Hãng năng lượng Đức tìm ra giải pháp bổ sung gấp khí đốt cho mùa đông

Thanh Hà |

Hãng Uniper của Đức đang chuẩn bị trao đổi khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà hãng lấy từ Woodside, Australia với khí đốt của Mỹ để thúc đẩy nguồn cung khí đốt cho Châu Âu nhanh hơn trong mùa đông tới.

Chiến lược hoán đổi nhanh

Chiến lược của Uniper phản ánh nỗ lực của các doanh nghiệp và chính phủ trên khắp Châu Âu về tìm kiếm các dòng khí đốt thay thế và lập kế hoạch dự phòng khí đốt cho mùa đông, do lo ngại Nga có thể ngắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt, Reuters nhận định.

Trong trường hợp thiếu nguồn cung khí đốt, Uniper có thể có sẵn hàng để cung cấp cho khách hàng ở Châu Âu. LNG Mỹ của Uniper được dành riêng cho khách hàng Châu Á và có thể đặt ở Đại Tây Dương nên giúp tăng tốc nguồn cung tiềm năng trong trường hợp chuyển cho Châu Âu.

"Uniper nỗ lực hết sức để đưa thêm hoặc chuyển hướng các chuyến hàng hóa hiện có đến Đức. Khối lượng từ Australia có thể được hoán đổi với khối lượng có nguồn gốc từ Mỹ hiện ở Đại Tây Dương và được dành cho khách hàng Châu Á tại Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản" - phát ngôn viên của công ty cho hay.

Người phát ngôn hãng nhập khí đốt Nga nhiều nhất ở Đức chia sẻ thêm: "Chúng tôi có thể sử dụng cơ sở đó trong mùa đông tới, trong trường hợp khối lượng này cần cho Châu Âu". Người phát ngôn từ chối cung cấp chi tiết về thời gian và khối lượng.

Uniper có sàn giao dịch năng lượng bán buôn lớn với phạm vi toàn cầu. Công ty của Đức có liên hệ với khách hàng ở Châu Á để có khả năng giải phóng nguồn cung, thay thế bằng khí đốt từ Woodside theo các hợp đồng cung cấp dài hạn.

“Bằng cách đổi hàng của công ty ở Australia lấy nguồn cung có nguồn gốc từ Mỹ, Uniper sẽ giảm các chuyến giao hàng bằng tàu của hãng được ít nhất 10 ngày" - Tamir Druz, giám đốc điều hành Capra Energy, một công ty tư vấn LNG, nhận định.

Theo ông, điều này không chỉ giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển, mà còn giúp Uniper giảm lượng tiêu hao và có khối lượng hàng lớn hơn một chút, khoảng 1% -2%.

Kể từ giữa tháng 6, Nga đã cắt giảm mạnh dòng chảy đến Châu Âu qua đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và hiện chỉ cung cấp 20% khối lượng khí đốt đã thỏa thuận.

Uniper và Woodside đã tăng gấp đôi hợp đồng LNG kéo dài 13 năm từ năm 2021 lên 1 triệu tấn/năm. Lượng LNG sẽ tiếp tục tăng tới 2 triệu tấn/năm từ năm 2026.

Người phát ngôn của Uniper cho hay, ngoài giúp đáp ứng nhu cầu tăng cao về LNG để thay thế khí đốt Nga trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, kế hoạch của Uniper cũng có lợi ích môi trường khi giảm khoảng cách mà tàu LNG phải di chuyển.

Tìm thêm nhà cung cấp LNG tiềm năng

Đức đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế khí đốt Nga -  nhà cung cấp chính của nước này. Đức đã tiếp cận Qatar và xem quốc gia Trung Đông này là nhà cung cấp tiềm năng, nhưng nhiều nguồn tin của Reuters tiết lộ, quá trình đàm phán đang có những trở ngại.

Theo nguồn tin của Reuters hồi tháng 5, đàm phán với Qatar có khó khăn do bất đồng liên quan đến các điều khoản chính trong hợp đồng, đáng chú ý nhất là sự khác biệt về thời gian thỏa thuận có hiệu lực. 

Ngày 11.8, RWE của Đức cho biết đang trao đổi với một số nhà cung cấp LNG tiềm năng, không chỉ có Qatar và Bắc Mỹ.

"Chúng tôi đang nói chuyện với tất cả các dạng nhà cung cấp, và chắc chắn có những quốc gia khác có năng lực xuất khẩu LNG đáng kể" - CEO Markus Krebber của RWE chia sẻ.

Ngoài Qatar và Mỹ, Australia cũng nằm trong số các nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới.

RWE đã vận chuyển 40 chuyến hàng LNG đến Châu Âu trong 6 tháng đầu năm 2022, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. RWE ít chịu ảnh hưởng của việc giảm nguồn cung khí đốt Nga so với đối thủ Uniper.

