Kịch bản Châu Âu đoạn tuyệt khí đốt Nga khả thi đến đâu?

Bảo Châu |

Chiến sự Nga - Ukraina nổ ra cùng với lời đe dọa của Nga về việc ngừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Châu Âu khiến EU có ý định cắt đứt hoàn toàn nguồn cung từ Nga trong vòng một vài năm.

Để làm được điều đó không hề dễ dàng vì khí đốt của Nga chiếm khoảng 1/3 lượng tiêu thụ của lục địa này.

Một phần quan trọng trong kế hoạch của EU là tăng cường mua khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nhà sản xuất không thuộc Nga để thay thế.

Tuy nhiên, nguồn cung LNG toàn cầu chỉ có hạn, sẽ đặt Châu Âu vào cuộc chiến cạnh tranh với các nhà tiêu thụ Châu Á, dẫn tới nguy cơ khiến giá cả tăng cao hơn và tình trạng thiếu hụt năng lượng có thể buộc các nước Châu Á chuyển sang sử dụng nhiên liệu bẩn hơn, ảnh hưởng đến các mục tiêu khí hậu.

Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là gì?

LNG được khai thác trong tự nhiên, cách xa hàng trăm, hàng nghìn kilomet so với nơi nó được sử dụng tại các nhà máy điện, nhà máy sản xuất, nhà máy lọc dầu và các hộ gia đình.

LNG được vận chuyển với chi phí tương đối rẻ bằng đường bộ thông qua các đường ống, nhưng chỉ đến được các điểm cố định.

Trong 6 thập kỷ qua, một ngành công nghiệp trị giá hàng tỉ USD đã phát triển để đóng băng khí đến âm 162 độ C, biến nó thành một chất lỏng có thể được chất lên các tàu lạnh và được gửi đi khắp thế giới.

Tại sao nguồn cung LNG không dễ dàng mở rộng?

Mặc dù một giếng khí đốt tự nhiên mới có thể được đưa vào sản xuất trong vòng vài tuần, nhưng phải mất vài năm được cấp phép, hợp đồng đất đai và hàng tỉ USD tài chính cần thiết để xây dựng một nhà máy hóa lỏng khí đốt tự nhiên hoặc một bến cảng nhập khẩu để tiếp nhận nó và chuyển đổi LNG trở lại thành khí.

Việc đóng các tàu chở dầu chuyên dụng, theo yêu cầu cũng cần có thời gian và vốn đầu tư rất lớn.

Một tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên biển. Ảnh: AFP
Một tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên biển. Ảnh: AFP

Vì vậy, trước mắt, thế giới chỉ giới hạn trong cơ sở hạ tầng LNG hiện có, gồm khoảng 40 nhà máy LNG và 150 bến nhập khẩu nằm rải rác trên toàn cầu, với khoảng 600 tàu chở dầu có thể vận chuyển qua lại, theo Liên minh Khí đốt Quốc tế.

Châu Âu có thể mua LNG từ đâu?

Sản lượng LNG toàn cầu - dẫn đầu là Mỹ, Qatar và Australia - dự kiến ​​đạt 452,8 triệu tấn vào cuối 2022, theo số liệu từ Bloomberg Intelligence.

Dựa trên lưu lượng hàng tuần, khoảng 70% lượng vận chuyển đường thủy được dành cho những khách hàng có hợp đồng dài hạn trong khi 30% còn lại đang được bán trên thị trường giao ngay toàn cầu.

Điều đó có nghĩa là khoảng 136 triệu tấn LNG trong năm nay sẽ đến tay nhà thầu trả giá cao nhất. Về lý thuyết, con số đó đủ để Châu Âu trang trải lượng nhập khẩu thiếu hụt từ Nga, tức là khoảng 160 tỉ mét khối khí đốt tự nhiên, tương đương 118 triệu tấn LNG.

Châu Âu có đủ cơ sở hạ tầng để nhập số lượng lớn LNG không?

Hiện tại, các quốc gia Châu Âu đang nhập khẩu khoảng 80 triệu tấn LNG mỗi năm.

