Giá trần với dầu của Nga: Có cũng như không?

Ngọc Vân |

Việc phương Tây muốn áp giá trần với dầu của Nga được cho là sẽ không có tác dụng trong việc làm giảm doanh thu của Nga.

Giá trần: Có cũng như không?

Liên minh Châu Âu (EU) vẫn bế tắc trong cuộc họp ngày 28.11 để tìm kiếm mức giá trần đối với dầu thô Nga. Trong khi Ba Lan và các nước vùng Baltic muốn áp đặt mức giá khoảng 20-30 USD/thùng, Hy Lạp, Malta và Cyprus muốn giá trần trên 70 USD hoặc là EU có cơ chế bồi thường cho ngành vận tải biển của họ.

Ủy ban Châu Âu đề xuất mức giá trần 65-70 USD, còn Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trước đó đề nghị mức 60 USD mỗi thùng.

Hồi đầu năm, các nền kinh tế lớn nhất phương Tây đã đồng ý giới hạn giá của mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Nga là dầu mỏ và cam kết sẽ đưa ra các chi tiết vào đầu tháng 12.

Động thái này là nhằm cắt giảm dòng tiền chảy vào ngân sách phục vụ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina mà không tạo thêm căng thẳng cho kinh tế toàn cầu khi nguồn cung năng lượng bị cắt giảm hơn nữa. Nhưng khi thời hạn đến gần, các nước vẫn đang tranh cãi về mức giá trần nên là bao nhiêu.

“Ở mức giá 65-70 USD, đó là để giảm lạm phát thay vì giảm doanh thu của Nga” - bà Helima Croft, người đứng đầu chiến lược các mặt hàng thiết yếu thuộc ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, nói với CNN.

Công ty tư vấn Rystad Energy ước tính chi phí sản xuất của Nga là từ 20 đến 50 USD/thùng. Do vậy, áp giá trần 70 USD hoàn toàn không có hiệu quả, áp cũng như không.

Phản tác dụng?

Các nước muốn đạt được thỏa thuận trước ngày 5.12, khi lệnh cấm vận chuyển dầu thô Nga bằng đường biển của Châu Âu bắt đầu có hiệu lực.

Bloomberg cho hay, nếu các chính trị gia thất bại trong việc áp giá trần, các công ty EU sẽ không thể cung cấp bảo hiểm và các dịch vụ khác cho các tàu chở dầu thô của Nga và hoạt động nhập khẩu bằng đường biển vào khối sẽ chấm dứt.

Nếu họ thành công, các nước Châu Âu vẫn sẽ ngừng mua hàng từ Nga, nhưng các công ty sẽ được phép vận chuyển dầu thô của Nga trên các tàu Châu Âu và cung cấp bảo hiểm cũng như dịch vụ, miễn là hàng hóa được mua ở mức giá thấp hơn mức trần.

Nếu áp giá trần thấp hơn 70 USD có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu - nhất là nếu Nga trả đũa. Nga đã cảnh báo sẽ ngừng cung cấp dầu thô cho các quốc gia tham gia vào kế hoạch giá trần. Nếu Nga cắt giảm sản lượng nhiều hơn dự kiến, sẽ đẩy giá nhiên liệu lên cao vào lúc các nước như Mỹ, Đức và Nhật đang mong muốn kiểm soát lạm phát.

Tổng thống Putin đã cảnh báo kế hoạch áp giá trần của phương Tây sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thị trường năng lượng. Xuất khẩu dầu mỏ năm 2022 của Nga ước tính đạt 9,7 triệu thùng mỗi ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Một số nhà phân tích cho rằng mức giá trần cuối cùng sẽ ít quan trọng hơn lệnh cấm vận dầu mỏ của Châu Âu. Khối này đã mua khoảng 2,4 triệu thùng dầu thô của Nga mỗi ngày và Nga sẽ sớm phải tìm khách hàng mới.

Xuất khẩu dầu của Nga vẫn tăng

Trong khi đó, Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu của Nga bằng đường biển tiếp tục tăng trong bối cảnh trừng phạt của EU có hiệu lực trong 1 tuần nữa.

Tổng khối lượng dầu thô hàng ngày được vận chuyển từ Nga đã tăng trở lại 2,89 triệu thùng trong 7 ngày tính đến ngày 25.11.

Theo Bloomberg, khối lượng dầu thô trên các tàu đi đến Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, cộng với số lượng trên các tàu chưa hiển thị điểm đến cuối cùng, đã tăng trở lại lên mức cao mới 2,5 triệu thùng mỗi ngày trong 4 tuần tính đến ngày 25.11.

