Hé lộ thân thế người mẹ của danh họa Leonardo da Vinci

Khánh Minh |

Mẹ của danh họa Leonardo da Vinci là một nô lệ bị bán sang Italia, theo một chuyên gia nghiên cứu về các nghệ sĩ thời Phục hưng.

Trong cuốn tiểu thuyết viết về người mẹ của thiên tài hội họa Leonardo - bà Caterina, học giả thời Phục hưng Carlo Vecce ghi chép lại rằng bà Caterina là người gốc Kavkaz nhưng đã bị bán làm nô lệ sang Italia.

Với tựa đề “Nụ cười của Caterina, mẹ của Leonardo”, cuốn sách được lấy cảm hứng từ một khám phá mà Carlo Vecce - giáo sư tại Đại học Naples và là chuyên gia về các hoạ sĩ lớn của châu Âu - đã thực hiện tại Cục Lưu trữ Quốc gia ở Florence vào năm 2019 trong lễ kỷ niệm 500 năm ngày mất của danh hoạ vĩ đại Leonardo da Vinci.

Tại thời điểm đó, ông Vecce tình cờ xem được một tài liệu chưa từng được công bố trước đây có niên đại 1452 và được ký bởi một người đàn ông được cho là cha đẻ của tài liệu.

Theo tài liệu này, một nô lệ tên Caterina từ giã tình nhân của mình, Monna Ginevra. Có lẽ đó là thời điểm vài tháng sau khi Leonardo da Vinci được sinh ra và sự thật là cha của Leonardo đã ký vào tài liệu, khiến giáo sư Vecce cảm thấy người phụ nữ này chính là mẹ ruột của Leonardo.

Hai năm trước đó (theo cuốn tài liệu), Ginevra đã thuê Caterina làm nhũ mẫu cho một hiệp sĩ Florentine.

Giáo sư Vecce cho biết: “Cách đây 5 năm, tôi phát hiện ra tài liệu về một nô lệ có tên Caterina và nó đã trở thành nỗi ám ảnh đối với tôi. Sau đó, tôi đã tìm kiếm và phát hiện ra các tài liệu có liên quan. Cuối cùng, tôi đã có thể tìm thấy manh mối cho những giả thuyết có thể xảy ra nhất. Chúng tôi không thể nói điều đó là chắc chắn, chúng tôi muốn tìm kiếm chân tướng và đây là giả thuyết rõ ràng nhất”.

Tài liệu đề cập tới việc nô lệ được trả tự do có xuất thân từ vùng Kavkaz thuộc Trung Á và sau đó bị bán sang Italia.

Giáo sư Vecce sẽ tiếp tục nghiên cứu những bằng chứng mà ông có được ở Mátxcơva, nơi ông tự tin rằng có thể tìm thấy nhiều tài liệu hơn nữa về việc buôn bán nô lệ ở Italia và cuộc đời của Caterina. Nhưng đại dịch COVID-19 đã cản trở hành trình tìm ra sự thật của ông, thay vào đó, ông lại trở nên “ám ảnh” với câu chuyện.

“Tôi càng phát hiện ra nhiều manh mối, câu chuyện lại càng có lý. Câu chuyện về một nô lệ bị bắt cóc năm 13 tuổi và được trả tự do ở tuổi 25, một năm sau khi Leonardo được sinh ra. Những năm tháng tươi đẹp nhất trong cuộc đời cô ấy lại trở thành những ngày tháng cùng cực nhất của một nô lệ”, giáo sư Vecce nói.

Giáo sư Carlo Vecce và cuốn sách “Il Sorriso di Caterina” (Nụ cười của Caterina) tại Villa La Loggia ở Florence, Italia, ngày 14.3.2023. Ảnh: AFP
Giáo sư Carlo Vecce và cuốn sách “Il Sorriso di Caterina” (Nụ cười của Caterina) tại Villa La Loggia ở Florence, Italia, ngày 14.3.2023. Ảnh: AFP

Sự tự do

Thiên tài hội hoạ Leonardo sinh ngày 15.4.1452 tại Anchiano, một ngôi làng gần thị trấn Vinci, vùng Anchiano, cách Florence khoảng 40 kilomet về phía tây. Tên đầy đủ của ông là Leonardo di ser Piero da Vinci, có nghĩa là “Leonardo, con trai của Piero, đến từ Vinci”.

Người ta từng đồn đoán rằng mẹ của ông là một nông dân địa phương tên là Caterina và cha ông là một công chứng viên giàu có - trích tiểu sử chính thức về cuộc đời ông được xuất bản nhân dịp kỷ niệm 500 năm ngày mất của ông vào năm 2019.

Leonardo được sinh ra ngoài giá thú và cha mẹ ông đều kết hôn với người khác sau khi ông được sinh ra, nhưng danh hoạ này đã lớn lên trong khu đất của cha để lại, nơi ông được giáo dục và đối xử như một đứa con trai hợp pháp.

Giáo sư Vecce cho biết, ông viết cuốn sách về Caterina như một cuốn tiểu thuyết lịch sử vì có quá ít thông tin về toàn bộ cuộc đời của bà nên ông không thể viết một tài liệu học thuật.

“Tôi chỉ có thể viết được 20 trang nếu tôi viết một cuốn sách mang tính hàn lâm, vì vậy tôi đã viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Tôi cảm thấy như được giải toả khi kể lại câu chuyện theo cách này” - ông chia sẻ.

Giả thuyết gây khó dễ cho các chuyên gia

Paolo Galluzzi, nhà sử học và là thành viên của Học viện Khoa học Lincei ở Rome, nói rằng giả thuyết của giáo sư Vecce là “cực kỳ hợp lý”.

