Khí đốt Bắc Phi có thể lấp đầy khoảng trống khí đốt Nga ở EU?

Ngọc Vân |

Các nước EU đang đẩy mạnh thương thảo với các quốc gia Bắc Phi nhằm đảm bảo nguồn cung để thay thế khí đốt Nga.

Nguồn cung khí đốt mới

Với mức dự trữ khí đốt hiện dao động trong khoảng 91-100% công suất, mùa đông sắp tới không còn giống như một kịch bản về ngày tận thế ở Châu Âu, đặc biệt là khi các tàu LNG còn đang chờ dỡ hàng ở các cảng.

Các nước Nam Âu đã rất tích cực tìm nguồn cung mới trong vài tháng qua, nhiều phái đoàn được cử đến Ai Cập và Algeria để đặt hàng khối lượng bổ sung và ký kết các hợp đồng dài hạn. Xuất khẩu LNG của Ai Cập đang bùng nổ và sẽ còn nhiều hơn nữa trong năm tới. Cairo thậm chí có kế hoạch giảm mức tiêu thụ năng lượng trong nước để tăng xuất khẩu LNG.

Algeria - nhà xuất khẩu khí đốt Bắc Phi lớn nhất cho Châu Âu - cũng đang tận dụng lợi thế này. Hết thỏa thuận khí đốt dài hạn này đến thoả thuận khác đang được đưa ra khi Tây Ban Nha, Italia và thậm chí cả Slovenia đang ký kết.

Lạc quan là điều tốt, nhưng chính trị nội bộ của Algeria dường như lại là một trở ngại lớn. Như trang tin tức năng lượng Arab Attaqa cho biết vào ngày 17.11, thỏa thuận khí đốt dài hạn dự kiến ​​giữa Algeria và Pháp một lần nữa bị thách thức bởi vấn đề chính trị. Các nguồn tin nói với Attaqa rằng, Algeria đã thông báo cho Pháp biết thỏa thuận hiện tại bị hoãn vô thời hạn.

Pháp hy vọng sẽ ký thỏa thuận trước cuối năm 2022, nhằm đối phó với việc Nga cắt nguồn cung khí đốt. Với thỏa thuận này, Paris dự kiến ​​sẽ tăng lượng nhập khẩu khí đốt hiện tại của Algeria lên khoảng 50%. Chính thức, Algeria đã hoãn các cuộc đàm phán cho đến năm 2023.

Những người trong cuộc cho biết, một trong những lý do chính khiến thỏa thuận bị trì hoãn là áp lực nội bộ của Algeria buộc Pháp phải trả giá cho việc miễn cưỡng áp dụng chế độ thị thực linh hoạt hơn cho người Algeria, đồng thời để Paris phải trả giá cho quá khứ thuộc địa của mình ở nước Bắc Phi này.

Algeria là nhà xuất khẩu khí đốt Bắc Phi lớn nhất cho Châu Âu. Ảnh: AFP
Algeria là nhà xuất khẩu khí đốt Bắc Phi lớn nhất cho Châu Âu. Ảnh: AFP

Vào tháng 8, Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã ký "Tuyên bố Algiers về quan hệ đối tác mới giữa Algeria và Pháp". Tuy nhiên, lễ kỷ niệm 60 năm độc lập của Algeria lại gây ra xích mích chính trị, khi cả hai bên đều nhấn mạnh lập trường của mình. Ảnh hưởng của Pháp ở Algeria đang suy yếu và đứng sau các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Italia. Ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc (đối tác lớn nhất của Algeria) thậm chí còn lớn hơn nhiều.

Áp lực với nguồn cung trong tương lai

Đối với Pháp, việc tiếp tục mâu thuẫn với Algeria xuất hiện không đúng lúc. Nguồn cung khí đốt trong tương lai của Châu Âu rất không an toàn, do đó, việc có thêm bất kỳ áp lực nào đối với khối lượng nhập khẩu thông thường đều được coi là rất quan trọng.

Hiện tại, công ty năng lượng Pháp ENGIE vẫn đang tiếp tục đàm phán với công ty Sonatrach thuộc sở hữu của chính phủ Algeria về khối lượng khí đốt đường ống và LNG bổ sung. Các cuộc đàm phán hiện tại dường như đang gặp trở ngại do Algeria từ chối tăng thời hạn hợp đồng (2024) và hai bên chưa thống nhất được về giá.

