Khí đốt Nga đi đường vòng vào EU

Ngọc Vân |

Khí đốt Nga đang đi đường vòng vào Châu Âu thông qua Trung Quốc, theo các phương tiện truyền thông.

Khi EU cố gắng loại bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, liên minh có thể trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc, mà một số trong số đó đến từ Nga - trang DW cho hay.

Theo bài báo của Nikkei, trước mùa đông, kho dự trữ khí đốt của Châu Âu gần như đã đầy 80%, một phần nhờ xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Trung Quốc. Nga đã giảm đáng kể nguồn cung cấp khí đốt cho Châu Âu kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Trung Quốc tăng tốc xuất khẩu khí đốt

Các công ty LNG của Trung Quốc đã tăng nguồn cung cấp cho thị trường nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tăng cao.

Từ đầu năm đến nay, các công ty Trung Quốc đã bán 4 triệu tấn LNG trên thị trường quốc tế. Con số này chiếm khoảng 7% lượng tiêu thụ khí đốt của Châu Âu trong nửa đầu năm. Tập đoàn JOVO của Trung Quốc - một nhà môi giới LNG - cho biết đã bán lô hàng LNG trị giá tới 100 triệu USD cho một khách hàng Châu Âu.

Tập đoàn lọc dầu lớn nhất Trung Quốc, Sinopec Group, cũng cho hay đã chuyển LNG dư thừa ra thị trường quốc tế. Theo truyền thông địa phương, Sinopec đã bán 45 chuyến hàng LNG, tương đương khoảng 3,15 triệu tấn.

Bà Anna Mikulska từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng tại Viện Chính sách Công Baker của Đại học Rice (Mỹ) nói với DW: “Nếu Châu Âu đang mua LNG từ Trung Quốc, thì khả năng một số có thể là của Nga. Tôi không tin rằng có bất kỳ quy tắc nào về xuất xứ, cuối cùng thì vấn đề thực sự vẫn là sự dịch chuyển khối lượng từ chỗ này sang chỗ khác". Điều này có vẻ giống như việc tránh được các lệnh trừng phạt đối với Nga, mặc dù EU không trừng phạt khí đốt Nga.

Bà Mikulska nói thêm, EU không thể làm gì khác ngoài việc mua của Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng vào mùa đông. Bằng cách này, chính Trung Quốc chứ không phải Nga sẽ thu được lợi nhuận bổ sung từ việc bán lại khí đốt.

Trung Quốc mua khí đốt của Nga

Doanh số xuất khẩu khí đốt của Nga cho Trung Quốc qua đường ống đã tăng gần 65% trong 6 tháng đầu năm nay so với năm 2021. Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina, Trung Quốc đã tăng nhập khẩu năng lượng của Nga lên 35 tỉ USD từ 20 tỉ USD một năm trước đó - Bloomberg đưa tin.

Năm 2014, Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký một thỏa thuận 30 năm trị giá 400 tỉ USD để xây đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) dài 3.000km ở Nga và 5.000km ở Trung Quốc. Đường ống này đi vào hoạt động từ cuối năm 2019 và dự kiến ​​sẽ cung cấp cho Trung Quốc tới 38 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm khi đạt công suất tối đa vào năm 2025.

Đường ống dẫn khí Power of Siberia từ Nga tới Trung Quốc. Ảnh: Gazprom
Đường ống dẫn khí Power of Siberia từ Nga tới Trung Quốc. Ảnh: Gazprom

Nga cũng đang triển khai nhiều kế hoạch nhằm tăng cường xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc. Bà Mikulska giải thích, những gì Nga bán cho Trung Quốc dựa trên giá theo hợp đồng và theo bà, thỏa thuận về dự án Power of Siberia có lợi hơn với Trung Quốc, cả về mặt giá cả.

Trung Quốc sẽ phá vỡ thế độc quyền xuất khẩu của Gazprom khi bán lại khí LNG của Nga - Albrecht Rothacher, nhà ngoại giao EU và chuyên gia Đông Á, cho hay.

Không đủ cho Châu Âu

Các chuyên gia cảnh báo rằng Châu Âu không thể mong đợi các nhà cung cấp Trung Quốc bù đắp tình trạng thiếu hụt năng lượng, vì tổng lượng khí đốt mà Trung Quốc có thể xuất khẩu sang Châu Âu là hạn chế so với các nguồn khác như Nga.

Ngoài ra, khi hoạt động kinh tế hồi sinh ở Trung Quốc, tình hình sẽ đảo ngược, khiến Châu Âu phải mua khí đốt của Bắc Kinh với giá cao hơn.

Rothacher nói: “Tôi e rằng Trung Quốc vẫn chưa thực sự nằm trong tầm ngắm của EU về việc cung cấp LNG. Có thể có một số lô hàng thặng dư từ Yamal đi về phía tây đến Châu Âu, nhưng chúng tương đối nhỏ so với những gì EU cần nhập khẩu từ Na Uy, Algeria, Qatar, Ai Cập, Turkmenistan, Azerbaijan, Oman, Israel, có thể là Iran và Mỹ để bù đắp cho sự thiếu hụt của Nga, vốn vẫn không thể đoán trước được vào thời điểm hiện tại".

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Ba Lan muốn tiếp quản nhà máy lọc dầu Nga bị Đức kiểm soát

Khánh Minh |

Công ty dầu khí Ba Lan PKN Orlen muốn tiếp quản nhà máy lọc dầu PCK Schwedt của tập đoàn dầu khí Nga Rosneft mà Đức đã giành quyền kiểm soát.

Nga có khách tiềm năng mua nửa số dầu xuất khẩu để thay thế thị trường EU

Ngọc Vân |

Nga có những người mua mới tiềm năng cho một nửa số dầu xuất khẩu của mình, thay thế cho EU.

Nga công bố đường ống dẫn khí mới thay thế Nord Stream 2

Ngọc Vân |

Nga công bố thông tin chi tiết về đường ống dẫn khí đốt mới tới Trung Quốc, thay thế cho Nord Stream 2 sang Châu Âu.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ba Lan muốn tiếp quản nhà máy lọc dầu Nga bị Đức kiểm soát

Khánh Minh |

Công ty dầu khí Ba Lan PKN Orlen muốn tiếp quản nhà máy lọc dầu PCK Schwedt của tập đoàn dầu khí Nga Rosneft mà Đức đã giành quyền kiểm soát.

Nga có khách tiềm năng mua nửa số dầu xuất khẩu để thay thế thị trường EU

Ngọc Vân |

Nga có những người mua mới tiềm năng cho một nửa số dầu xuất khẩu của mình, thay thế cho EU.

Nga công bố đường ống dẫn khí mới thay thế Nord Stream 2

Ngọc Vân |

Nga công bố thông tin chi tiết về đường ống dẫn khí đốt mới tới Trung Quốc, thay thế cho Nord Stream 2 sang Châu Âu.