“Những điều giáo sư nói đều dựa trên các tài liệu và chúng không chỉ nằm trong trí tưởng tượng” - Galluzzi cho hay.

Galluzzi nhận định, mặc dù được viết dưới dạng tiểu thuyết nhưng câu chuyện về quá khứ của Caterina được lấy cảm hứng từ “nghiên cứu học thuật” và “mang tính thuyết phục nhất từ trước đến nay”.

Ông Galluzzi nói: “Chúng tôi không có mẫu ADN của Leonardo, mẹ và cha của ông ấy, điều này rõ ràng sẽ cung cấp bằng chứng khoa học duy nhất. Chúng tôi phải dựa vào các tài liệu và những tài liệu mà Vecce đã chọn lọc là rất thuyết phục”.

Tất nhiên, không phải ai cũng đồng ý.

Martin Kemp, một học giả hàng đầu chuyên nghiên cứu về danh hoạ Leonardo và là giáo sư danh dự về lịch sử nghệ thuật tại Đại học Oxford, bày tỏ sự thận trọng trước giả thuyết của giáo sư Vecce.

Trong một tuyên bố, ông Kemp đã công nhận giáo sư Vecce là một “học giả giỏi”, nhưng nói thêm: “Thật ngạc nhiên khi giáo sư đã trình bày các tài liệu của mình với tư cách là một tài khoản ảo”.

Ông Kemp giải thích, Caterina là tên gọi chung của những nô lệ đã cải đạo sang Kitô giáo. Ông còn chỉ ra rằng Francesco del Giocondo - người đàn ông được cho là đã đặt bức tranh Mona Lisa làm bức chân dung của vợ mình, đã buôn bán nô lệ và (theo ghi chép) đã trao đổi hai bức “Caterina” trong vòng một năm.

Bất kể sự thật về danh tính mẹ thiên tài hội hoạ Leonardo là ai, giáo sư Vecce tin rằng công trình nghiên cứu về cuộc đời Leonardo da Vinci sẽ phản ánh mối quan hệ của danh hoạ với mẹ mình.

“Ý tưởng về người mẹ vẫn ở trong tim ông ấy suốt cuộc đời. Caterina là người phụ nữ duy nhất trong cuộc đời Leonardo da Vinci và ông ấy yêu nụ cười của Caterina” - giáo sư Vecce chia sẻ.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Vì sao tỉ lệ vàng là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp?

Huyền Chi |

Không chỉ trong làm đẹp, tỉ lệ vàng còn được coi là công thức tạo nên vẻ đẹp cân đối, hoàn mỹ cho kiến trúc, hội hoạ và nhiều lĩnh vực khác.

500 hình ảnh về cuộc đời và tác phẩm của Leonardo Da Vinci

Trần Thế Vinh (tổng hợp) |

Nếu độc giả muốn tìm hiểu về Leonardo da Vinci nhưng không muốn chìm trong những trang viết dày đặc thông tin tiểu sử thì "Leonardo Da Vincin: Cuộc đời và tác phẩm qua 500 hình ảnh" chính là cuốn sách bạn cần.

Vén màn bí mật tác giả bức họa "Đấng cứu thế"

Phong Lâm |

Bức họa "Đấng cứu thế" đắt nhất thế giới, trị giá 450 triệu USD được thực hiện chủ yếu bởi một trong những sinh viên của danh họa Leonardo da Vinci, theo một nhà sử học, sử gia nghệ thuật.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Vụ chuyến bay giải cứu: Bắt tạm giam thêm một giám đốc

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án liên quan đến "chuyến bay giải cứu", Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm một bị can để làm rõ hành vi "đưa hối lộ".

Người thừa kế của bà Hứa Thị Phấn sẽ thực hiện nghĩa vụ thi hành án

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 21.3, Cục Thi hành án Dân sự TPHCM cho biết, cơ quan này vừa có thông báo về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án của bà Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) cho người thừa kế của bà.

Rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại và xác định đầy đủ trong lộ trình thực hiện đối với tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu như Việt Nam đã cam kết.

Chưa tìm được nguyên vật liệu cách âm “không cháy và khó cháy" cho karaoke

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chiều 23.3, trả lời về việc hơn 400 cơ sở karaoke, vũ trường tại Quảng Ninh tiếp tục bị dừng hoạt động, đại diện Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đây là tình trạng chung của cả nước và vẫn phải đợi các bộ, ngành liên quan vào cuộc tháo gỡ.

Vì sao tỉ lệ vàng là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp?

Huyền Chi |

Không chỉ trong làm đẹp, tỉ lệ vàng còn được coi là công thức tạo nên vẻ đẹp cân đối, hoàn mỹ cho kiến trúc, hội hoạ và nhiều lĩnh vực khác.

500 hình ảnh về cuộc đời và tác phẩm của Leonardo Da Vinci

Trần Thế Vinh (tổng hợp) |

Nếu độc giả muốn tìm hiểu về Leonardo da Vinci nhưng không muốn chìm trong những trang viết dày đặc thông tin tiểu sử thì "Leonardo Da Vincin: Cuộc đời và tác phẩm qua 500 hình ảnh" chính là cuốn sách bạn cần.

Vén màn bí mật tác giả bức họa "Đấng cứu thế"

Phong Lâm |

Bức họa "Đấng cứu thế" đắt nhất thế giới, trị giá 450 triệu USD được thực hiện chủ yếu bởi một trong những sinh viên của danh họa Leonardo da Vinci, theo một nhà sử học, sử gia nghệ thuật.