Các nước Châu Âu khác cũng đang mong đợi nguồn cung cấp thêm từ Algeria. Ngày 18.11, ENI - công ty dầu khí lớn của Italia - cho biết, dự kiến ​​​​dòng khí đốt từ Algeria sẽ tăng gấp đôi vào năm 2024.

Lucia Calvosa - chủ tịch hội đồng quản trị của ENI - tuyên bố rằng “khí đốt Algeria sẽ thay thế phần lớn khí đốt Nga, nguồn cung cho ENI sẽ tăng gấp đôi từ khoảng 9 tỉ mét khối lên khoảng 18 tỉ mét khối vào năm 2024. Trong số 9 tỉ mét khối bổ sung này, một phần đã đến và phần còn lại sẽ đến dần trong năm 2023".

Nhà máy lọc dầu của ENI tại Taranto, miền nam Italia, ngày 9.3.2022. Ảnh: AFP
Nhà máy lọc dầu của ENI tại Taranto, miền nam Italia, ngày 9.3.2022. Ảnh: AFP

Một tín hiệu khác đến từ Tây Ban Nha. Ngay cả khi công ty năng lượng Tây Ban Nha ENAGAS cho biết hiện tại Algeria cung cấp 21,2% khí đốt thông qua đường ống Medgaz - chiếm 20% tổng lượng tiêu thụ của Tây Ban Nha - song công ty vẫn chưa nhận được khối lượng bổ sung thực sự nào.

Kể từ cuối năm 2021, Tây Ban Nha và Algeria xung đột chính trị, liên quan đến Morocco và Mặt trận Polisario - phong trào giải phóng dân tộc của người Sahrawi (thuộc Sahara) nhằm giành quyền kiểm soát Tây Sahara, từng do Tây Ban Nha, Mauritania kiểm soát và tính đến năm 2021 nằm dưới sự cai trị của Morocco.

Trong khi đó, sự lạc quan của một số nước Châu Âu khác dựa trên những kỳ vọng chưa thành hiện thực. Nếu không có nguồn cung bổ sung, Châu Âu có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo đủ khí đốt vào năm 2023.

Algeria có thể không mang lại sự ổn định cần thiết cho thị trường khí đốt của EU và thậm chí có thể không duy trì mức cung bình thường. Trong vài tháng qua, rõ ràng là những lời hứa và hợp đồng mới của Algeria không phải là một cơ sở vững chắc để đảm bảo nguồn cung an toàn. Trong 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu khí đốt của Algeria đã giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức chỉ 36,2 tỉ mét khối.

Một số thậm chí còn lo lắng hơn về những tháng tới, khi ảnh hưởng của Nga ở quốc gia Bắc Phi này vẫn đang gia tăng. Tuần trước, Nga và Algeria đã tổ chức cuộc tập trận quân sự chung ở Địa Trung Hải. Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Algeria.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Gazprom tố Ukraina bòn rút khí đốt của Châu Âu; Kiev tăng phí với EU

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom dọa cắt khí đốt tới Châu Âu qua Ukraina vì hành động bòn rút của Kiev, trong khi Ukraina tuyên bố sẽ tăng phí trung chuyển dầu tới EU.

Ba Lan hủy án phạt hơn 6 tỉ USD với Gazprom về Nord Stream 2

Song Minh |

Ba Lan hủy án phạt 6,33 tỉ USD với tập đoàn dầu khí Nga Gazprom về đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Nắm Gazprom, Đức sẽ thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất EU?

Song Minh |

Đức, sau khi quốc hữu hóa chi nhánh của Gazprom Nga, được cho là sẽ trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất EU.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Gazprom tố Ukraina bòn rút khí đốt của Châu Âu; Kiev tăng phí với EU

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom dọa cắt khí đốt tới Châu Âu qua Ukraina vì hành động bòn rút của Kiev, trong khi Ukraina tuyên bố sẽ tăng phí trung chuyển dầu tới EU.

Ba Lan hủy án phạt hơn 6 tỉ USD với Gazprom về Nord Stream 2

Song Minh |

Ba Lan hủy án phạt 6,33 tỉ USD với tập đoàn dầu khí Nga Gazprom về đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Nắm Gazprom, Đức sẽ thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất EU?

Song Minh |

Đức, sau khi quốc hữu hóa chi nhánh của Gazprom Nga, được cho là sẽ trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất EU.