Con số này cao gấp ba lần rưỡi so với khối lượng vận chuyển trong 4 tuần ngay trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraina vào cuối tháng 2.

Các tàu chở dầu thô của Nga đang trở nên “cẩn thận hơn về điểm đến cuối cùng của họ” - Bloomberg cho hay. Khối lượng dầu thô trên các tàu rời Baltic và cho thấy điểm đến tiếp theo của họ tại Port Said hoặc kênh đào Suez (Ai Cập) được cho là đã tăng lên gần 650.000 thùng mỗi ngày.

Theo Bloomberg, có khả năng là hầu hết các tàu này sẽ bắt đầu báo hiệu các cảng của Ấn Độ sau khi chúng đi qua kênh đào Suez.

Tổng khối lượng dầu thô dự kiến ​​sẽ đến Châu Á đạt 2,3 triệu thùng/ngày trên cơ sở trung bình luân phiên trong 4 tuần, bao gồm 115.000 thùng/ngày trên các tàu chở dầu “không rõ điểm đến”. Những dữ liệu này đã thiết lập một mức cao mới cho năm nay.

Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga sang các nước Châu Âu đã giảm xuống dưới 500.000 thùng/ngày trong 28 ngày tính đến ngày 25.11. Lưu lượng đã giảm 104.000 thùng/ngày - tương đương 18% - trong 28 ngày đến ngày 18.11. Các số liệu không bao gồm các chuyến hàng đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Gazprom Nga công bố gói đầu tư lớn nhất trong 8 năm

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom công bố gói đầu tư lớn nhất trong 8 năm cho năm 2023, xác định LNG là ưu tiên hàng đầu.

NATO cảnh báo thời kỳ khó khăn phía trước với EU vì Ukraina

Ngọc Vân |

Tổng thư ký NATO thừa nhận việc ủng hộ Ukraina đang khiến chi phí sinh hoạt tăng cao ở EU.

Nga có tổn thất khi phương Tây áp giá trần dầu thô?

Ngọc Vân |

Mức giá trần đề xuất với dầu của Nga có thể quá cao để làm tổn thương Mátxcơva.

Những mẻ lưới dính đầy ốc mỡ cập làng chài Mũi Né, ngư dân kiếm tiền triệu

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Những ngày qua, ngư dân Mũi Né trúng luồng ốc mỡ nên thúng nào cập bờ cũng đầy ốc mỡ dính lưới. Mỗi ký ốc mỡ được thu mua giá khoảng 30 nghìn đồng nên thúng nào đánh được hơn 1 tạ đều kiếm được tiền triệu.

PSG đã lạc đường khi chỉ tập trung vào các siêu sao

VIỆT HÙNG |

Thất bại trước Bayern trên sân nhà trong trận lượt đi vòng 1/8 Champions League có thể khiến PSG thêm lần nữa rời khỏi cuộc đua danh hiệu từ rất sớm.

Cầu thủ nhí Thái Lan được giải cứu khỏi hang năm 2018 qua đời ở Anh

Thanh Hà |

Duangphet Phromthep, 1 trong 12 người được giải cứu khỏi hang động ngập nước ở Thái Lan sau chiến dịch kéo dài hàng tuần thu hút sự chú ý toàn cầu vào năm 2018, đã qua đời ở Anh, các quan chức Anh và Thái Lan thông báo ngày 15.2.

Ngân hàng có thể giảm lãi suất nhưng biên độ không quá lớn

Đức Mạnh |

"Việc giảm lãi suất huy động và cho vay trong thời gian sắp tới là khả thi. Đồng thời thanh khoản của nền kinh tế sẽ tiếp tục được duy trì ổn định", trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Huỳnh Minh Tuấn - nhà sáng lập CTCP FIDT - cho biết.

Tạm giữ hình sự nhiều lãnh đạo, nhân viên Trung tâm Đăng kiểm ở Đắk Lắk

Phan Tuấn |

Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự lãnh đạo, nhân viên ở Trung tâm Đăng kiểm 47-06D.

Gazprom Nga công bố gói đầu tư lớn nhất trong 8 năm

Song Minh |

Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom công bố gói đầu tư lớn nhất trong 8 năm cho năm 2023, xác định LNG là ưu tiên hàng đầu.

NATO cảnh báo thời kỳ khó khăn phía trước với EU vì Ukraina

Ngọc Vân |

Tổng thư ký NATO thừa nhận việc ủng hộ Ukraina đang khiến chi phí sinh hoạt tăng cao ở EU.

Nga có tổn thất khi phương Tây áp giá trần dầu thô?

Ngọc Vân |

Mức giá trần đề xuất với dầu của Nga có thể quá cao để làm tổn thương Mátxcơva.