Theo số liệu từ Bloomberg Intelligence, ở công suất tối đa, họ có thể nhập khẩu tổng cộng 145 triệu tấn, có nghĩa là có khả năng dự phòng cho khoảng 65 triệu tấn bổ sung. Vì vậy, ngay cả khi ở công suất tối đa, lượng LNG nhập khẩu sẽ chỉ đủ bao phủ một nửa lượng khí đốt từ đường ống của Nga.

Ngoài ra, các quốc gia Châu Âu sẽ cần phải thiết kế lại các tuyến đường ống và xây dựng các kết nối liên kết để chuyển khí đốt từ các bến nhập khẩu ven biển đến các trung tâm trong lục địa.

Các nhà nhập khẩu khác sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Ngay sau khi chiến sự Nga - Ukraina nổ ra, một loạt các yếu tố đã làm giảm nhu cầu của một số nhà nhập khẩu LNG lớn điển hình, giúp cho Châu Âu dễ dàng mua LNG hơn.

Bắc Á đã trải qua một mùa đông ôn hòa và những trận mưa ở Brazil đã giúp cải thiện nguồn cung năng lượng thủy điện.

Tuy nhiên, trong quý II, cuộc chiến tranh giành hàng hóa dự kiến ​​sẽ nóng lên, buộc Châu Âu phải trả giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh để đảm bảo nguồn cung.

Chiến sự ở Ukraina đã khiến giá LNG giao ngay tăng vọt và xu hướng này dự kiến ​​sẽ tiếp tục. Các nước nghèo hơn, chẳng hạn như Ấn Độ và Pakistan, ít có khả năng trả những mức giá cao hơn có thể đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng gây căng thẳng cho nền kinh tế của họ.

Giá cao hơn và khả năng tiềm ẩn tình trạng thiếu hụt đồng nghĩa với việc các dịch vụ tiện ích ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Pakistan - vốn dựa vào khí đốt nhập khẩu để tạo ra một lượng lớn điện - có thể chuyển sang các lựa chọn thay thế sử dụng nhiều carbon hơn như than đá và dầu nhiên liệu, làm gia tăng ô nhiễm và ảnh hưởng đến các nỗ lực để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Nga tự tin thần kinh thép khi Đức-EU định ngày vĩnh biệt dầu khí Nga

Ngọc Vân |

Đức và EU công bố kế hoạch xoá bỏ phụ thuộc vào dầu khí Nga trong khi Mátxcơva tự tin "thần kinh thép" hơn EU trong cuộc chiến năng lượng này.

Mỹ cấm nhập khẩu dầu khí Nga, thị trường "ngấm đòn" tức thì

Song Minh |

Tổng thống Joe Biden tuyên bố cấm nhập khẩu dầu khí Nga vào Mỹ khiến giá xăng ở thị trường này lập đỉnh hôm 8.3.

Kịch bản nào cho thế giới nếu Mỹ cấm dầu Nga

Nguyễn Hạnh |

Thông tin Mỹ tính cấm nhập khẩu dầu của Nga đã khiến giá dầu thô Brent tăng vọt lên gần 140 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Nga tự tin thần kinh thép khi Đức-EU định ngày vĩnh biệt dầu khí Nga

Ngọc Vân |

Đức và EU công bố kế hoạch xoá bỏ phụ thuộc vào dầu khí Nga trong khi Mátxcơva tự tin "thần kinh thép" hơn EU trong cuộc chiến năng lượng này.

Mỹ cấm nhập khẩu dầu khí Nga, thị trường "ngấm đòn" tức thì

Song Minh |

Tổng thống Joe Biden tuyên bố cấm nhập khẩu dầu khí Nga vào Mỹ khiến giá xăng ở thị trường này lập đỉnh hôm 8.3.

Kịch bản nào cho thế giới nếu Mỹ cấm dầu Nga

Nguyễn Hạnh |

Thông tin Mỹ tính cấm nhập khẩu dầu của Nga đã khiến giá dầu thô Brent tăng vọt lên gần 140 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008.