Ông Krebber nhận định, việc mở rộng các trạm LNG là chìa khóa để cải thiện nguồn cung khí đốt ở Châu Âu. Ông nói thêm rằng RWE sẽ bổ sung đầy cho các trạm LNG sau khi hoàn thiện, bao gồm một trạm nổi ​​ở Brunsbuettel, Đức, dự kiến bắt đầu hoạt động vào tháng 12.

Hồi tháng 5, RWE công bố kế hoạch mua khoảng 3 tỉ mét khối LNG mỗi năm từ năm 2027 từ Sempra Energy có trụ sở ở Mỹ.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nguồn cung dầu Nga tiếp tục giảm, EU vào thời kỳ thắt lưng buộc bụng

Thanh Hà |

Kế hoạch khí đốt khẩn cấp của EU kêu gọi các quốc gia thành viên giảm tiêu thụ khí đốt 15% có hiệu lực từ ngày 9.8. Kế hoạch yêu cầu các quốc gia thành viên giảm sử dụng khí đốt và hướng tới tích trữ trước mùa đông. Cùng ngày, giới chức Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech xác nhận dầu của Nga vận chuyển qua đường ống Druzhba đã bị dừng lại vài ngày trước đó.

Dầu Nga ngừng chảy qua đường ống lớn tới Trung Âu

Thanh Hà |

Dầu của Nga vận chuyển qua đường ống Druzhba tới Trung Âu đã bị Ukraina cho dừng lại do vấn đề thanh toán.

Số phận Nord Stream khi Siemens Đức rút hoàn toàn khỏi Nga

Song Minh |

Công ty Siemens Đức - nhà sản xuất tuabin cho đường ống dẫn khí Nord Stream - tuyên bố rút khỏi Nga hoàn toàn vào cuối năm nay.

Ông Park Hang-seo liệu có thành công nếu dẫn dắt tuyển Thái Lan, Indonesia?

NGUYỄN ĐĂNG |

Khi còn làm việc tại Việt Nam, VFF và VPF có thể sắp xếp, điều chỉnh lịch thi đấu các giải quốc nội để ông Park Hang-seo có điều kiện tập hợp lực lượng tốt nhất, nhưng nếu sang Thái Lan làm việc, điều đó sẽ không xảy ra.

Nguy cơ mất trắng khi mua nhà ở xã hội qua mạng

Nguyễn Thúy |

Với giá thành thấp, nhiều người lựa chọn tìm mua nhà ở xã hội “qua tay” theo các thông tin quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên, chuyên gia pháp lý cảnh báo, mọi giao dịch nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đặc biệt trong 5 năm đầu tiên đều là vô hiệu.

EVN lo mất cân đối tài chính khi dự kiến lỗ gần 99.000 tỉ đồng

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước tính lỗ lũy kế hai năm (2022-2023) gần 99.000 tỉ đồng, có thể mất cân đối tài chính, dòng tiền, nếu giá điện không thay đổi.

Hà Nội: Bức bối tìm nơi gửi xe khi đi viện

Minh Hạnh |

Thực trạng vỉa hè, lòng đường tại nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội bị chiếm dụng làm chỗ trông giữ xe gây bức xúc trong dư luận từ lâu, tới nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đáng nói là việc gửi xe tại khu vực các bệnh viện của thành phố cũng là một vấn đề nan giải khi việc lấn chiếm vỉa hè cũng không đáp ứng được nhu cầu.

Sụt lún phố du lịch ở Đà Nẵng: Vá chỗ này, hỏng chỗ kia

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Tình trạng sụt lún tại mặt tiền khu phố du lịch An Thượng, quận Ngũ Hành Sơn không phải là lần đầu. Địa phương cho biết đã nhiều lần nhận phản ánh của người dân, đơn vị cũng đã báo cáo các sở, ngành để yêu cầu đơn vị thi công, ban quản lý dự án khắc phục nhưng sửa xong chỗ này lại hỏng chỗ kia.

Nguồn cung dầu Nga tiếp tục giảm, EU vào thời kỳ thắt lưng buộc bụng

Thanh Hà |

Kế hoạch khí đốt khẩn cấp của EU kêu gọi các quốc gia thành viên giảm tiêu thụ khí đốt 15% có hiệu lực từ ngày 9.8. Kế hoạch yêu cầu các quốc gia thành viên giảm sử dụng khí đốt và hướng tới tích trữ trước mùa đông. Cùng ngày, giới chức Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech xác nhận dầu của Nga vận chuyển qua đường ống Druzhba đã bị dừng lại vài ngày trước đó.

Dầu Nga ngừng chảy qua đường ống lớn tới Trung Âu

Thanh Hà |

Dầu của Nga vận chuyển qua đường ống Druzhba tới Trung Âu đã bị Ukraina cho dừng lại do vấn đề thanh toán.

Số phận Nord Stream khi Siemens Đức rút hoàn toàn khỏi Nga

Song Minh |

Công ty Siemens Đức - nhà sản xuất tuabin cho đường ống dẫn khí Nord Stream - tuyên bố rút khỏi Nga hoàn toàn vào cuối năm nay.