả những yếu tố này đều đẩy giá cả lên.

Khi giá cả tăng lên, các quốc gia thay đổi lập trường để ưu tiên bảo hộ nội địa, cung cấp trong nước và xuất khẩu nếu dư thừa. Trong tương lai, chuyên gia Shibata cảnh báo, chừng nào giá cả tiếp tục tăng, các biện pháp bảo hộ có thể sẽ lan rộng ở nhiều quốc gia và nhiều loại thực phẩm khác. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Ngoại trưởng Italia cảnh báo "chiến tranh thế giới về bánh mì"

Hải Anh |

Bộ trưởng Ngoại giao Italia Luigi di Maio cảnh báo, nếu xung đột quân sự ở Ukraina không sớm kết thúc, nạn đói có thể gây ra bất ổn chính trị ở Châu Phi. 

Ông Putin: Không thể đổ lỗi cho Nga về khủng hoảng lương thực toàn cầu

Hải Anh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3.6 phủ nhận Mátxcơva ngăn chặn Kiev xuất khẩu ngũ cốc. Ông nhấn mạnh, giải pháp tốt nhất là chuyển ngũ cốc Ukraina thông qua Belarus. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể thực hiện khi nào các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ. 

Ông Putin nêu điều kiện để Nga giúp thế giới thoát khủng hoảng lương thực

Hải Anh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Italia Mario Draghi đã thảo luận về các cách giảm nhẹ cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế, trong đó Nga nhấn mạnh việc này chỉ có thể được thực hiện nếu phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Ngoại trưởng Italia cảnh báo "chiến tranh thế giới về bánh mì"

Hải Anh |

Bộ trưởng Ngoại giao Italia Luigi di Maio cảnh báo, nếu xung đột quân sự ở Ukraina không sớm kết thúc, nạn đói có thể gây ra bất ổn chính trị ở Châu Phi. 

Ông Putin: Không thể đổ lỗi cho Nga về khủng hoảng lương thực toàn cầu

Hải Anh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3.6 phủ nhận Mátxcơva ngăn chặn Kiev xuất khẩu ngũ cốc. Ông nhấn mạnh, giải pháp tốt nhất là chuyển ngũ cốc Ukraina thông qua Belarus. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể thực hiện khi nào các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ. 

Ông Putin nêu điều kiện để Nga giúp thế giới thoát khủng hoảng lương thực

Hải Anh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Italia Mario Draghi đã thảo luận về các cách giảm nhẹ cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế, trong đó Nga nhấn mạnh việc này chỉ có thể được thực hiện nếu phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.